Bài tập Hóa học 12 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được tính chất hoá học chung của các sắt và các oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) là oxit bazơ, của các hidroxit sắt Fe(OH)2, Fe(OH)3 là bazơ và minh họa tính chất hoá học này bằng các pư của chúng đối với axit.

- Biết nguyên tắc và phản ứng hoá học cụ thể điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3. những hidroxit này bị phân huỷ khi đốt nóng tạo ra những oxit tương ứng và điều chế.

- Hợp chất sắt (II) có tính khử, khi bị oxi hoá nó biến thành hợp chất sắt (III). Dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh học.

- Hợp chất sắt (III) là chất oxi hoá, khi bị khử nó biến thành hợp chất sắt (II), Fe. Dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh hoạ.

- Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch bằng phản ứng hoá học.

2. Kỹ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử và cấu hình e của ion

- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic

- Viết các ptpư (dạng pt, ion rút gọn)

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học.

- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.

II. Chuẩn bị

GV: Phiếu học tập.

HS: Đọc bài trước ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55, tuần 29
NS: 10/02/2012
Bài 37. LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT
VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được tính chất hoá học chung của các sắt và các oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) là oxit bazơ, của các hidroxit sắt Fe(OH)2, Fe(OH)3 là bazơ và minh họa tính chất hoá học này bằng các pư của chúng đối với axit.
- Biết nguyên tắc và phản ứng hoá học cụ thể điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3. những hidroxit này bị phân huỷ khi đốt nóng tạo ra những oxit tương ứng và điều chế.
- Hợp chất sắt (II) có tính khử, khi bị oxi hoá nó biến thành hợp chất sắt (III). Dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh học.
- Hợp chất sắt (III) là chất oxi hoá, khi bị khử nó biến thành hợp chất sắt (II), Fe. Dẫn ra được những phản ứng hoá học để minh hoạ.
- Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch bằng phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử và cấu hình e của ion
- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic
- Viết các ptpư (dạng pt, ion rút gọn)
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu học tập. 
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Họat động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1
- HS1. Hãy trình bày tính chất hóa học đặc trưng của sắt?
 - HS2. Tại sao hợp chất sắt (III) lại bền hơn hợp chất sắt (II)? Cho ví dụ minh họa?
Hoạt động 2
GV cho HS nhắc lại tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt.
HS: Fe2+ Fe3+ + 1e [ Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử.
 Fe3+ + 1e Fe2+
 Fe3+ + 3e Fe
_ tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
Hoạt động 3
GV lần lượt cho các học sinh thảo luận theo nhóm các bài tập trong SGK (165) từ đó gọi các HS lên bảng làm các bài tập
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
I. Sắt
Vị trí của Fe trong BTH
 Vị trí: stt 26 chu kì 4, nhóm VIIIB
Fe Fe2+ + 2e
Fe Fe3+ + 3 e
[ Tính chất hoá học của sắt là tính khử.
II. Hợp chất của sắt 
 Fe2+ Fe3+ + 1e
[ Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử.
 Fe3+ + 1e Fe2+
 Fe3+ + 3e Fe
_ tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
III. Hợp kim của sắt
Thành phần của gang và thép
Các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện gang.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
 Bài tập SGK
V. Bài tập SGK
Bài tập1
2Fe + 6H2SO4 đặc à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 6HNO3 đặc à Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Fe + 4HNO3 loãng à Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
3FeS + 12HNO3 à Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 6H2O + 9NO
Bài tập 2
	Cho 3 hợp kim tác dụng với dd NaOH, hợp kim không hiện tượng là Cu – Fe 
	Cho 2 hợp kim còn lại tác dụng với HCl dư. Hợp kim nào tan hoàn toàn là Al – Fe, còn lại là hợp kim Al – Cu.
Bài tập 3
	2Al + 2NaOH + 2H2O à 2NaAlO2 + 3H2 
 CO2 + 2H2O + NaAlO2 à NaHCO3 + Al(OH)3 
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
	2Al2O3 à 4Al + 3O2 
	Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 
 FeCl2 + 2NaOH à Fe(OH)2 + 2NaCl
	Fe(OH)2 FeO + H2O
	FeO + CO Fe + CO2 
Bài tập 4
	Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 
 0,025 0,025 (mol)
	mFe = 0,025 x 56 =1,4 (g)
 Trường hợp 2 lượng sắt dùng gấp đôi là 2,8 (g)
 CuSO4 + Fe à FeSO4 + Cu
 0,05 0,05 (mol)
 mCu = 0,05 x 64 = 3,2 (g)
Bài tập 5 
 (mol)
 Oxit + H2SO4 à muối + nước
 Khối lượng muối = 2,3 + 0,02 x 98 – 0,02 x 18 = 3,9 (g)
Bài tập 6 	2Z + N = 82; 	2Z – N = 22 à Z = 30
VI. Rút kinh nghiệm	
`	NS: 10/02/2012
Tiết 56, tuần 29
Bài 34. CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).
- Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).
2. Kĩ năng 
- Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất .
- Viết các PTHH thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom.
- Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ, thích tìm hiểu khoa học.
* Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom và các phản ứng đặc trưng của crom
- Tính chất hoá học cơ bản của các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3; K2CrO4, K2Cr2O7 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng tuần hoàn; một số vật dụng mạ kim loại crom.
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Phương pháp giảng dạy: đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (HS nhắc lại tính chất hh của sắt, viết pthh minh họa)
3. Bài mới
Họat động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Treo BTH
HS: Tìm số thứ tự của crom, vị trí của crom trong bảng tuần hoàn.
Hỏi: Từ số hiệu nguyên tử của crom trong sgk.
Viết cấu hình electron nguyên tử
Phân bố e vào ô lượng tử
Nhận xét về số lớp e, số e độc thân.
Hỏi: từ số e độc thân hãy dự đoán số oxi hoá có thể có của crom?
Hoạt động 2
Hỏi: Hãy nghiên cứu sgk để tìm hiểu tính chất vật lí đặc biệt của crom. 
Hoạt động 3
- GV : Crom là kim loại chuyển tiếp có tính khử mạnh hơn sắt
- Ở nhiệt độ cao nó có thể phản ứng mãnh liệt với hầu hết phi kim như: Hal, O2, S...
- GV: Eo(Cr2+/Cr = -0,86V < Eo (H2O/H2) , nhưng crom không tác dụng với nước ?
- Yêu cầu: crom khử được H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng, giải phóng H2. Hãy viết pthh xảy ra dạng phân tử và ion thu gọn.
- GV lưu ý HS
Hoạt động 4
- Gv: Làm thí nghiệm:
 + Cho HS quan sát bột Cr2O3 và nhận xét.
 + Cho Cr2O3 tác dụng lần lượt với HCl và dd NaOH.
- HS: quan sát và viết ptpư xảy ra.
- GV: điều chế Cr(OH)3 từ muối và dung dịch NaOH vào 2 ống nghiệm. Sau đó cho H2SO4 và NaOH vào mỗi ống.
- HS: quan sát và viết pthh chứng minh tình lưỡng tính của Cr(OH)3.
- HS: cho biết số oxi hoá của crom trong một số muối crom (III) và đưa ra nhận xét về tính chất của muối crom (III).
Hoạt động 5
- Hỏi: nghiên cứu sgk cho biết những tính chất lí, hoá học của CrO3 ? so sánh vói hợp chất tương tự SO3 có đặc điểm gì giống và khác ?
GV: (gợi ý) số oxi hoá cao nhất +6 nên hợp chất này có chỉ tính oxi hoá ?
 + Giống SO3, CrO3 là oxit axit.
 + Khác: CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp 2 axit; H2CrO4 vá H2Cr2O7 không bền khác với H2SO4 bền trong dung dịch .
Hoạt động 6
- Gv: cho HS quan sát tinh thể K2Cr2O7 và nhận xét. Hoà tan K2Cr2O7 vào nước, cho hs quan sát màu của dung dịch.
- GV: màu của dd là màu của ion Cr2O72-
- Hỏi: nêu hiện tượng xảy ra và viết pthh xảy ra khi:
 + Nhỏ từ từ dd NaOH vào dung dịch K2Cr2O7
 + Nhỏ từ từ dd H2SO4 loãng vào dd K2CrO4.
- Gv làm thí nghiệm: thêm từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp dung dịch H2SO4.
Hỏi hãy dự đoán tính chất của muối cromat và đicromat ? giải thích ?
- Gv kết luận...
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
 - Vị trí của crom trong BTH
 - Crom là kim loại chuyển tiếp
 - Vị trí: STT: 24
 Chu kì: 4
 Nhóm: VIB
 - Cấu tạo của crom
1s22s22p63s23p63d54s1
=> Trong hợp chất, crom có số oxi hoá biến đổi từ +1 đến +6. Số oxi hoá phổ biến là +2,+3,+6 (crom có e hoá trị nằm ở phân lớp 3d và 4s)
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
 - Crom có màu trắng bạc, rất cứng (độ cứng thua kim cương).
 - Khó nóng chảy, là kim loại nặng, d = 7,2 g/cm3.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Tác dụng với phi kim
 4Cr + 3 O2 2 Cr2O3
 2Cr + 3Cl2 2 CrCl3
Ở nhiệt độ thường trong không khí, crom tạo ra màng mỏng crom (III) oxit có cấu tạo mịn, bền vững bảo vệ. ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim.
 2. Tác dụng với nước
Crom không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.
 3. Tác dụng với axit:
Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng nóng, màng axit bị phá huỷ Cr khử được H+ trong dung dịch axit.
Vd: Cr + 2HCl CrCl2 + H2
 Cr + H2SO4 CrSO4 + H2
Ptrình ion:
2H+ + Cr Cr2+ + H2
* Lưu ý: Crom thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc, nguội.
IV. HỢP CHẤT CỦA CROM
 1. Hợp chất của crom (III)
 a. Crom (III) oxit: Cr2O3 ( màu lục thẩm)
Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.
Vd: Cr2O3 + HCl 
 Cr2O3 + NaOH + H2O 
 b. Crom (III) hiđroxit: Cr(OH)3 là chất rắn màu xanh nhạt.
Điều chế: CrCl3 +3 NaOH Cr(OH)3 + 3NaCl 
- Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính:
 Cr(OH)3 + NaOH Na[Cr(OH)4]
 natri cromit
Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3 H2O
 c. Muối crom (III): vừa có tính khử vừa có tính oxh.
 Zn + Cr3+ 
Cr3+ + OH- + Br2 CrO42- + Br- + H2O
 Muối quan trọng là phèn crom-kali: KCr(SO4)2.12H2O-có màu xanh tím, dùng trong thuộc da, chất cầm màu trong nhộm vải.
 2. Hợp chất crom (VI)
 a. Crom (VI) oxit: CrO3
Là chất rắn màu đỏ.
to
CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh, một số hợp chất vô cơ và hữu cơ bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Vd: 2CrO3 + 2 NH3 Cr2O3 +N2 +3 H2O
CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit.
CrO3 + H2O H2CrO4 : axit cromic
2 CrO3 + H2O H2Cr2O7 : axit đi cromic
- 2 axit trên chỉ tồn tại trong dung dịch, nếu tách ra khỏi dung dịch chúng bị phân huỷ tạo thành CrO3 
 b. Muối crom (VI) (cromat và đicromat):
- Là những hợp chất bền
- Muối cromat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.
- Muối đicromat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.
- Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng:
 Cr2O72- + H2O D	 2CrO42- + 2H+
 (da cam)	 (vàng)
 Cr2O72- + 2OH- 
 2CrO42- + 2H+ 
* Tính chất của muối cromat và đicromat là tính oxi hoá mạnh. đặc biệt trong môi trường axit.
Vd: K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4 
 K2Cr2O7 + KI + H2SO4 
4. Củng cố
Viết pthh thực hiện chuỗi phản ứng: Cr à Cr2O3 à CrCl3 à Cr(OH)3à Na[Cr(OH)4 ] à Cr(OH)3 à CrCl3 à Na2CrO4 à Na2Cr2O7
5. Dặn dò: Về nhà đọc trước bài mới 35 và làm bài tập
V. Rút kinh nghiệm	
Kí duyệt TTCM
11 / 02 / 2012
Trương Bá Đoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29-12.doc