Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,27. B. 5,72. C. 6,85. D. 6,48.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thì thu được sản phẩm khử duy nhất là 1,96 lít khí N2O (đktc). Kim loại R là: A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Ca.
Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,757%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 11,787%. B. 84,243%. C. 88,213%. D. 15,757%.
KIM LOAẽI PHAÛN ệÙNG VễÙI DUNG DềCH AXIT LOAẽI 1 Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,27. B. 5,72. C. 6,85. D. 6,48. Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thì thu được sản phẩm khử duy nhất là 1,96 lít khí N2O (đktc). Kim loại R là: A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Ca. Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,757%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là A. 11,787%. B. 84,243%. C. 88,213%. D. 15,757%. Câu 4: Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch X chứa HCl và CuSO4 thì xảy ra quá trình A. ăn mòn hoá học. B. ăn mòn điện hoá. C. nhận electron. D. nhường electron. Câu 5 (A-07): Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Coi thể tích dung dịch không đổi. Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 2. D. 7. Câu 6 (B-07): Cho 1,67 gam hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là A. Mg và Ca. B. Ca và Sr. C. Sr và Ba. D. Be và Mg. Câu 7: Cho 3,87gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Z và 4,368 lít H2(đktc). Phần trăm khối lượng Mg và Al trong X tương ứng là A. 37,21% Mg và 62,79% Al. B. 62,79% Mg và 37,21% Al. C. 45,24% Mg và 54,76% Al. D. 54,76% Mg và 45,24% Al. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 15,8 gam hỗn hợp Mg, Fe, Al trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là A. 20,6 B. 26,0. C. 32,6. D. 36,2. Câu 9: Hoà tan 1,19 gam hỗn hợp E gồm Al, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X và V lít khí Y (đktc). Cô cạn dung dịch X được 4,03 gam muối khan. Giá trị của V là: A. 0,224. B. 0,448. C. 0,896. D. 1,792. Câu 10: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và 32,0 gam Fe2O3 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 77,7. B. 70,6. C. 63,5. D. 45,2. Câu 11: Cho 5,35 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Al vào 250 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được 3,92 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y trong điều kiện không có không khí, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 20,900. B. 26,225. C. 26,375. D. 28,600. Câu 12: Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch chứa HCl và Fe2(SO4)3 thì số lượng phản ứng tối đa có thể xảy ra là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 13: Chia 16,9 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 17,86. B. 18,05. C. 26,50. D. 27,65. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 13,40 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 21,90. B. 17,65. C. 30,40. D. 23,60. Câu 15: Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch Y gồm HCl 1M, H2SO4 2M và CuSO4 0,5M, thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là A. 24,98%. B. 75,02%. C. 50,91%. D. 49,09%. Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 22,5 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 11,2 lít H2 (đktc); 6,4 gam chất rắn và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 70,5. B. 46,5. C. 64,1. D. 40,1. Câu 17: Cho 6,88 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Z và 0,18 mol H2. Cô cạn dung dịch Z, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 23,58. B. 23,62. C. 22,16. D. 16,48. Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 32,0 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO vào 1,1 lít dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho x gam Al vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí (đktc); dung dịch Z và hỗn hợp chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được 9,0 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 5,4. B. 8,1. C. 10,8. D. 13,5. Câu 19: Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là: A. 49,09%. B. 40,91%. C. 50,91%. D. 59,09%. Câu 20: M là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. Hai kim loại X và Y là A. Li và Na. B. Rb và Cs. C. K và Rb. D. Na và K. Câu 21: Chia 2,290 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch gồm H2SO4 và HCl, thu được 1,456 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với O2 dư, thu được m gam 3 oxit. Giá trị của m là A. 2,185. B. 3,225. C. 4,213. D. 5,672. Câu 22: Chia 15,06 gam hỗn hợp E gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl, thu được 3,696 lít khí H2 (đktc). Phần 2, tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, thu được sản phẩm khử duy nhất là 3,36 lít khí NO (đktc). Kim loại R là: A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Na. KIM LOAẽI PHAÛN ệÙNG VễÙI DUNG DềCH AXIT LOAẽI 2 Câu 1: Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Khi cô cạn Y thì thu được số gam chất rắn khan là A. 65,34 gam. B. 48,60 gam. C. 54,92 gam. D. 38,50 gam. Câu 2: Cho 35,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,4 mol NO và 0,05 mol N2O. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 62,4. B. 59,0. C. 70,9. D. 43,7. Câu 3: Hoà tan 23,4 gam G gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 153,0. B. 95,8. C. 88,2. D. 75,8. Câu 4: Cho 18,2 gam hỗn hợp E gồm Al, Cu vào 100 ml dung dịch F chứa HNO3 2M và H2SO412M và đun nóng thu được dung dịch X và 8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO và SO2, tỉ khối của Y so với H2 là 23,5. Khối lượng của Al trong 18,2 gam E là A. 2,7g. B. 5,4g. C. 8,1g. D. 10,8g. Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khoảng giá trị của m là: A. 19,2 < m < 19,5. B. 5,6 < m < 19,2. C. 5,6 < m < 11,2. D. 11,2 < m < 19,5. Câu 6: Cho 3,00 gam hỗn hợp X gồm kim loại R hoá trị 1 và kim loại M hoá trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 và đun nóng, thu được 2,94 gam hỗn hợp khí Y gồm NO2 và SO2.Thể tích của Y là 1,344 lít (đktc). Khối lượng muối khan thu được là A. 6,36g. B. 7,06g. C. 10,56g. D. 12,26g. Câu 7: Cho 11,28 gam hỗn hợp X gồm Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Y gồm HNO3 1M và H2SO4 0,2M, thu được khí NO duy nhất và dung dịch Z chứa m gam chất tan. Giá trị của m là: A. 19,34. B. 15,12. C. 23,18. D. 27,52. Câu 8: Cho dung dịch X chứa a mol HCl và b mol HNO3 tác dụng với một lượng Al vừa đủ, thu được dung dịch Y và 7,84 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O và H2 có tỷ khối so với H2 là 8,5. Trộn Z với một lượng O2 vừa đủ và đun nóng cho phản ứng hoàn toàn, rồi dẫn khí thu được qua dung dịch NaOH dư, thấy còn lại 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của a và b tương ứng là A. 0,1 và 2. B. 2 và 0,1. C. 1 và 0,2. D. 0,2 và 1. Câu 9: Cho một lượng Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl, thu được 2,24 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 20,25. B. 6,75. C. 54,00. D. 27,00. Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 24,3 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là: A. 6,72. B. 8,96. C. 11,20. D. 13,44. Câu 11: Hoà tan 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 12: Cho 9,9 gam hỗn hợp gồm một kim loại M hóa trị 2 và một kim loại R hóa trị 3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X và 11,2 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO (đktc) có tỷ khối so với H2 là 19,8. Khối lượng muối khan thu dược khi cô cạn X là: A. 65,7g. B. 40,9g. C. 96,7g. D. 70,8g. Câu 13: Chia 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được 0,07 mol H2. Phần 2 hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,06 mol NO duy nhất. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Ca. Câu 14: Cho 8,1 gam Al tác dụng hết với dung dịch chứa 0,1 mol HNO3 và 0,6 mol H2SO4 (loãng), thu được V lít hỗn hợp khí NO và H2. Giá trị của V là: A. 8,96. B. 15,68. C. 12,32. D. 9,80. Câu 15: Cho a gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 30% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,69 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,75a gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,048 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. Số gam muối khan thu được khi cô cạn Y là: A. 50,82. B. 37,80. C. 40,04. D. 62,50. Câu 16: Cho 11,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng và HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,05 mol N2O và 0,2 mol H2. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 50,3. B. 61,5. C. 55,9. D. 62,1. Câu 17: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn trong V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ, thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là A. 0,42. B. 0,84. C. 0,48. D. 0,24. Câu 18 (B-07): Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là: A. V2 = V1. B. V2 = 2V1. C. V2 = 2,5V1. D. V2 = 1,5V1. Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm 3,36 gam Mg và 0,40 gam MgO tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được 0,448 lít khí Y (đktc), cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 23,00 gam chất rắn khan Z. Công thức phân tử của Z là A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2. Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 13,68 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,568 lít khí N2O (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 48,40. B. 31,04. C. 57,08. D. 62,70. Câu 21: Chia 14,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 3,36 lít khí SO2(đktc). Phần 2 nung trong oxi dư đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 17,2. B. 16,0. C. 9,8. D. 8,6. Câu 22: Cho 3 ... c). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 5,6. C. 13,44. D. 11,2. Kim loại + dd muối Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Các muối trong Z là A. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. C. Al(NO3)3 và Cu(NO3)2. D. Al(NO3)3 và Mg(NO3)2. Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn tác dụng với dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Các kim loại trong T là. A. Al, Cu và Ag. B. Cu, Ag và Zn. C. Mg, Cu và Zn. D. Al, Ag và Zn. Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Chất chắc chắn phản ứng hết là: A. Al và Cu. B. AgNO3 và Al. C. Cu và AgNO3. D. Al. Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là A. Fe, Cu(NO3)2 và AgNO3. B. Mg, Fe và Cu(NO3)2. C. Mg, Cu(NO3)2 và AgNO3. D. Mg, Fe và AgNO3. Câu 5: Cho Al và Cu vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z gồm 2 muối và chất rắn T gồm các kim loại là: A. Al và Ag. B. Cu và Al. C. Cu và Ag. D. Al, Cu và Ag. Câu 6: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là: A. Al. B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. Al và AgNO3. Câu 7: Cho 1,58 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2 đến khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z và 1,92 gam chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,7 gam chất rắn F gồm 2 oxit kim loại. Phần trăm khối lượng Mg trong X là A. 88,61%. B.11,39%. C. 24,56%. D. 75,44% Câu 8: Cho Ni vào dung dịch Y chứa x gam hỗn hợp 3 muối Pb(NO3)2, AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Quan hệ giữa x và y là: A. x ³ y. B. x = y. C. x Ê y. D. x > y. Câu 9: Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Ni tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Zn trong X là A. 73,14%. B. 80,58%%. C. 26,86%. D. 19,42%. Câu 10: Cho 23,0 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe tác dụng với 400 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và m gam hỗn hợp T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 24,6 gam. Giá trị của m là: A. 37,6. B. 27,7. C. 19,8. D. 42,1. Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Ni tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 17,92 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch Y chứa 0,7 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là: A. 66,4. B. 88,0. C. 120,0. D. 81,6. Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M đến khi phản ứng hoàn hoàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T. Cho Z tác dụng với dd NaOH dư, thu được 19,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là A. 19,5. B. 39,0. C. 5,4. D. 16,2. Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dd dịch NaOH dư, thu được kết tủa. Số lượng muối có trong dung dịch Z là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 14: Cho 3,35 gam hỗn hợp X gồm Pb và Cu tác dụng với V lít dung dịch AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và 4,96 gam chất rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được 2,41 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5. Câu 15: Cho 1,57 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ các ion trong Z là A. 0,3M. B. 0,8M. C. 1,0M. D. 1,1M. Câu 16: Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 700 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 38,4 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là A. 57,143%. B. 42,857%. C. 64,286%. D. 35,714%. Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm 2,80 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y tương ứng là A. 0,1 và 0,06. B. 0,2 và 0,3. C. 0,2 và 0,02. D. 0,1 và 0,03. Câu 18: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Ni, Pb tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được sản phẩm khử duy nhất là 2,24 lít khí NO (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn T chứa tối đa: A. 3 kim loại. B. 4 kim loại. C. 1 kim loại. D. 2 kim loại. Câu 19: Cho 4,15 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,84 gam chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Al trong X là A. 32,53%. B. 67,47%. C. 59,52%. D. 40,48%. Câu 20: Chia 23,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn Z. Số lượng kim loại trong Z là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. KHệÛ OXIT KIM LOAẽI BAẩNG CO,H2 Câu 1: Dẫn từ từ V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO và H2 qua ống sứ chứa 16,8 gam hỗn hợp CuO, Fe3O4 và Al2O3 nung nóng đến khi X phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của X là 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,112. B. 0,224. C. 0,448. D. 0,896. Câu 2: Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3, rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể tích khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 22,4 lít. D. 8,4 lít. Câu 3: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5,00 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 6,24. B. 5,32. C. 4,56. D. 3,12. Câu 4: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là A. 217,4. B. 219,8. C. 230,0. D. 249,0. Câu 5: Lấy x gam X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO cho vào một ống sứ, nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,200 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, Fe2O3. Giá trị của x và y tương ứng là A. 20,880 và 20,685. B. 20,880 và 1,970. C. 18,826 và 1,970. D. 18,826 và 20,685. Câu 6: Dẫn luồng khí CO qua m gam Fe3O4 nung nóng, thu được chất rắn X gồm FeO và Fe. Để hoà tan hết X, cần 300ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của m là: A. 46,4. B. 23,2. C. 34,8. D. 69,6. Câu 7: Nung nóng 58,2 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và Al2O3, rồi dẫn khí CO dư đi qua đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 45,4 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được sản phẩm khử duy nhất là V lít khí N2O (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24. B. 8,96. C. 4,48. D. 17,92. Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là: A. 20,4. B. 35,5. C. 28,0. D. 36,0. Câu 9: Cho 51,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, ZnO, CuO, MgO tác dụng vừa đủ với 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO, H2 (nung nóng), thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: A. 41,8. B. 46,6. C. 49,0. D. 40,1. Câu 10: Hỗn hợp X gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4 gam X nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được sản phẩm khử là khí NO duy nhất. Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim loại M là: A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Pb. Câu 11: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO, cần dùng 400 ml dung dịch H2SO4 1M. Nếu khử hoàn toàn lượng hỗn hợp X ở trên (nung nóng), cần V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 8,96. D. 17,92. Câu 12: Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí X và 13,6 gam chất rắn Y. Cho X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,0. B. 10,0. C. 20,0. D. 25,0. Câu 13: Khử hoàn toàn một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là: A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. ZnO Câu 14: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3). Giá trị của m là: A. 52,90. B. 38,95. C. 42,42. D. 80.80. Câu 15: Khử hoàn toàn 44,2 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được 33,8 gam hỗn hợp Y gồm 3 kim loại. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH4NO3). Giá trị của m là A. 74,10. B. 114,40. C. 53,95. D. 195,0. Câu 16: Chia 47,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 khử hoàn toàn bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,2 gam 2 kim loại. Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 124,0. B. 49,2. C. 55,6. D. 62,0. Câu 17: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44 gam H2O và m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 6,70. B. 6,86. C. 6,78. D. 6,80. Câu 18: Chia 48,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4, dư rồi lấy dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 30,4 gam. Phần 2 nung nóng rồi dẫn khí CO đi qua đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp 3 kim loại. Giá trị của m là A. 18,5. B. 12,9. C. 42,6. D. 24,8. Câu 19 (A-07): Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là: A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, Fe, Zn, MgO.
Tài liệu đính kèm: