Bài tập về lưu huỳnh

Bài tập về lưu huỳnh

Câu 1: Trộn 11,2 gam sắt với 1,6 gam lưu huỳnh thì thu được hỗn hợp rắn A. nếu cho rắn A tan hết trong V ml dung dịch HCl 1M thì thu được m gam muối và hỗn hợp khí B.

a/ Tính % khối lượng các chất trong A

b/ Tính % thể tích các chất trong B

c/ Tính m gam muối

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Fe và FeS tác dụng với m gam dung dịch H2SO4 loãng 5% thì thu được m gam muối và 0,3 mol hỗn hợp khí B.

a/ Tính % khối lượng các chất trong A

b/ Tính m gam muối

c/ Tính m gam dung dịch H2SO4 5% ban đầu (biết dùng dư 20% so với thực tế)

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3845Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về lưu huỳnh 
Câu 1: Trộn 11,2 gam sắt với 1,6 gam lưu huỳnh thì thu được hỗn hợp rắn A. nếu cho rắn A tan hết trong V ml dung dịch HCl 1M thì thu được m gam muối và hỗn hợp khí B. 
a/ Tính % khối lượng các chất trong A
b/ Tính % thể tích các chất trong B
c/ Tính m gam muối
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Fe và FeS tác dụng với m gam dung dịch H2SO4 loãng 5% thì thu được m gam muối và 0,3 mol hỗn hợp khí B. 
a/ Tính % khối lượng các chất trong A
b/ Tính m gam muối
c/ Tính m gam dung dịch H2SO4 5% ban đầu (biết dùng dư 20% so với thực tế)
Câu 3: Trộn 8,4 gam kim loại R với 4,8 gam S phản ứng vừa đủ thì thu được m gam muối sunfua. Xác định R và tính khối lượng muối sunfua
Câu 4: Trộn 7,89 gam kim loại R có hóa trị II với S phản ứng vừa đủ thì thu được 11,52 gam muối sunfua. Xác định kim loại R
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp A gồm Mg và FeS thì cần 73 gam dung dịch HCl 20% thì thu được m gam muối và V lít hỗn hợp khí B (đkc)
a/ Tính % khối lượng các chất trong A 
b/ Tính m gam muối
c/ Tính % thể tích các chất trong B
Câu 6: Trộn 3,6 gam kim loại R có hóa trị II với 0,05 mol S thì thu được hỗn hợp rắn A. Nếu cho rắn A tan hết trong HCl đư thì thu được 0,1 mol khí H2. Xác định kim loại R
Bài tập về oxi
Câu 1: Cho 7,2g Mg cháy trong 2,24 lít O2 (đkc) sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Tính % theo khối lượng các chất trong A?
Câu 2: 19,2g Cu cháy trong 2,24 lít O2 (đkc) sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Tính % theo khối lượng các chất trong A?
Câu 3: Oxi hóa hoàn toàn 23,2g hỗn hợp (Fe, Cu) bằng lượng oxi dư, sau thời gian phản ứng thu được 31,2 g hỗn hợp rắn A. Nếu cho A tan hết trong dung dịch HCl 1M thì thu được m gam muối
	a/ Tính thể tích oxi đã dùng ở đkc?
	b/ Tính thể tích HCl 1M đã dùng?
	c/ Tính khối lượng muối tạo thành?
Câu 4: Oxi hóa hoàn toàn 8,9g hỗn hợp (Mg, Zn) bằng 3,2g oxi vừa đủ, sau thời gian phản ứng thu được m g hỗn hợp rắn A.
	a/ Tính % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu?
	b/ Tính % theo khối lượng các chất trong A?
Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn 8,9g hỗn hợp (Mg, Zn) bằng V lit oxi vừa đủ (đkc), sau thời gian phản ứng thu được m g hỗn hợp rắn A, lấy hoàn toàn rắn A cho phản ứng hết với 400ml HCl 1M thì thu được m gam muối
	a/ Tính thể tích O2 (đkc)?
	b/ Tính % khối lượng các chất trong A?
	c/ Tính khối lượng muối tạo thành
Câu 6: Cho 7,5 gam hỗn hợp hai kim loại Mg, Al tác dụng hết với O2 thu được 13,1 gam chất rắn, cho hoàn toàn chất rắn trên tan trong 100ml dd HCl aM. 
	a/ Tính thể tích O2 (đkc)?
	b/ Tính nồng độ mol HCl đã dùng? 
	c/ Tính % khối lượng mỗi kim loại đã dùng?	
Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn m g hỗn hợp (Fe, Zn, Mg, Cu) bằng V lit oxi vừa đủ (đkc), sau thời gian phản ứng thu được (m + 1,6) g hỗn hợp rắn A. Cho rắn A tan hết trong 200ml HCl aM. 
	a/ Tính V lít oxi đã dùng (đkc)?
	b/ Tính a?
Câu 8: Cho 0,2 mol kim loại R có hóa trị II không đổi tác dụng với oxi thì thu được 8 gam một oxit. Xác định kim loại R
Câu 9: Cho 9,75 gam kim loại R tác dụng vừa đủ với 0,075 mol oxi thì thu được một oxit. Xác định kim loại R
Câu 10: Cho 19,5 gam kim loại R có hóa trị II tác dụng với 0,05 mol oxi thì thu được hỗn hợp rắn A. Nếu cho hỗn hợp A tan hết trong 100 ml dung dịch HCl aM thì thu được m gam muối và 0,2 mol khí H2
a/ Xác định kim loại R
b/ Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A
c/ Tính a và m gam muố
Câu 11: 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm O2 và O3. Biết khối lượng mol trung bình hỗn hợp khí B bằng 40. Tính % thể tích các khí trong B
Bài tập về H2S và SO2 tác dụng với dung dịch bazo
Bài 1: Cho hoàn toàn 200ml dd H2S 1M vào 200ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành?
Bài 2: Cho hoàn toàn 200ml dd H2S 1M vào 300ml dd KOH 1M. Tính nồng độ CM muối tạo thành?
Bài 3: Cho hoàn toàn 100ml dd H2S 1M vào 75ml dd Ba(OH)2 1M. Tính nồng độ CM muối tạo thành?
Bài 4: Cho hoàn toàn 100ml dd H2S 1M vào 150ml dd Ca(OH)2 1M. Tính nồng độ CM muối tạo thành?
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí H2S 2M vào dung dịch chứa m gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là : Na2S =7,8g, NaHS = 5,6g. Tìm Vlit? mg?
Bài 6: Cho hoàn toàn Vml dd H2S 1M vào dd Ba(OH)2 1M dư. Thu được 16,9g muối. Tính V ml dd H2S 1M?
Bài 7: Cho hoàn toàn 100ml dd H2S 1M vào 25ml dd Ca(OH)2 1M. Tính nồng độ CM muối tạo thành?
Bài 8: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 64g dd NaOH 25%thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:
Bài 9: Cho 3 lọ, mỗi lọ đều đựng 200ml dung dịch NaOH 1M. Thể tích khí SO2 được sục vào 3 lọ lần lượt là 5,6 lít; 1,68 lít và 3,36 lít (đktc). Số mol muối tạo ra ở mỗi lọ là bao nhiêu?
Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn 6,4g khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 150ml KOH 1M thu được dung dịch X.Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là:
Bài 11:: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca(OH)2 thu được dung dịch X.Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là:
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,6g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
Bài 13: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa m gam NaOH thu được dung dịch X.Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là : Na2CO3 =12,6g, NaHCO3 = 8,4g. Tìm Vlit? Mg?
Bài 14: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa m gam KOHdư thu được dung dịch X.Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là: 12,6 g. 
Bài 15: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH thu được dung dịch X.Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là:
Bài 17: Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là 
Bài tập về H2SO4 loãng
Bài 1: Cho 11,2 g hỗn hợp (Mg, Cu) tan hết trong H2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lít khí(đkc). 
	a/ Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
	b/ Tính khối lượng muối tạo thành?
Bài 2: Cho 8,9 g hỗn hợp (Mg, Zn) tan hết trong H2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lít khí(đkc). 
	a/ Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
	b/ Tính thể tích H2SO4 2M đã dùng biết dùng dư 20ml so với phản ứng?
Bài 3: Cho 4,8g Mg tác dụng với 250ml dung dịch H2SO4 10%(d= 1,176g/ml) thu được khí H2 và dung dịch A.
a/ Tính thể tích khí H2(đkc) thu được?
b/ Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A?
Bài 4: Cho 14,5 g hỗn hợp (Fe, Zn, Mg) tan hết trong H2SO4 loãng, thu được 6,72 lít khí(đkc) và dd A cô cạn dd A thu được mg muối?
	a/ Tính mg muối?
	b/ Tính V lít H2SO4 2M?
Bài 5: Cho ag hh (Mg, Ca, Fe, Zn) tan hết trong 200ml H2SO4 1M, thu 24,8 g muối và V lit khí (đkc).
	a/ Tính khối lượng hh đầu?
	b/ Tính Vlit khí (đkc)?
Bài 6: Cho hỗn hợp (Mg, Zn, Al, Fe) tác đụng hết với 200ml dd H2SO4 1M, thu được V lít khí H2 (đkc). Tính Vlit khí?
Bài 7: mg hỗn hợp (Cu,Al) tác đụng hoàn toàn với lượng oxi vừa đủ thu 13.1 g rắn A. Cho rắn A tan hết 250ml dd H2SO4 1M. Thu được dd A cô cạn ddA được muối khan. 
a/ Tính mg hỗn hợp ban đầu?
c/ Tính khối lượng muối khan?
b/ Tính % theo khối lượng mỗi chất trong A? 
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam hỗn hợp gồm MgO và Fe bằng 392 gam dung dịch H2SO4 loãng 5% thì thu được m gam muối V lít khí (đkc)
	a/ Tính m gam muối và tính V lít khí (đkc)
	b/ Tính % khối lượng Fe và MgO
Bài 9: hòa tan hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp Mg, Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng thì thu được m gam muối, 6,4 gam chất rắn không tan và 0,1 mol khí H2. Tính % khối lượng mỗi kim loại và m gam muối
Bài 10: Cho 55 g hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và Na2CO3 tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối hơi đối với hiđro là 24.Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
Bài 11: Cho 10,7 g hỗn hợp (Fe, Al, Mg) tan hết trong H2SO4 loãng, thu được V lít khí(đkc) và dd A tăng 10g cô cạn dd A thu được mg muối?
	a/ Tính V lít khí(đkc)?
	b/ Tính mg muối?
	c/ Tính V lít H2SO4 2M?
Bài tập về H2SO4 đặc
Bài 1: Cho 8,8 g hỗn hợp (Mg, Cu) tác dụng hết với H2SO4 đặc,nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (đkc) và mg muối. 
	a/ Tính % theo khối lượng mỗi kim loại?
	b/ Tính khối lượng muối?
Bài 2: Cho 19,3 g hỗn hợp gồm Zn và Cu phản ứng vừa đủ với dd H2SO4 đặc nóng thu được 6,72lit khí SO2 (đktc). 
a. Tính thành phần % (m) các chất trong hh ban đầu? 
b. Cho lượng khí SO2 thu được trên vào 225ml dd KOH 1M. Tính CM của muối thu được( coi V dd không đổi). 
Bài 3: Cho 13,9g hh Fe và Al tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lit khí SO2 (đktc) và 100 ml dd A. 
a/ Tính %m từng chất trong hh đầu.
b/ Cho dd A thu được tác dụng với 200ml dd BaCl2. Tính nồng độ mol/lit dd thu được.
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 32 gam muối và V lít khí SO2 (đkc). Tính % theo khối lượng 2 kim loại và V lít khí SO2 (đkc)
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Cu và 0,1 mol ZnO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được m gam muối và V lít khí SO2 (đkc). Tính m gam muối và V lít khí SO2 (đkc)
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu (biết tỉ lệ mol hai kim loại là 2:1) bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được m gam muối và m gam S. Tính % khối lượng 2 kim loại, m gam muối, m gam S và số mol H2SO4
Bài 7: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được a gam muối và hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol SO2 và 0,05 mol H2S. Tính số mol H2SO4 phản ứng, m gam Zn và m gam muối
Bài 8: hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được m gam muối và 0,2 mol hỗn hợp khí A gồm SO2 và H2S. biết khối lượng hỗn hợp A bằng 9,8 gam. Tính số mol H2SO4 phản ứng, m gam Fe và m gam muối
Bài 12: Cho 12g hỗn hợp (Fe,Cu) tác dụng với dd H2SO4 đ, nguội. thu được 2,24l khí SO2 (đkc). 
	a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
	b/ Nếu cho hoàn toàn lượng khí sinh ra tác dụng hết với 150ml dd KOH 1M. Tính CM muối tạo thành?
Bài 13: Cho 5,1g hỗn hợp (Al, Mg) tác dụng với dd H2SO4 đ, nguội. thu được 0,56l khí H2S(đkc). 
	a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
	b/ Nếu cho hoàn toàn lượng khí sinh ra tác dụng hết với 150ml dd NaOH 1M. Tính CM muối tạo thành?
Bài 14: Hoà tan m g hh X gồm Fe, Mg, Cu trong dd H2SO4 đ, nguội thu được 5.6g rắn không tan và Vlit khí SO2 sinh ra. Mặt khác hoàn tan 1/2m g hỗn hợp trên vào dd H2SO4 loãng dư thì thu được 3,2g chất rắn và 2,24l khí (đkc).
	a/ Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên?
	b/ Tính Vlit khí SO2 (đkc)?
Bài 16: Cho 10,38 gr hỗn hợp gồm Fe, Al và Ag chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lit khi (đkc).
Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đ, nóng dư thu được 2,912lit khí SO2 (đkc).
 Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Tap Oxi Luu Huynh.doc