Bộ đề thi thử Văn lớp 12

Bộ đề thi thử Văn lớp 12

ĐỀ 1

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

Câu 2 (3 điểm)

Có người nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói trên.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi thử Văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Câu 2 (3 điểm)
Có người nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói trên.
PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3.a
Hình tượng cây xà nu được nhà văn Nguyễn Trung Thành xây dựng trong tác phẩm “Rừng xà nu” như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên. (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục 2008)
Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Câu 3.b
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo:
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2008)
HƯỚNG DẪN 
Câu
Nội dung
1
 - Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đó che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ.
 - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7- 1954) hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
 - Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
 - “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. 
2
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói
Thân bài: 
 1. Giải thích ý nghĩa câu nói
- Cuộc sống có nhiều thứ quý giá, đặc biệt là thời gian, lời nói và cơ hội; nếu không biết tận dụng, không hiểu hết giá trị của nó thì một khi đã mất đi không thể lấy lại được
- Thời gian là ngắn ngủi, con người không thể níu giữ thời gian; thời gian là một đi không trở lại; lời nói một khi đã phát ngôn thì không thể rút lại được; cơ hội không đến lần thứ hai cho những người không biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả
 2. Bình luận:
- Câu nói đưa đến một quan niệm thiết thực về cuộc sống: mõi người chỉ sống có một lần và cuộc sống đem đến cho con người những thứ quý giá, cần phải biết tận dụng biến nó thành có ích cho đời sống mỗi người và toàn xã hội (chứng minh qua văn học và thực tế đời sống)
- Ngược lại có những người không hiểu hết giá trị của thời gian, lời nói và cơ hội để thời gian trôi vô ích, dùng lời nói làm tổ thương người khác, làm mất đI vẻ đẹp văn hoá truyền thống, để cơ hội tuột khỏi tầm tay mà không bao giờ lấy lại được (chứng minh qua văn học và thực tế đời sống)
 3. Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải sống cho hiện tại, tận dụng từng phút giây, cẩn trọng từng lời nói, nắm bắt lấy cơ hội.
C. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị câu nói.
3.a
A. Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận
B. Thân bài: 
- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu thể hiện kết cấu của tác phẩm
- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ
- Hình tượng cây xà nu được xây dựng như một nhân vật anh hùng biểu tượng của vẻ đẹp, cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các người Tây Nguyên
- Hình tượng cây xà nu còn gắn bó với đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên
C. Kết bài: 
Đánh giá chung về ý nghĩa của hình tượng
3.b
A. Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; trích dẫn đoạn thơ
B. Thân bài: 
1. Nỗi đau về cái chết bi thương của Lor-ca
- Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng có tiếng hát yêu đời, yêu tự do (hát nghêu ngao, tiếng lá xanh biết mấy)
- Hiện thân cho số phận đau thương của con người: bị phát xít bắn và sát hại dã man (bị điệu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ,..). Cái chết của Lor-ca gợi lên cái đẹp bị bạo lực tàn ác huỷ diệt (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,..)
2. Sự bất tử của Lor-ca và tiếng đàn của người nghệ sĩ
- Ca ngợi nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ (gắn với lời di chúc) 
- Niềm tiếc thương cho giá trị nghệ thuật đích thực, sức sống bất diệt của tiếng đàn (không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang)
- Hình ảnh Lor-ca trở nên trong sáng vô ngần giữa cuộc đời (giọt nước mắt vầng trăng; long lanh trong đáy giếng)
3. Nghệ thuật :
- Thể thơ tự do không dấu hiệu mở đầu, kết thúc, không dấu câu. Kết hợp thơ và nhạc, tự sự và trữ tình.
- Nghệ thuật tương phản đối lập, nhân hoá, ẩn dụ,  mang màu sắc chủ nghĩa siêu thực gần với sáng tác của Lor-ca.
C. Kết bài:
Đánh giá khái quát về đoạn thơ; sự đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của Thanh Thảo với Lor-ca
ĐỀ 2.
CÂU 1: (2.0ĐIỂM)
Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã trải qua những nghề nào? Anh (chị) hãy nêu chủ đề của truyện Thuốc (Lỗ Tấn).
CÂU 2: (3.0 ĐIỂM)
	"Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được" (trích Chiếc thuyền ngoài xa. Nguyễn Minh Châu). Bằng những hiểu biết của mình, anh (chị) hãy viết một đoạn văn 600 từ để thấy được đức hy sinh của người mẹ đối với con cái trong gia đình chúng ta
CÂU 3: (5.0 ĐIỂM)
	Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 112 - 113)
HƯỚNG DẪN 
	CÂU 1: (2 ĐIỂM)
1. Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã trải qua các nghề:
- Nghề hàng hải (Thủy sư học đường), học được 01 năm với ước mong được đi đây, đi đó nhiều nơi trên thế giới.
- Sau chuyển qua học nghề khai khoáng (Thiết lộ học đường) những mong được tìm ra nhiều mỏ quặng làm giàu cho tổ quốc.
- Học ngành Y ở Tiên Đài để mong chữa bệnh cho nhân dân nghèo như cái chết của cha ông.
- Chuyển sang làm văn nghệ để mong chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân đồng bào hơn là chữa căn bệnh về thể xác.
- Học sinh có thể kể từ 3 - 5 tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn: Chuyện cũ viết lại, Bàng hoàng, Gào thét, Thuốc...
2. Chủ đề của Thuốc:
Tác phẩm được sáng tác để ngợi ca ý chí và tinh thần cách mạng của người chiến sĩ Hạ Du, mỉa mai sự thối nát của bộ máy thống trị, đồng thời phê phấn niềm tin ngu muội, sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân Trung Quốc đương thời về phương thuốc dùng bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao. Căn bệnh và cả việc chữa bệnh kỳ quặc, phi lý đó là những hình ảnh ẩn dụ cho căn bệnh nô lệ của người dân Trung Quốc dưới ách thống trị của thực dân Phương Tây. Qua đó, tác giả gửi gắm vào câu chuyện phương thuốc nhằm đánh thức sự nhận thức về cảnh ngộ của dân tộc và đặt niềm tin vào tương lai của đất nước trong tư thế bay của con quạ ở cuối truyện.
CÂU 2: (3 ĐIỂM)
Học sinh có thể vận dụng những hiểu biết của mình và cả kinh nghiệm sống của bản thân để viết bài nghị luận xã hội.
- Người mẹ là tổ ấm của gia đình
- Người mẹ có thể hy sinh tất cả cho con cái
- Hy sinh vì hạnh phúc gia đình, chồng con
- Vận dụng những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện kể về người mẹ.
- Đã là con cái trong gia đình thì chúng ta phải biết chăm ngoan, học hành tiến bộ để người mẹ vui lòng.
- Lòng mẹ bao la như biển Thái bình, rộng lượng, bao dung và chịu đựng.
CÂU 3: (5 ĐIỂM)
Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích đoạn thơ trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh cảm nhận được nội dung và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu). Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau:
- Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu với khí thế ra quân mạnh mẽ, sôi nổi, lập những chiến công lẫy lừng;
- Niềm vui, niềm tự hào trước sức mạnh và thắng lợi to lớn của quân và dân ta;
- Khái quát: Đoạn thơ mang âm hưởng anh hùng ca. Với hình ảnh đâm chất sử thi và ngôn ngữ chọn lọc, giàu sức biểu đạt, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh Việt Bắc anh hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, biểu lộ niềm tự hào về sức mạnh dân tộc.
Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễm đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích còn sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
ĐỀ 3.
Câu 1. ( 2đ)
Hãy nếu xuất xứ và tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 2. ( 3đ).
Phân tích những nét nổi bật làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt.
Câu 3. (3đ)
Những đứa con trong gia đình được thuật lại qua dòng hồi tưởng của Việt lúc bị thương. Lối thuật chuyện này có tác gì đối với kết cấu truyện và đối với việc thể hiện các nhân vật, các tình tiết của truyện. 
HƯỚNG DẪN
Câu 1. (2đ).
- Xuất xứ.
* Vợ Nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí 1962 
* Tên truyện lúc đầu có tên là Xóm ngụ cư.
* Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay cho chúng.
* 03-1945 nạn đói khủng khiếp từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
- Tình huống truyện.
* 03-1945 người chết đầy đường
* Người sống chỉ là những bóng dật dờ lặng lẽ 
* Tràng nhặt được vợ làm cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên
+ nhiều người không hiểu chuyện gì
+ tràng có vợ không biết vui hay buồn
=> Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có một cái gì đó để bấu víu, để sống mặc dù không bình thường.
* Tràng nhặt được vợ là nhặt thêm một tai hoạ -> buồn vui lẫn lộn cười ra nước mắt.
* Nếu không có nạn đói thì Tràng làm gì có vợ => Tình huống độc đáo của truyện.
* Tình huống của hiện thực đời sống.
Câu 2. (3đ).
* Yêu cầu kĩ năng:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận ngắn với ba phần : Mở - Thân - Kết.
- Hiểu đề và có định hướng giải quyết vấn đề đúng đắn, có lí lẽ thuyết phục.
- Hạn chế lỗi diến đạt...
 * Yêu cầu kiến thức:
- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, Kim Lân đã làm nổi bật nhiều giá trị nhân bản sâu sắc.
- Tố cáo sâu sắc tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai của chúng vì đã gây ra nạn dói khủng khiếp 1945. Bóng tối và cái chết phủ xuống khắp mọi nơi. Trong hoàn cảnh ấy giá trị con người thật rẻ rúng - Người ta quên đi danh dự, và có thể theo người khác vì miếng ăn.
- Tố cáo kẻ thù. Kim Lân cũng đồng thời cũng trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nhà văn cảm động với họ, nhất là người mẹ nghèo khổ thương con mà chẳng g ... m, bình nước...Rồi nghe tiếng xe bọc thép, rồi nghĩ giặc quay trở lại. Từ đó lại ngẫm về cái chết và mối thù nhà... 
ĐỀ 4.
Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) 	Hãy giới thiệu ngắn gọn về tiểu sử và sự nghiệp văn học của tác giả Sô-lô-khốp. Nêu ba tác phẩm tiêu biểu của ông.
Câu 2: (3,0 điểm)	 Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.”
	(Trích: Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)
Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành cho chương trình đó (câu 3a hoặc câu 3 b) 
Câu 3 a: (5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn
Em hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Từ đó nêu tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.	
Câu 3 b: (5,0 điểm) Theo chương trình Nâng cao
	Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, em hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
HƯỚNG DẪN
Câu 1: (2 điểm)
Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga nổi tiếng.
Quê ở tỉnh Rô-xtốp, vùng Sông Đông.
Là nhà văn gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật vùng đất Sông Đông.
Sô-lô-khốp trực tiếp tham gia nội chiến và chiến tranh vệ quốc.
Năm 1965 ông nhận được giải Nô-bel văn học.
Tác phẩm chính: Sông Đông êm đềm ; Số phận con người ; Đất vỡ hoang.
Câu 2: (3,0 điểm)
	Cần đạt được các ý cơ bản sau:
Phải sống là chính mình, chân thật, không giả dối.
Suy nghĩ của bản thân về quan niệm đó.
Câu 3 a: (5,0 điểm)
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý sau:
Hình tượng nhân vật Tnú.
- Gan góc và táo bạo.
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Gắn bó trung thành với cách mạng, chiến đấu dũng cảm.
- Thông minh, lanh lẹ.
- Có tính kỉ luật cao. v.v..
Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: Cuộc đời Tnú thể hiện chân lý cách mạng “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, nhân dân miền Nam tất yếu phải vũ trang để tự giải phóng.
Câu 3 b:
a) Giá trị hiện thực. 
 - Số phận người lao động miền núi thời thuộc Pháp
	+ Tóm tắt cuộc đời của Mị.
	+ Tóm tắt cuộc đời của A Phủ.
 - Bộ mặt tàn bạo của bọn thống trị miền núi
	+ Biến người nông dân thành nô lệ, bằng cách cho vay nặng lãi và những hủ tục mê tín.
	+ Bộ mặt tàn bạo của cha con thống lý Pá Tra, bọn chức việc, lý dịch.
	+ Những cảnh như: xử kiện, hút thuốc phiện, cảnh hành hạ A Phủ; cảnh trói và đánh đập Mị.
b) Giá trị nhân đạo. 
 - Tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người.
- Thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động và tập trung ca ngợi những phẩm chất ấy.
- Thấu hiểu, thông cảm sâu sắc tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ, nguyện vọng của những người bị chà đạp.
ĐỀ 5.
 Câu 1: (2 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Sô-lô-khốp.
 Câu 2 ( 3 điểm) 
 Có ý kiến cho rằng : “ Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”.
Trình bày trong một bài văn ngắn ( không quá 400 chữ) ý kiến của anh (chị) về câu nói trên .
 Câu 3 ( 5 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
 Câu 3a: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 
 Câu 3b: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
HƯỚNG DẪN
Câu 1 : (2 điểm)
a/ Yêu cầu về kiến thức:
- A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn vĩ đại của Liên Xô, sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi-ô-xen-xcai-a tỉnh Rô-xtốp thuộc vùng Sông Đông.. Từ khi còn nhỏ tuổi, ông đã tích cực tham gia nhiều hoạt động của chính quyền Xô viết cách mạng.
- Năm 1922, ông chuyển lên Mat-xcơ-va, vừa làm vừa học. Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, ông trở thành phóng viên mặt trận có mặt trên nhiều chiến trường ác liệt. Sau chiến tranh, Sô-lô-khốp nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, lãnh đạo chính quyền Xô viết ở địa phương.
- Sự nghiệp : Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc với nhiều sang tác phong phú về thể loại và chủ đề.
 + Truyện ngắn xuất sắc : Truyện Sông Đông, Số phận con người.
 + Tiểu thuyết nổi tiếng : Sông Đông êm đềm,Đất vỡ hoang, Họ chiến đấu vì Tổ quốc
 + Năm 1965 ông nhận giải thưởng Nô-ben về văn học
Câu 2 :( 3 điểm)
+ Hạnh phúc là gì ? là cảm giác, cảm xúc tươi vui, khoan khoái của tinh thần con người khi thoả mãn một nhu cầu nào đó.
+ Mỗi con người, mỗi thời đại có quan niệm khác nhau về hạnh phúc
+ Đây là quan niệm đẹp, nhân bản, cao cả . ( Hạnh phúc của người khác cũng chính là hạnh phúc của mình, mang lại hạnh phúc cho người khác mình cảm thấy hạnh phúc, mang lại hạnh phúc cho nhiều người, càng nhiều người càng thấy mình hạnh phúc)
+ Cần suy nghĩ, học tập để sống và làm theo quan niệm tốt đẹp này.
 CÂU 3 : (5 điểm)
 Học sinh chỉ được chọn 1 trong 2 câu
 Câu 3a :
a. Yêu cầu về kĩ năng 
 Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu đề phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi về chính tả dùng từ và ngữ pháp
b. Yêu cầu về kiến thức
 Từ kết quả đọc hiểu tác phẩm , qua những chi tiết về người đàn bà và nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả, học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt các ý cơ bản sau:
 1, Đó là một người đàn bà có một cuộc đời nhọc nhằn lam lũ, nhẫn nhục cam chịu, một số phận bất hạnh, khổ đau cả thể xác lẫn tinh thần ( xấu, thô kệch, bị chồng đánh đập dã man tàn bạo) rất đáng thương.
 2, Đó cũng là một người đàn bà có nhiều phẩm chất đáng quý của người PNVN:
 - Tình yêu thương con vô bờ bến, biết chắt lọc niềm vui, niềm hạnh phúc từ trong đau khổ triền miên.
 - Một người phụ nữ từng trải, hiểu đời, hiểu người.
 - Một người mẹ, người vợ giàu đức hi sinh, bao dung vị tha
 3, Cảm nghĩ chung: Hình tượng người đàn bà thể hiện cái nhìn đa chiều của nhà văn đối với cuộc sống và con người. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng trĩu nặng tình yêu thương cũng như nỗi trăn trở của nhà văn về cuộc sống của con người với bao nghịch lí, bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khó khăn trắc trở.
Câu 3b
a. Yêu cầu về kĩ năng 
 Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu đề phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi về chính tả dùng từ và ngữ pháp
 b. Yêu cầu về kiến thức
 * Về nội dung :
Trên cở sở những hiểu biết về Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình , bài viết phải nêu được những ý sau :
 - Việt là cậu thanh niên vừa mới lớn nên sự vô tư và nết trẻ con 
 còn in dấu rất đậm.
 + Vô tư : phó mặc việc nhà cho chị lo toan ( lăn kềnh ra ván cười khì, bắt đom đóm, ngủquyên )
 + Trẻ con : hay tranh phần hơn với chị, không cho đồng đội biết mình có chị vì sợ mất, không sợ chết nhưng lại sợ bóng đêm và sợ ma
 => Những biểu hiện trên ở Việt, khiến cho nhân vật này hiện ra chân thật, sinh động và chiếm được cảm tình sâu sắc trong lòng người đọc.
 - Việt là người chiến sĩ hội tụ những phẩm chát lí tưởng của người anh hùng :
 + Tội ác dã man của kẻ thù đối với cha, mẹ đã tạo ra ở Việt lòng 
căm thù sâu sắc tựa ngọn lửa bỏng rát khi âm ỉ, khi bùng cháy (lúc Việt cùng chị khiêng bàn thờ má đi gởi ) đã thôi thúc Việt tòng quân dù chưa đủ tuổi, dù hoàn cảnh của Việt (người duy nhất nối dõi tông đường ) được miễn nhập ngũ 
 + Việt là một tấm gương tiêu biểu về lòng quả cảm của người lính đã nguyện xả thân để bầu trời tổ quốc mãi tươi xanh màu bình yên và tự do ( bị thương nặng nhưng Việt luôn ở trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu giết giặc )
 => Việt là khúc sông vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống của gia đình cách mạng. 
 * Về nghệ thuật :
 Trong quá trình phân tích, thí sinh cần biết kết hợp khai thác những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩn như : điểm nhìn trần thuật, cách lựa chọn các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu , ngôn ngữ đậm chất Nam bộ.để chỉ ra hiệu quả thẩm mỹ trong việc chuyển tải nội dung trên.
ĐỀ 6.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm) 
Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu 2 (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về mục đích của việc học: “Học để chung sống”.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 3a hoặc Câu 3b)
Câu 3a (5 điểm): Theo chương trình Chuẩn
Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3b (5 điểm): Theo chương trình Nâng cao
 Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ sau: 
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
..
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Trích “Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)
HƯỚNG DẪN 
Đáp án
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1
Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Nhan đề cho thấy tình cảnh trớ trêu, mâu thuẫn, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao, nhân hậu phải ẩn trong thân xác hàng thịt thô lỗ, phàm tục.
Đặt ra vấn đề: con người phải được sống là mình với những phẩm chất tốt đẹp, sống trong sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
Câu 2
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về mục đích của việc học: “Học để chung sống”.
 Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
 “Học để chung sống” là lĩnh hội, tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống để có thể chung sống tốt đẹp, hài hòa với cộng đồng.
 Kiến thức, kĩ năng có được trong quá trình học tập giúp người học giao tiếp, ứng xử thân thiện, hài hòa, vui tươi với mọi người; có thể cùng lao động; có khả năng thích ứng với những đổi thay của cuộc sống  
 Bổ sung những giá trị tốt đẹp khác mà việc học đem lại; phê phán những người không học tập kiến thức, kĩ năng dẫn đến nhiều hạn chế trong cuộc sống. 
 Luôn ý thức học tập kiến thức, kĩ năng sống để có thể chung sống tốt đẹp với mọi người. 
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn
Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
- Công việc lái đò trên sông Đà rất gian nan, cực nhọc, hiểm nguy.
- Ông lái đò là người dũng cảm, ngoan cường.
- Ông hiện lên như vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm sông nước, có tài trí và ý chí cao.
- Ông lái đò có phong thái bình tĩnh, ung dung, tài hoa.
- Khái quát, đánh giá được những vấn đề (nội dung, nghệ thuật) đã bàn luận.
3b. Theo chương trình Nâng cao: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
- Ở bình diện không gian địa lí, những cảnh quan thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Những cảnh ngộ, số phận, phẩm chất của con người Việt Nam đã làm nên những địa danh, thắng cảnh cho đất nước. Những cảnh ấy được tiếp nhận qua tâm hồn nhân dân.
- Theo thời gian lịch sử, những người dân cần cù lao động để xây dựng đất nước. Khi có ngoại xâm thì nhân dân anh dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước, sẵn sàng hi sinh cho quê hương.
- Nhân dân là người làm nên đất nước.
- Khái quát, đánh giá những vấn đề (nội dung, nghệ thuật) đã bàn luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de thi thu lop 12.doc