Bài tập Hóa học 12 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được :

 Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch.

 Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch.

 Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí.

 Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt.

2. Kĩ năng

Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn, một số chất khí.

3. Thái độ

- Yêu khoa học

- Ý thức bảo vệ môi trường

* Trọng tâm: Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dd; Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí.

II. Chuẩn bị

1. GV - Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm:

* Dung dịch các muối: NaCl, KCl, BaCl2, NH4Cl, CrCl3, FeSO4, Fe2(SO4)2, MgSO4, CuSO4 .

* Dung dịch thuốc thử phân tích : NaOH, K2Cr2O7, KSCN, NH3, Na2HPO4, H2SO4 loãng.

* Mảnh đồng kim loại.

- Sơ đồ phân tích một số nhóm ion.

- Ống nghiệm , giá ống nghiệm, kẹp gỗ.

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61; tuần 32
NS: 24/02/2012
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT 
Mục tiêu
1. Kiến thức
Kiểm tra kiến thức: sắt, crom, đồng, niken, kẽm, thiếc, chì và hợp chất của chúng; hợp kim của sắt.
 2. Kỹ năng
- Làm bài tập trắc nghiệm hoá học
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra
3. Thái độ
Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học, ý thức nghiêm túc, cẩn thận. 
Chuẩn bị
GV: Bộ đề đề cương và hệ thống kiến thức cơ bản trọng tâm.
HS: Hoàn thành bộ đề cương và hệ thống kiến thức cơ bản trọng tâm.
Nội dung đề
Rút kinh nghiệm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
......./60
%
......./60
%
......./60
%
......./60
%
......./60
%
NS:02/03/2012
Tiết 62-63-64; tuần 32-32
CHƯƠNG VIII. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
- Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch.
- Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch.
- Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí.
- Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt.
2. Kĩ năng 
Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn, một số chất khí.
3. Thái độ
- Yêu khoa học
- Ý thức bảo vệ môi trường
* Trọng tâm: Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dd; Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí.
II. Chuẩn bị
1. GV	- Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm:
* Dung dịch các muối: NaCl, KCl, BaCl2, NH4Cl, CrCl3, FeSO4, Fe2(SO4)2, MgSO4, CuSO4 ...
* Dung dịch thuốc thử phân tích : NaOH, K2Cr2O7, KSCN, NH3, Na2HPO4, H2SO4 loãng...
* Mảnh đồng kim loại.
- Sơ đồ phân tích một số nhóm ion.
- Ống nghiệm , giá ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. HS
- Ôn lại tính chất hoá học của một số chất có liên quan đến bài học: các hợp chất của nhôm, muối amoni, hợp chất sắt (II), sắt (III), hợp chất crôm (III) . . .
- Cách viết và ý nghỉa của phương trình phản ứng hoá học ở dạng ion rút gọn.
III. Phương pháp giảng dạy
 	 Đàm thoại gợi mở, quan sát thí nghiệm, họat động nhóm thảo luận.
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (tiết thứ nhất)
LÍ THUYẾT (Phát phiếu học tập cho học sinh, học sinh thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập nội dung: thuốc thử, hiện tượng, các phản ứng xảy ra...)
I- Nhận biết cation và anion
Ion
PP và thuốc thử
Hiện tượng
Các phản ứng xảy ra
Na+
Dùng pp vật lý thử màu ngọn lửa
Màu ngọn lửa nhộm màu vàng tươi
NH
Dùng NaOH hoặc KOH dư, đun nhẹ
Giải phóng khí NH3 có mùi khai (hoặc làm quỳ tím tẩm nước chuyển sang màu xanh)
NH + OH NH3 ↑ + H2O
Ba2+
Dd H2SO4 loãng
Tạo kết tủa trắng không tan trong thuốc thử dư
Ba2+ + SO BaSO4
Al3+
Dd kiềm dư
Đầu tiên hiđroxit Al(OH)3 kết tủa sau đó kết tủa này tan trong thuốc thử dư
Al3+ + 3OH Al(OH)3 ↓
Al(OH)3 + OH AlO + 2H2O
Fe3+
Dd kiềm hoặc dd NH3
Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
Fe3+ + OH Fe(OH)3 ↓
Fe2+
Dd kiềm hoặc NH3
Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh, kết tủa này tiếp xúc với oxi không khí và bị oxi hóa thành Fe(OH)3 
Fe2+ + OH Fe(OH)2 ↓
Fe(OH)2 + O2 +2 H2O Fe(OH)3 ↓
Cu2+
Dd NH3
Xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh, sau đó kết tủa bị hòa tan trong thuốc thử dư tạo thành dd có màu xanh lam
NO
Bột Cu trong môi trường axit 
Tạo dd màu xanh, khí bay lên hóa nâu trong không khí
3Cu + 2 NO +8H+ 3Cu2+ + 
 2NO ↑ + 4H2O
2NO + O2 NO2 ↑
SO
Dd BaCl2
Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit
Ba2+ + SO BaSO4 ↓
Cl
Dd AgNO3
Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit
Ag+ + Cl AgCl ↓
CO
Dd H+
Giải phóng CO2, gây sủi bọt mạnh, khí đó làm đục nước vôi trong
CO + H CO2 ↑ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O
II- Nhận biết chất khí
Khí
Tính chất vật lý
Thuốc thử
Hiện tượng và các phản ứng xảy ra
CO2
Không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước nên khi tạo thành từ cá dd nước nó tạo nên sự sủi bọt khá mạnh và đặc trưng
Dd Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2 dư
Khí CO2 bị hấp thụ, đồng thời tạo kết tủa trắng
CO2 + Ba(OH)2 (dư) BaCO3↓ +H2O
SO2
Không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc; làm vẩn đục nước vôi trong
Dd nước brom
Làm nhạt màu nước brom
SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 +2HBr
H2S
Không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc
Dd Cu2+ hoặc Pb2+
Xuất hiện kết tủa màu đen
H2S + Cu2+ CuS ↓ + 2H+
H2S + Pb2+ PbS ↓+ 2H+
NH3
Không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng.
Giấy quỳ tím tẩm nước
Quỳ tím tẩm nước chuyển sang màu xanh
Hoạt động 2. (tiết thứ hai)
THỰC HÀNH KIỂM CHỨNG (hướng dẫn học sinh tự tiến hành các thí nghiệm nhận biết các chất đã nghiên cứu trên lý thuyết)
Hoạt động 3. (tiết thứ ba)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Phát cho học sinh làm)
Câu 1: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây ? 
	A. Zn, Al2O3, Al.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 2: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. CaO.	C. dung dịch NaOH.	D. nước brom.
Câu 3: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch ?
 	A. 2 dung dịch.           	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.    	D. 5 dung dịch.
Câu 4: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
 	A. 2 dung dịch.     	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.       	D. 5 dung dịch.
Câu 5: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch ?
 	A. 1 dung dịch.	B. 2 dung dịch.	C. 3 dung dịch.	D. 5 dung dịch.
Câu 6: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất ?
 	A. Dung dịch NaOH dư.	B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.
 	C. Dung dịch Na2CO3 dư.	D. Dung dịch AgNO3 dư.
Câu 7: Có các lọ dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch không màu của các muối sau: Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể được các dung dịch
 	A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.	B. Na2CO3, Na2S.	
C. Na3PO4, Na2CO3, Na2S.	D. Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
Câu 8: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch không màu sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quì tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào ?
 	A. Hai dung dịch NaCl và KHSO4.	B. Hai dung dịch CH3NH2 và KHSO4.
C. Dung dịch NaCl.	D. Ba dung dịch NaCl, Na2CO3 và KHSO4.
Câu 9: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch 
A. K2SO4. 	B. KNO3. 	C. NaNO3. 	D. NaOH. 
Câu 10: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
A. 2 chất.     	B. 3 chất.	C. 1 chất.       	D. 4 chất.
Câu 11: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì
A. tạo ra khí có màu nâu.	B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa có màu vàng.	D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 12: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây ?
A. Dung dịch HNO3 	B. Dung dịch KOH. 	C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch NaCl.
Câu 13: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là
 A. CO2. 	B. CO. 	C. HCl. 	D. SO2. 
Câu 14: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen ?
 A. CO2. 	B. O2. 	C. H2S. 	D. SO2. 
Câu 15: Hỗn hợp khí nào sau đay tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào ?
 A. H2 và Cl2. 	B. N2 và O2. 	C. HCl và CO2. 	D. H2 và O2. 
Hoạt động4: Củng cố, dặn dò:
- GV trả lời các vướn mắc của học sinh
- Lưu ý những phần học sinh còn yếu.
* Rút kinh nghiệm
Kí duyệt của TTCM 
03 / 03 / 2012
Trương Bá Đoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32,33-12.doc