Bộ 20 đề ôn thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Bộ 20 đề ôn thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.

Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.

Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.

Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.

Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.

Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm."

(Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn - 2016)

1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên? (0.5 đ)

2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng? (1.0 đ)

3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở? (1.0đ)

4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ? (0.5 đ)

 

docx 85 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 31/05/2024 Lượt xem 86Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 20 đề ôn thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021
 MÔN NGỮ VĂN 12
 THỜI GIAN 120 PHÚT
 PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: 
“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm."
 (Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn - 2016)
1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên? (0.5 đ)
2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng? (1.0 đ)
3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở? (1.0đ)
4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ? (0.5 đ)
 PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ):
 “Hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.” (Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn - 2016).
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của mình về thông điệp trên.
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng “Qua hình tượng sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu”. 
Bằng những cảm nhận của mình về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021
 MÔN NGỮ VĂN 12
 THỜI GIAN 120 PHÚT
Câu
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
(3 Đ)
Đọc văn bản, trả lời:
 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên? (0.5 đ)
2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng? (1.0 đ)
3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở? (1.0đ)
4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ? (0.5 đ)
3.0 đ

1. Phương thức biểu đạt: nghị luận.
 Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
2. Biện pháp tu từ chính: Phép điệp từ ngữ/ điệp cấu trúc. Tác dụng: nhấn mạnh ý mà nhà văn muốn thể hiện, đó là vai trò của mỗi cá nhân trong việc quyết định cuộc sống của bản thân.
3. Không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở: Chỉ lối sống thiếu ý chí, lười biếng, bỏ qua những cơ hội học tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, không chịu phấn đấu để thực hiện ước mơ, sống theo lối mòn nhạt nhẽo.
4. Lời khuyên: Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình, tự xây dựng cuộc đời theo những cách sống đúng đắn mà mình lựa chọn.
0.5đ
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ

Chú ý: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được các ý trên đây.

LÀM VĂN
(7Đ)
Câu 1: Viết đoạn nghị luận khoảng 200 từ về câu: “Hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.”. (2.0đ)
2.0đ

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý chính sau đây.


Giới thiệu trích dẫn thông điệp (câu văn trên)
0,5đ

Giải thích các ý: làm những điều bạn thích tức là biết sống với những đam mê lành mạnh, đi theo tiếng nói trái tim tức là cách sống chân thật với chính bản thân mình, yêu ghét rõ ràng, sống theo cách bạn cho là mình nên sống hàm chứa ý nghĩa về việc chọn lựa cách sống đúng đắn, sống để tuổi trẻ trở nên có ý nghĩa và giá trị.
0.5 đ
Suy nghĩ: Chọn cách sống đúng đắn không chỉ đáp ứng cái tôi vị kỉ mà cần phải biết sống vì những lẽ sống cao đẹp, sống đúng trong nhân cách làm người và quan niệm về hạnh phúc chân chính.
0.5 đ

Liên hệ ngắn gọn về bản thân.
0.5đ

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Qua hình tượng sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu”. 
Bằng những cảm nhận của mình về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
5.0 đ

a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có chọn lọc và phân tích dẫn chứng hợp lý.
 b.Yêu cầu về kiến thức: Cần thuộc bài thơ Sóng. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý chính sau đây.


a.Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”.
- Giới thiệu ý kiến nhận định trong đề bài.
- Chuyển ý.
0,5 đ
b. Về nội dung: “vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu” thể hiện qua bài thơ Sóng.

- Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có một trái tim mãnh liệt và dịu dàng trong tình yêu.
- Người phụ nữ trong tình yêu luôn khao khát vươn tới những điều tốt đẹp, lớn lao để khám phá bản thân mình.
- Vẻ đẹp tâm hồn của họ thể hiện ở nỗi nhớ nhung, sự thủy chung và niềm tin trong tình yêu.
- Khát vọng tình yêu vĩnh hằng của nhà thơ là sự gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng, cuộc sống.
4.0 đ
c. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
- Thể thơ 5 chữ nhịp nhàng, giàu tính nhạc.
- Hình tượng Sóng và Em có sự gắn kết hài hòa, giàu ý nghĩa.
- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ ngữ,,, góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
0,5 đ
Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nói trên.
HẾT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Ngữ văn lớp 12
 	 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ CHÍNH THỨC	
 (Gồm 02 trang) 
I/ ĐỌC – HIỂU (3.0) Đọc đoạn trích dưới đây
 Một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, việc đó còn khó hơn cả việc cố gắng trở nên giàu có. Hãy lấy Donald Trump làm ví dụ. Bản thân ông cũng là người nghiên cứu về thành công nhưng ông lại tin rằng, niềm hạnh phúc chính là thành công. Ông từng nói: “Mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc là thước đo của thành công. Tôi có những người bạn không thật sự giàu có nhưng lại hạnh phúc hơn tôi rất nhiều. Bởi vậy, họ là người thành công hơn tôi.” Trong khi những người bạn của ông lại cho rằng, ông mới là người thành công. Điều này cho thấy, rất nhiều người coi thành công là những thứ mà bản thân họ không có được.
 Luôn tìm kiếm hạnh phúc là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người khổ sở. Nếu lấy niềm hạnh phúc làm mục tiêu thì gần như bạn đã cầm chắc thất bại. Cuộc sống và cảm xúc của con người luôn thay đổi. Niềm hạnh phúc không thể là thước đo của thành công.
***
 Tại sao tôi được tạo ra? Tất cả chúng ta đều khác nhau, không một ai trên thế giới có thể giống bạn hoàn toàn cả về tài năng, kiến thức lẫn tương lai. Vì thế, đó là lý do tại sao bạn mắc phải sai lầm trầm trọng khi cố gắng trở thành người khác và đánh mất chính mình.
Hãy xem xét một cách tổng thể về khả năng, tiểu sử bản thân, những cơ hội xung quanh bạn. Khi xác định được các yếu tố đó, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời.
 Tôi có tin vào tiềm năng của mình không? Bạn không thể bắt ép mình hành động theo một cách nào đó không phù hợp với bản thân. Nếu không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ cố gắng để khai thác tiềm năng đó. Và nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
 Hãy ghi nhớ lời khuyên của Tổng thống Theodore Rooservelt: “Hãy làm những gì bạn muốn bằng tất cả những gì bạn có ở bất cứ nơi đâu.” Nếu thực hiện được điều đó với một quan điểm kiên định thì không còn gì để mong đợi hơn.
 (John C. Maxwell- Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động- Xã hội, 2015)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Donald Trump có tác dụng gì?
Câu 2. Theo tác giả, sai lầm trầm trọng mà người ta thường mắc phải khi tìm kiếm sự thành công là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, những yếu tố nào giúp mỗi người khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng “nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công” không? Vì sao?
II/LÀM VĂN (7.0)
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về thành công.
Trang:..1....
Câu 2 (5.0 điểm)  
 Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp sông Hương ở hai chặng khác nhau:
 (1) Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
 (2) Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài còn về, còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục, 2012, tr. 198-201) 
 Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông ở hai đoạn trích này và nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
------------(HẾT)------------
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị không giải thích gì thêm.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
NĂM HỌC: 2018 - 2019
I/ ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây
 Một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, việc đó còn khó hơn cả việc cố gắng trở nên giàu có. Hãy lấy Donald Trump làm ví dụ. Bản thân ông cũng là người nghiên cứu về thành công nhưng ông lại tin rằng, niềm hạnh phúc chính là thành công. Ông từng nói ...  đòi hỏi ở người khác.
Đứa con sẽ mất đi tính tự lập và tự chủ trong cuộc sống.
LÀM VĂN Câu 1:
*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,)
*Cách giải:
❖ Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
❖ Yêu cầu về nội dung:
• Nêu vấn đề
• Giải thích vấn đề
Sống dựa dẫm là sống ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
• Phân tích, bàn luận vấn đề
- Tác hại của lối sống dựa dẫm:
+ Đối với cá nhân, lối sống này sẽ làm cho con người ngày càng lệ thuộc vào người khác, không có chính kiến cá nhân, lập trường và tư tưởng
+ Những người mang trong mình lối sống này sẽ trở thành gánh nặng của xã hội, dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội
- Nguyên nhân của lối sống dựa dẫm:
+ Do quen được người khác lo lắng và làm cho nhiều việc, được gia đình nuông chiều
+ Do chưa lười biếng, chưa nhận thức được trách nhiệm của mình đối với chính cuộc sống của mình.
+ Do chưa được giáo dục đúng cách. - Biện pháp khắc phục:
+ Mỗi cá nhân tự nhận thức lại giá trị của mình cũng như trách nhiệm của mình trong cuộc sống.
Gia đình, nhà trường cần phải rèn luyện cho con em mình lối sống tự lập, tự chủ.
• Liên hệ bản thân
Câu 2: *Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến bàn luận
-Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường,
-Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.
– Khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu gắn liền với khát vọng được hưởng một tình yêu đích thực, trường tồn: “Làm sao được tan raĐể ngàn năm còn vỗ”
* Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống. Mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu:
+ Đó là những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: “dữ dội”
– “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”.
Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”
Con sóng bất biến trong dòng chảy thời gian cũng như tình yêu luôn là điều khao khát trong trái tim tuổi trẻ.
Những bí ẩn về cội nguồn của “sóng” cũng như bí ẩn của tình yêu
Tình yêu luôn song hành cùng nỗi nhớ
Muốn tình yêu bền vững, con người cần biết vượt qua những thách thức, giới hạn và biết hoà nhập, hiến dâng, hi sinh
2 ý kiến tưởng trái chiều nhưng góp phần bổ sung cho nhau để làm nổi bật nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng”. Mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của tình yêu khiến “Sóng” trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ, trở thành lời “tự hát” của biết bao trái tim tha thiết yêu đương.
• Tổng kết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN THI NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian: 90 phút
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có lần cậu con bé nhỏ hỏi rằng: “Tại sao mọi người phải dừng trước đèn đỏ?”. Tôi vội vàng trả lời nó: “Để đảm bảo an toàn giao thông và công bằng...”. Câu trước thì trẻ con bây giờ hiểu vì ở trường chúng được học an toàn giao thông chứ câu sau thì nó vặn vẹo: Công bằng là gì hả mẹ? Là tất cả bằng nhau. Tôi nghĩ với trẻ con chỉ nên giải thích như thế là đủ. Nhưng nó hỏi lại: “Thế sao mẹ không công bằng với con và anh?”. “Gì cơ? Mẹ không công bằng lúc nào?”. Hôm qua mẹ bảo rằng: Anh lớn thì được phần nhiều, con bé thì được phần ít hơn. Trời ơi, đúng quá đi chứ, bé như con thì ăn nhiều làm sao tiêu hóa được hết [...]
Từ hôm đó, mỗi lần dừng trước đèn đỏ, nó thường lẩm bẩm đếm 18, 17, 16 ... 2, 1, 0, rồi bất ngờ nó bảo: Chỉ có đèn xanh – đèn đỏ là công bằng thôi. Ừ trẻ con nghĩ thế cũng được, nó còn nhỏ nên chẳng ai chấp, vả lại thế giới của trẻ thơ luôn nhìn mọi thứ trực diện và tưởng tượng những điều lí thú. Nó chưa biết rằng, cái đèn xanh đèn đỏ ấy không chỉ thực hiện nghĩa vụ là minh chứng cho một điều công bằng mà nó còn là nơi để người ta thử sức kiên nhẫn của con người. Chỉ vài giây thôi, có người chả chịu nổi phải cố nhoi lên, vượt đèn đỏ để sớm đi đến đích của mình nhanh hơn vài giây (đó là theo đúng nguyên lí một chiều là đi nhanh về nhanh còn thực tế thì chưa chắc). Nhưng trong cái giây “vượt biên”, con người ấy phải nhìn trước nhìn sau xem có cảnh sát giao thông, xem có ai lao vào mình không? Mọi thần kinh đều căng ra trong giây phút ấy. Khi họ vượt được rồi thì tự coi là đã thắng. Nhưng phía sau họ là những con người phải đứng chờ đợi đèn xanh thì lại nghĩ: “Đúng là hiếu thắng”. Trong cuộc sống, có biết bao người cố tình vượt đèn đỏ để đến cái đích của mình bằng mọi sự liều? Cái đích ấy là danh vọng, tiền tài, thắng thua với người bên cạnh mình... Cứ nghĩ mà xem, ai chả sốt ruột dừng trước đèn đỏ nhìn dòng người hả hê được đi ngang trước mặt... Đâu có sao, các cụ chả bảo “Sông có khúc, người có lúc”. Hiếu thắng làm con người không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi vài giây “đèn đỏ” cho bản thân mình nữa. Có lẽ trong mỗi người luôn tiềm ẩn những chiếc đèn xanh – vàng – đỏ mà người ta phải tự biết bật nó đúng lúc...
(Trích Đèn xanh – đèn đỏ, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời, tr.113 – 114, NXB Văn học, 2013) Câu 1. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? (người mẹ, đứa trẻ hay một người khác?) (nhận biết)
Câu 2. Đứa trẻ trong câu chuyện đánh giá như thế nào về đèn xanh – đèn đỏ? (thông hiểu)
Câu 3. Từ hình tượng đèn xanh – đèn đỏ, người mẹ trong đoạn trích liên tưởng đến những vấn đề gì? (thông hiểu)
Câu 4. Anh chị có đồng tình với suy nghĩ sau của người mẹ trong đoạn trích? Vì sao?
Hiếu thắng làm con người không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi vài giây “đèn đỏ” cho bản thân mình nữa. (vận dụng)
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của văn hóa giao thông trong cuộc sống. (vận dụng cao)
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
-Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, tr.108, NXB Giáo dục, 2008)
(vận dụng cao)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1:
*Phương pháp: Đọc, căn cứ vào lời người kể chuyện.
*Cách giải: Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của người mẹ.
Câu 2:
*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Đứa trẻ trong câu chuyện trên đánh giá về đèn xanh – đèn đỏ như sau: Chỉ có đèn xanh – đèn đỏ là công bằng thôi.
Câu 3:
*Phương pháp: Đọc, tìm ý, phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Từ hình tượng đèn xanh – đèn đỏ, người mẹ trong đoạn trích liên tưởng đến những vấn đề:
+Vấn đề tham gia giao thông, con người thường không chấp hành đúng hiệu lệnh của tín hiệu đèn.
+Vấn đề cuộc sống con người: sự hiếu thắng làm giảm lòng kiên nhẫn của con người.
Câu 4:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải: Đồng tình với suy nghĩ của người mẹ vì: Hiếu thắng làm con người ít suy nghĩ được mọi thứ một cách thấu đáo.
II.LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,...)
*Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Nêu vấn đề
Giải thích vấn đề
-Văn hóa giao thông nghĩa là việc ứng xử một cách đúng đắn, tuân thủ luật pháp khi tham gia giao thông.
• Phân tích, bàn luận vấn đề
-Ý nghĩa của văn hóa giao thông trong cuộc sống:
+Văn hóa giao thông sẽ giúp con người tránh được những rủi ro khi tham gia giao thông.
+Văn hóa giao thông giúp xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh.
-Làm thế nào để xây dựng văn hóa giao thông:
+Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ về văn hóa giao thông và chấp hành luật giao thông nghiêm túc.
+Giữ gìn những công trình giao thông công cộng.
+Là truyền nhân tích cực của về văn hóa giao thông.
-Phê phán những hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.
Bài học liên hệ bản thân
Câu 2: *Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.
• Phân tích đoạn thơ trên a.Bốn câu thơ đầu
Thiết tha mặn nồng vì tình nghĩa người- đi kẻ ở được trải nghiệm qua thời gian. - Kỉ niệm thứ hai được gợi lại là:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tác giả đã tái hiện một không gian Việt Bắc- nơi ta với mình từng gắn bó- với đầy đủ cây núi sông nguồn
Thiên nhiên hiện ra nhuốm màu tâm trạng của con người
b.Bốn câu thơ tiếp: câu trả lời gián tiếp trước lời ướm hỏi của người ở lại.
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
Từ láy “tha thiết” là sự luyến láy lại lời ướm hỏi của người Việt Bắc diễn tả sự đồng điệu nhớ nhung, lưu luyến
Các từ láy liên tiếp "Bâng khuâng, bồn chồn" giàu giá trị gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm hụt hẫng, bịn rịn, luyến tiếc, vương vấn, nhớ thương... đan xen cùng một lúc.
Hình ảnh “Áo chàm đưa buổi phân li” là một ẩn dụ nghệ thuật đặc sắc.
Hai chữ “phân li” đã cổ điển hóa cuộc chia tay này làm cho thời khắc tháng 10/1954 (các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô) vốn đầy màu sắc chính trị trở thành chuyện muôn đời của thi ca
Câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay đầy tính chất biểu cảm. Nhịp ngắt phá cách 3/3/2
(thông thường thơ lục bát sử dụng nhịp chẵn để tạo nên sự nhịp nhàng hài hòa) không chỉ tăng tính nhạc mà còn góp phần thể hiện sự ngập ngừng, nghẹn ngào trong giây phút chia tay.
Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng...
Tổng kết

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_20_de_on_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an_nam_ho.docx