Bài tập ôn tập Hóa học 12

Bài tập ôn tập Hóa học 12

CHƯƠNG I. ESTE - LIPIT

Câu 1.1 Khi đun hỗn hợp gồm etanol và axit axetic (có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác), có thể thu được este có tên là

 A. Đietyl ete. B. Etyl axetat. C. Etyl fomiat. D. Etyl axetic.

Câu 1.2 Có các nhận định sau : (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm - COO - ; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2 , với n ≥ 2 ; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este; (5) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este. Các nhận định đúng là

A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5).

Câu 1.3 Xét các nhận định sau:

(1)Trong phản ứng este hoá, axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó làm tăng hiệu suất tạo este;

(2) Không thể điều chế được vinyl axetat bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit có axit H2SO4 đặc làm xúc tác; (3) Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic để thực hiện phản ứng với phenol; (4) Phản ứng este hoá là phản ứng thuận - nghịch. Các nhận định đúng gồm

A. chỉ (4). B. (1) và (4). C. (1), (3), và (4). D. (1), (2), (3), (4).

 

doc 42 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn tập Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. ESTE - LIPIT
Câu 1.1 Khi đun hỗn hợp gồm etanol và axit axetic (có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác), có thể thu được este có tên là 
	A. Đietyl ete.	B. Etyl axetat.	C. Etyl fomiat.	D. Etyl axetic.
Câu 1.2 Có các nhận định sau : (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm - COO - ; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2 , với n ≥ 2 ; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este; (5) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este. Các nhận định đúng là 
A. (1), (2), (3), (4), (5).	B. (1), (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3), (4).	D. (2), (3), (4), (5).
Câu 1.3 Xét các nhận định sau:
(1)Trong phản ứng este hoá, axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó làm tăng hiệu suất tạo este; 
(2) Không thể điều chế được vinyl axetat bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit có axit H2SO4 đặc làm xúc tác; (3) Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic để thực hiện phản ứng với phenol; (4) Phản ứng este hoá là phản ứng thuận - nghịch. Các nhận định đúng gồm
A. chỉ (4).	B. (1) và (4).	C. (1), (3), và (4). 	D. (1), (2), (3), (4).
Câu 1.4 Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở E (C5H6O4) và F (C4H6O2). Đun hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch, thu chất rắn Y. Nung Y với NaOH (có mặt CaO) thì được một chất khí là CH4. Vậy công thức cấu tạo của E và F là 
A. HOOC–CH = CH– COO–CH3 và CH3–OOC – CH = CH2.
B. HOOC – COO – CH2 – CH = CH2 và H – COO – CH2 – CH = CH2.
C. HOOC – CH = CH – COO – CH3 và CH2 = CH – COO – CH3.
D. HOOC – CH2 – COO – CH = CH2 và CH3 – COO – CH = CH2. 
Câu 1.5 Tổng số liên kết p và số vòng trong phân tử este (không chứa nhóm chức nào khác) tạo bởi glixerol và axit benzoic là : 	A. 3. 	B. 4.	C. 14.	D. 15.
Câu 1.6 Ứng với công thức phân tử C4H8O2, sẽ tồn tại các este với tên gọi : (1) etyl axetat; (2) metyl propionat; (3) metyl iso-propylonat; (4) propyl fomiat; (5) iso-propyl fomiat. Các tên gọi đúng ứng với este có thể có của công thức phân tử đã cho là: A. (1), (2), (4), (5).	B. (1), (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3), (4).	D. (2), (3), (4), (5)
Câu 1.7 Phản ứng thuỷ phân của este trong môi trường axit (1) và môi trường bazơ (2) khác nhau ở các điểm : a/ (1) thuận nghịch, còn (2) chỉ một chiều; b/ (1) tạo sản phẩm axit, còn (2) tạo sản phẩm muối; c/ (1) cần đun nóng, còn (2) không cần đun nóng. Nhận xét đúng là A. a, b.	B. a, b, c.	C. a, c.	D. b, c.	
Câu 1.8 Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic và một ancol là
	A. CnH2nO2. 	B. RCOOR’.	C. CnH2n – 2O2.	D. Rb(COO)abR’a.
Câu 1.9 Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic no đơn chức và một ancol no đơn chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là 
	A. CnH2n+2O2. 	B. CnH2n – 2O2. 	C. CnH2nO2.	D. CnH2n + 1COOCmH2m +1. 
Câu 1.10 Este của glixerol với axit cacboxylic (RCOOH) được một số học sinh viết như sau: (1) (RCOO)3C3H5; (2) (RCOO)2C3H5(OH); (3) (HO)2C3H5OOCR; (4) (ROOC)2C3H5(OH); (5) C3H5(COOR)3. Công thức đã viết đúng là 
	A. chỉ có (1).	B. chỉ có (5). 	C. (1), (5), (4). 	D. (1), (2), (3).
Câu 1.11 Công thức tổng quát của este thuần chức tạo bởi ancol no hai chức và axit không no có một nối đôi, ba chức là A. CnH2n - 10O6. 	B. CnH2n -16O12. 	C. CnH2n - 6O4.	D. CnH2n - 18O12.
Câu 1.12 Trong số các phản ứng có thể có của este gồm: (1) phản ứng trùng hợp; (2) phản ứng cộng; (3) phản ứng thuỷ phân; (4) phản ứng oxi hóa, phản ứng đặc trưng cho mọi este là 	
	A. (1). 	B. (4).	C. (3).	D. (3) và (4).
Câu 1.13 Những phát biểu sau đây : (1) Chất béo không tan trong nước; (2) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ; (3) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố; (4) Chất béo là este của glixerol và axit hữu cơ. Các phát biểu đúng là 
 A. (1), (2), (3), (4).	B. (1), (2).	C. (1), (2), (4).	D. (2), (3), (4).
Câu 1.14 Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Số lượng công thức cấu tạo của các trieste có thể có trong loại sơn nói trên là: 
 A. 6. 	B. 18. 	C. 8.	D. 12.
Câu 1.15 Este mạch hở, đơn chức chứa 50%C (về khối lượng) có tên gọi là 
	A. etyl axetat. 	B. vinyl axtetat.	C. metyl axetat. 	D. vinyl fomiat.
Câu 1.16 Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và H2O. X có tên gọi là 
	A. metyl benzoat. 	B. benzyl fomiat.	C. phenyl fomiat. 	D. phenyl axetat.
Câu 1.17 Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là 
	A. HCOOC3H7	B. C2H5COOCH3	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC3H5.
Câu 1.18 Khi đun hỗn hợp 2 axit R1COOH và R2COOH với glixerol (axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy trieste ? A. 6.	B. 4.	C. 18.	D. 2.
Câu 1.19 Trong số các este: (1) metyl axetat; (2) metyl acrylat; (3) metyl metacrylat; (4) metyl benzoat, este mà polime của nó được dùng để sản xuất chất dẻo gồm 
	A. (1), (2), (3).	B. (1), (4).	C. (2), (3); (4).	D. (3), (4).
Câu 1.20 Số nguyên tử cacbon tối thiểu trong phân tử este không no, mạch hở là
	A. 2. 	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 1.21 Số nguyên tử cacbon tối thiểu trong phân tử este (được tạo nên từ axit và ancol) no đa chức, mạch hở là: 	A. 2. 	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 1.22 Đun nóng hỗn hợp gồm x mol axit axetic và y mol etylen glicol (xt H2SO4 đặc). Tại thời điểm cân bằng thu được 0,30 mol axit, 0,25 mol ancol và 0,75 mol este (không tác dụng với Na). x, y có giá trị là
	A. x = 1,05; y = 0,75.	B. x = 1,20; y = 0,90. 	C. x = 1,05; y = 1,00.	 D. x = 1,80; y = 1,00.
Câu 1.23 Trong số các đồng phân mạch hở có công thức phân tử C2H4O2, số đồng phân có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, natri kim loại, natri cacbonat, dung dịch AgNO3 trong amoniac lần lượt là:
 A. 2, 2, 1, 2.	B. 2, 1, 2, 1. 	C. 2, 2, 2, 1.	D. 1, 2, 2, 1.
Câu 1.24 Ứng với công thức phân tử C3H6O2, một học sinh gọi tên các đồng phân este có thể có gồm: (1) etyl fomiat; (2) metyl axetat; (3) iso propyl fomiat; (4) vinyl fomiat. Các tên gọi đúng là
A. chỉ có (1).	B. (1) và (2). 	C. chỉ có (3). 	D. (1), (2) và (3).
Câu 1.25 Tên gọi của este (được tạo nên từ axit và ancol thích hợp) có công thức phân tử C4H6O2 là 
A. Metyl acrylat.	B. Metyl metacrylat.	C. Metyl propionat.	D. Vinyl axetat.
Câu 1.26 Cho 2 mol CH3COOH thực hiện phản ứng este hoá với 3 mol C2H5OH. Khi đạt trạng thái cân bằng trong hỗn hợp có 1,2 mol este tạo thành. Ở nhiệt độ đó hằng số cân bằng Kc của phản ứng este hoá là: 
 A. 1.	B. 1,2.	C. 2,4.	D. 3,2.
Câu 1.27 Chất X tác dụng với NaOH cho dung dịch X1. Cô cạn X1 được chất rắn X2 và hỗn hợp hơi X3. Chưng cất X3 thu được chất X4. Cho X4 tráng gương được sản phẩm X5. Cho X5 tác dụng với NaOH lại thu được X2. Vậy công thức cấu tạo của X là 
A. HCOO –C(CH3) = CH2.	B. HCOO – CH = CH – CH3.
C. CH2 = CH – CH2 – OCOH. 	D. CH2 = CH – OCOCH3.
Câu 1.28 Hỗn hợp T gồm 2 chất X, Y mạch hở (C,H,O) đơn chức đều không tác dụng được với Na, nhưng đều tác dụng với dung dịch NaOH khi đun nóng. Đốt cháy hoàn toàn m g T, thu 6,72 lít (đktc) CO2 và 5,4g H2O. Vậy X, Y thuộc dãy đồng đẳng
A. este đơn, no.	B. este đơn no, có 1 nối đôi. 	C. este đơn, có một nối ba.	D. este đơn có 2 nối đôi.
Câu 1.29 Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Phản ứng xà phòng hoá là phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm, đun nóng.
B. Chất béo là este của glixerol với các axit béo.
C. Glixerol khử nước hoàn toàn cho sản phẩm là acrolein.
D. Các axit béo có mạch cacbon không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn.
Câu 1.30 Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat ?
A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.
B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc.
C. Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.
D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.
Câu 1.31 Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là 
A. HOOC–COO–CH2–CH = CH2. 	B. HOOC–CH2–COO–CH = CH2.
C. HOOC–CH = CH–OOC–CH3.	D. HOOC–CH2–CH = CH–OOCH.
Câu 1.32 Thuỷ phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y (chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Chất E là:
 A. etyl axetat.	B. propyl fomiat.	C. isopropyl fomiat.	D. metyl propionat.
Câu 1.33 Cho các câu sau : 
a/ Chất béo thuộc loại hợp chất este.
b/ Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
c/ Các este không tan trong nước và nổi lên trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
d/ Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác niken trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
e/ Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Những câu đúng là đáp án nào sau đây ?
	A. a, d, e.	B. a, b, d.	C. a, c, d, e.	D. a, b, c, d, e.
Câu 1.34 Chỉ số axit của chất béo là 
A. Số mol KOH cần để xà phòng hoá một gam chất béo.
B. Số miligam NaOH cần để trung hoà các axit tự do có trong 1 gam chất béo.
C. Số miligam KOH cần để trung hoà các axit tự do có trong 1 gam chất béo.
D. Số liên kết p có trong gốc hiđrocacbon của axit béo.
Câu 1.35 Cho a mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hết với NaOH thu được 46g glixerol, a có giá trị là: 
 A. 0,3 mol.	B. 0,4 mol.	C. 0,5 mol. 	D. 0,6 mol. 
Câu 1.36 Đun nóng hỗn hợp X và Y có công thức C5H8O2 trong dung dịch NaOH, thu sản phẩm 2 muối C3H5O2Na, C3H3O2Na và 2 sản phẩm khác. Công thức cấu tạo của X và Y là 
A. CH2=CH–CH2–CH2 – COOH và CH3–CH2–CH=CH–COOH. 
B. CH3–CH2–COO–CH=CH2 và CH2=CH–COO–CH2–CH3.
C. CH3–CH(OH)–CH(OH)–CH=CH2 và CH2=CH–CH2–CH2–COOH.
D. O=HC–CH2–CH2–CH2–CH=O và O=HC–CH(OH)–CH2–CH=CH2.
Câu 1.37 Từ nguyên liệu đầu là eten và benzen (xúc tác và điều kiện phản ứng có đủ), để điều chế được ba polime gồm polistiren, polibutađien và poli(butađien-stiren), cần thực hiện số lượng phản ứng hoá học ít nhất là: 	
 A. 5.	B.6.	C. 7.	D. 8
Câu 1.38 Cho 10 gam hỗn hợp X gồm etanol và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 50g dung dịch natri hiđroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng: A. 22%.	B. 44%.	C. 50%.	D. 51%.
Câu 1.39 Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất được dùng làm thuốc thử gồm: (1) dd brom; (2) dd NaOH; (3) dd AgNO3/NH3; (4) axit axetic; (5) cồn iot. Để phân biệt 3 este: anlyl axetat, vinyl axetat và etyl fomiat cần phải dùng các thuốc thử là A. 1, 2, 5.	B. 1, 3.	C. 2, 3.	D. 1, 2, 3. 
Câu 1.40 Cho 0,15 mol este đơn chức X (C5H8O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu 21g muối khan. Công thức cấu tạo của X là
Câu 1.41 F là chất hữu cơ có công thức phân tử C5H8O2. F tác dụng với NaOH tạo ra một ancol T, khi đốt cháy một thể tích ancol T cần 3 thể tích oxi (đo ở cùng điều kiện). Axit tạo F là 
A. axit axetic.	B. axit valeric.	C. axit acrylic.	D. axit fomic.
Câu 1.42 Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 6,2g. Số mol H2O sinh ra và khối lượng kết tủa t ... o một lượng dư dd: A. AgNO3.	B. HCl.	C. H2SO4 đặc nguội.	D. FeCl3
Câu 8.14 Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt: Al, Al2O3, Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên bằng 1 thuốc thử duy nhất là:
 A. dd NaOH.	B. H2O.	C. dd FeCl2.	D. dd HCl.
Câu 8.15 Cho các dd: AgNO3, HNO3 đặc nguội, HCl, H2SO4 loãng. Để phân biệt 2 kim loại Al và Ag cần phải dùng:
 A. chỉ một trong 4 dung dịch.	B. cả 3 dung dịch. C. cả 4 dung dịch.	D. chỉ 2 trong 4 dung dịch.
Câu 8.16 Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng thêm một hoá chất bên ngoài là dd H2SO4 loãng có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu kim loại trong các dãy sau?
A. Ba, Ag, Fe, Mg.	B. Ba, Mg, Fe, Al, Ag.	C. Ba, Ag.	D. Ba, Ag, Fe.
Câu 8.17 Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng: A. Ca(OH)2.	B. CuSO4 khan.	C. P2O5.	D. CaO.
Câu 8.18 Có 4 chất rắn riêng biệt gồm natri cacbonat, đá vôi, natri sunfat và thạch cao sống (CaSO4.2H2O). Chỉ dùng H2O và một khí X có thể phân biệt được cả 4 chất. X là: A. CO2 	 B. Br2 (Hơi)	C. Cl2 	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8.19 Dung dịch X có chứa các ion: NH4+, Fe2+, Fe3+, NO3-. Một học sinh dùng các hoá chất dd NaOH, dd H2SO4, Cu để chứng minh sự có mặt của các ion trong X. Kết luận đúng là
A. Dung dịch kiềm, giấy quỳ 
B. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, vì Fe2+ và Fe3+ khi tác dụng với kiềm tạo kết tủa có màu sắc khác nhau.
C. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, tuỳ thuộc vào trật tự tiến hành các thí nghiệm. 
D. Học sinh đó không chứng minh được sự tồn tại của Fe2+ và Fe3+ vì chúng đều tạo kết tủa với kiềm.
Câu 8.20 Có 4 ống nghiệm mất nhãn, mỗi ống đựng 1 dd Na2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4 (loãng), HCl. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết chúng?A. Quỳ tím.	B. dd AlCl3. 	C. dd phenolphthalein.	D. Cả A, B, C đều được.
Câu 8.21 Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất hiđroclorua, ta có thể dẫn khí qua: (1) dd bạc nitrat; (2) dd NaOH; (3) nước cất có vài giọt quỳ tím; (4) nước vôi trong. Phương pháp đúng là:
 A. chỉ (1).	B. (1); (2); (3); (4).	C. (1); (3).	D. (1), (2), (3).
Câu 8.22 Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 là: A. NaAlO2.	B. Na2CO3.	C. NaCl.	D. NaOH.
Câu 8.23 Một học sinh đề nghị các cách để nhận ra lọ chứa khí NH3 lẫn trong các lọ riêng biệt chứa các khí N2, O2, Cl2, CO2 là: (1) dùng mẩu giấy quỳ tím ướt; (2) mẩu bông tẩm nước; (3) mẩu bông tẩm dd HCl đặc; (4) mẩu Cu(OH)2; (5) mẩu AgCl. Các cách đúng là: A. (1); (3); (4); (5).	B. (1); (2); (3); (4); (5).	 C. (1); (3).	D. (1); (2); (3).
Câu 8.24 Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà khối lượng Al2O3 không thay đổi, chỉ cần dùng một hoá chất là: A. dd NaOH.	B. dd NH4Cl.	C. dd NH3.	D. dd HCl.
Câu 8.25 Chỉ dùng một dd làm thuốc thử để nhận biết các dd muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 thì chọn thuốc thử là: A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. BaCl2.	 D. AgNO3.
Câu 8.26 Tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Al, Cu, Fe với khối lượng Ag không đổi, có thể dùng chất nào sau đây?	A. dd AgNO3 dư.	B. dd CuCl2 dư.	C. dd muối sắt(III) dư.	 D. dd muối Sắt(II) dư.
Câu 8.27 Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dd riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Hoá chất cần dùng và thứ tự thực hiện để nhận biết các chất đó là: 	A. dùng AgNO3 trước, giấy quỳ tím sau.	B. chỉ dùng AgNO3.
	C. dùng giấy quỳ tím trước, AgNO3 sau.	D. cả A, C đều đúng.
Câu 8.28 Chỉ dùng Na2CO3 có thể phân biệt được mỗi dd trong dãy dd nào sau đây?
A. CaCl2, Fe(NO3)2, MgSO4.	B. Ca(NO3)2, MgCl2, AlCl3. C. KNO3, MgCl2, BaCl2.	D. NaCl, MgCl2, Fe(NO3)3.
Câu 8.29 Để thu được Ag tinh khiết từ hỗn hợp bột Ag-Fe, người ta dùng dư hoá chất nào sau đây?
A. AgNO3.	B. FeCl3.	C. CuSO4.	D. HNO3 đặc nguội.
Câu 8.30 Có 4 dd đựng trong 4 lọ hoá chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dd: A. Ba(OH)2.	B. NaOH.	C. AgNO3.	D. BaCl2.
Câu 8.31 Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dd muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; khí (2) làm mất màu của giấy; khí (3) làm giấy có tẩm dd muối X hoá đen. Kết luận sai là
A. khí (1) là O2; X là muối CuSO4.	B. X là muối CuSO4; khí (3) là Cl2.
C. khí (1) là O2; khí còn lại là N2.	D. X là muối Pb(NO3)2; khí (2) là Cl2.
Câu 8.32 Có ba dd kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba dd trên đơn giản nhất là: A. dd BaCl2.	B. dd HCl.	C. giấy quỳ tím.	D. dd H2SO4.
Câu 8.33 Để loại được H2SO4 có lẫn trong dd HNO3, ta dùng
A. dd Ba(NO3)2 vừa đủ.	B. dd Ba(OH)2.	C. dd Ca(OH)2 vừa đủ.	D. dd AgNO3 vừa đủ.
Câu 8.34 Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là: 	A. quỳ tím ẩm.	B. dd HClđặc.	C. dd Ca(OH)2	.	D. cả A, B đều đúng.
Câu 8.35 Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
A. H2O.	B. dd Ba(OH)2.	C. dd Br2.	D. dd NaOH.
Câu 8.36 Chỉ dùng H2O có thể phân biệt được các chất trong dãy 
A. Na, Ba, (NH4)2SO4, NH4Cl.	B. Na, K, NH4NO3, NH4Cl.
C. Na, K, (NH4)2SO4, NH4Cl.	D. Na, Ba, NH4NO3, NH4Cl.
Câu 8.37 Chỉ dùng duy nhất một dd nào sau đây để tách lấy riêng Al ra khỏi hỗn hợp Al, Mg, Ca mà khối lượng Al không thay đổi (giả sử phản ứng của Mg, Ca với axit H2SO4 đặc, nguội không thay đổi đáng kể nồng độ và không sinh nhiệt)?A. dd H2SO4 đặc nguội.	B. dd NaOH.	C. dd H2SO4 loãng.	D. dd HCl.
Câu 8.38 Để làm sạch quặng boxit thường có lẫn Fe2O3, SiO2 dùng cho sản xuất Al người ta dùng chất nào trong số các chất sau đây là tốt nhất? 	A. dd NaOH đặc nóng và HCl.	B. dd NaOH loãng và CO2.
	C. dd NaOH loãng và dd HCl.	D. dd NaOH đặc nóng và CO2. 
Câu 8.39 Cho các dd: FeCl3; FeCl2; AgNO3; NH3; và hỗn hợp NaNO3 và KHSO4. Số dd không hoà tan được đồng kim loại là: A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 8.40 Đốt cháy Fe trong clo dư thu được chất X; nung sắt với lưu huỳnh thu được chất Y. Để xác định thành phần cấu tạo và hoá trị các nguyên tố trong X, Y có thể dùng hoá chất nào sau đây?
A. dd H2SO4 và dd AgNO3.	B. dd HCl, NaOH và O2. C. dd HNO3 và dd Ba(OH)2.	 D. dd H2SO4 và dd BaCl2.
Câu 8.41 Để nhận biết 4 dd: Na2SO4, K2CO3, BaCl2, LiNO3 (đều có nồng độ khoảng 0,1M) bị mất nhãn, chỉ cần dùng một chất duy nhất là: A. natri hiđroxit.	B. axit sunfuric.	C. chì clorua.	D. bari hiđroxit.
Câu 8.42 Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn làA. dd HCl.	B. H2O.	C. dd HNO3 đặc, nguội.	D. dd KOH.
Câu 8.43 “Để phân biệt các dd riêng biệt gồm NaCl, H2SO4, BaCl2, CuSO4, KOH ta có thể ”. Hãy chọn đáp án để nối thêm vào phần còn trống sao cho kết luận trên luôn đúng.
A. chỉ cần dùng giấy quỳ tím.	B. chỉ cần Fe kim loại.
C. không cần dùng bất kể hoá chất nào.	D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 8.44 Có các dd Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là
A. dd BaCl2.	B. dd NaOH.	C. dd CH3COOAg.	D. quỳ tím
Câu 8.45 Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dd NaOH, HCl, H2SO4 thì chọn 
A. Zn.	B. Na2CO3.	C. quỳ tím.	D. BaCO3.
CHƯƠNG IX:HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Câu 9.1. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?	A. Than đá.	B. Xăng, dầu.	C. Khí butan (gaz)	D. Khí hiđro.
Câu 9.2. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?
	A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.	B. Thu khí metan từ khí bùn ao.
	C. Lên men ngũ cốc.	D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 9.3. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là :
A. Năng lượng mặt trời.	 B. Năng lượng thuỷ điện.	C. Năng lượng gió.	D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 9.4. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
	A. Penixilin, Amoxilin. B. Vitamin C, glucozơ. C. Seđuxen, moocphin. D. Thuốc cảm Pamin, Panadol.
Câu 9.5. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
A. Dùng fomon, nước đá.	B. Dùng phân đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.	D. dùng nước đá khô, fomon.
Câu 9.6. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
	B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl. 
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi. 
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 9.7. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ?
 A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
 B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
 C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
 D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắtquá mức cho phép.
Câu 9.8. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải dạng dung dịch, chứa các ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ?
	A. Nước vôi dư.	B. HNO3.	C. Giấm ăn.	D. Etanol. 
Câu 9.9. Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ?A. CH4.	B. NH3.	C. SO2.	D. H2.
Câu 9.10. Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây ?
	A. Không khí.	B. Khí tự nhiên.	C. Khí dầu mỏ.	D. Khí lò cao.
Câu 9.11. Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây ?A. Na2O2 rắn.	B. NaOH rắn.	C. KClO3 rắn.	D. Than hoạt tính.
Câu 9.12. Nhiều loại sản phẩm hoá học được điều chế từ muối ăn trong nước biển như : HCl, nước Gia-ven, NaOH, Na2CO3. Tính khối lượng NaCl cần thiết để sản xuất 15 tấn NaOH. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
	A. 12,422 tấn.	B. 17,55 tấn.	C. 15,422 tấn.	D. 27,422 tấn.
Câu 9.13. Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi tổng hợp. Có thể điều chế Ancol etylic bằng 2 cách sau :	- Cho khí etilen (lấy từ cracking dầu mỏ) hợp nước có xúc tác.
	- Cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột.
Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.	A. 5,4 tấn.	B. 8,30 tấn. 	C. 1,56 tấn. 	D. 1,0125 tấn.
Câu 9.14. Có thể điều chế thuốc diệt nấm 5% CuSO4 theo sơ đồ sau :
Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. Hiệu suất của quá trình là 80%.	A. 1,2 tấn.	B. 2,3 tấn.	C. 3,2 tấn.	D. 4,0 tấn.
Câu 9.15. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau :
	Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.
	a. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây ?
	A. H2S.	B. CO2.	C. NH3.	D. SO2.
	b. Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất phản ứng là 100%. (Nên biết thêm : hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l). A. 0,0250 mg/l.	B. 0,0253 mg/l.	C. 0,0225 mg/l.	D. 0,0257 mg/l.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap trac nghiem hoa hoc full.doc