I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.
Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).
2. Kĩ năng
Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.
Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
* Trọng tâm
Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ
Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ
Tính chất hoá học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.
II. Chuẩn bị
- GV: Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 250
Hóa chất: Mg; dd HCl,CuSO4, H2SO4, H2O, CaO, NaOH, CaCO3, Na2CO3
- HS: Đọc bài trước ở nhà.
Tiết 43,44; tuần 23 Ngày 22/12/2011 Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được : - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ. - Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O. Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit). 2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng. * Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ - Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ - Tính chất hoá học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4. II. Chuẩn bị - GV: Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 250 Hóa chất: Mg; dd HCl,CuSO4, H2SO4, H2O, CaO, NaOH, CaCO3, Na2CO3 - HS: Đọc bài trước ở nhà. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học của kim loại kiềm? Viết các pthh minh họa? 3. Bài mới (Tiết thứ nhất Hoạt động 1-3; Tiết thứ hai Hoạt động 4-7; Tiết thứ ba Luyện tập) Họat động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 - GV Dựa vào BTH cho biết kim loại kiềm thổ nằm ở vị trí nào trong BTH và gồm những ntố nào ? - HS Gồm các ntố: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra. - HS viết cấu hình e của các nguyên tử Be, Mg => Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2 * GV cho HS so sánh tính chất vật lí các KLKT với KLK... Hoạt động 2 - GV cho HS nêu đặc điểm cấu tạo của KLKT - HS- Năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể của KLKT nhỏ (năng lượng ion hoá) - Bán kính nguyên tử tương đối lớn, chỉ có 2 e hoá trị thuộc phân lớp s (ntố s) do vậy năng lượng cần dùng để tách e hoá trị ra khỏi nguyên tử là nhỏ. Hoạt động 3 - GV cho HS thảo luận nhóm trình bày các tính chất hoá học của kim loại kiềm thổ và cho ví dụ minh hoạ * HS khám phá về nguyên tắc và pp điều chế KLKT Hoạt động 4 - GV cho HS quam sát và biểu diễn thí nghiệm hòa tan Ca(OH)2 trong H2O - GV cho HS làm việc theo nhóm (5’), viết các pthh chứng minh Ca(OH)2 là một bazơ mạnh. Hoạt động 5 GV cho HS tự nghiên cứu SGK về ứng dụng và pp đ/c của Ca(OH)2. Hoạt động 6 - GV cho HS quan sát và biểu diễn thí nghiệm hòa tan CaCO3 trong H2O. - GV cho HS làm việc theo nhóm (5’), viết các pthh chứng minh CaCO3 là muối của axít yếu. - HS- CaCO3+2HCl®CaCl2 +CO2+H2O CaCO3 2CH3COOH®(CH3COO)2Ca + CO2 +H2O - ở nhiệt độ thấp CaCO3 tan trong nước có chứa CO2 tạo thành Ca(HCO3)2 CaCO3+ CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Hoạt động 7. GV cho HS quan sát và biểu diễn thí nghiệm hòa tan CaSO4 trong H2O. GV cho HS khám phá ứng dụng quan trọng của CaSO4 A. KIM LOẠI KIỀM THỔ I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ - KLKT thuộc nhóm IIA trong BTH - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2 II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ * Tính chất vật lí chung - Nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi tương đối thấp ( trừ Be ) - Độ cứng nhỏ và mền hơn nhôm - Khối lượng riêng tương đối nhỏ, thuộc kim loại nhẹ * Nguyên nhân : Kim loại nhóm IIA có bán kính nguyên tử tương đối lớn, điện tích hạt nhân nhỏ do vậy lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu. III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KLKT M ® M2+ + 2e Kim loại kiềm thổ là chất khử khá mạnh (nhường 2e ) 1. Tác dụng với phi kim - Be, Mg bị oxh chậm tạo thành màng oxit bảo vệ kim loại - Các kim loại khác pư với oxi trong không khí mãnh liệt khi có nhiệt độ 2M + O2 ® 2MO Chất khử chất oxh 2. Phản ứng với axit a) Với axit loãng: khử ion H+ trong axit HCl, H2SO4 thành H2 M + 2HCl ® MCl2 + H2 b) Với axit có tính oxi hóa mạnh: khử N+5, S+6 trong axit HNO3, H2SO4đ về số oxh thấp hơn 4M+10HNO3 (l) ® 4M(NO3)2 + NH4NO3 + 5H2O 3. Tác dụng với nước Be không pư với H2O, Mg khử nước chậm còn các kim loại khác khử nước tạo thành dung dịch bazơ M + 2H2O ®M(OH)2 + H2 * Điều chế Điện phân nóng chảy muối halogen của kim loại đpnc MX2 ® M + X2 B. MỘT HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI I. CANXI HIĐROXIT 1. Tính chất vật lí Ca(OH)2 là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước 2. Tính chất hoá học Ca(OH)2 là một bazơ mạnh (yếu hơn NaOH) + Tác dụng với a xít + Tác dụng với o xit a xít Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 ¯ + H2O Phản ứng này thường dùng để nhận biết khí CO2 + Tác dụng với dung dịch muối Ca(OH)2 + Na2CO3 ®CaCO3¯ + 2NaOH Ca2+ + CO32- ® CaCO3 3. Ứng dụng - Điều chế: sgk II. CANXI CACBONAT (CaCO3) 1. Tính chất vật lí CaCO3 là chất rắn màu trắng không tan trong nước 2. Tính chất hoá học - CaCO3 là muối của axit yếu pư với axit vô cơ và axit hữu cơ mạnh hơn CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O CaCO3+2CH3COOH®(CH3COO)2Ca+CO2 +H2O - Ở nhiệt độ thấp CaCO3 tan trong nước có chứa CO2 tạo thành Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 * Nhận xét : - Khi đun nóng nồng độ CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo CaCO3 Þ giải thích sự xâm thực của nước mưa có chứa CO2 vào núi đá vôi - Pư theo chiều nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động 3. Ứng dụng (sgk) IV. CANXI SUNFAT (CaSO4) - CaSO4 được gọi là thạch cao, chất rắn, màu trắng ít tan trong nước - Gồm 3 loại chính: + CaSO4.H2O: thạch cao sống bền ở nhiệt độ thường + 2CaSO4.H2O thạch cao nung nhỏ lửa + CaSO4: Thạch cao khan * Ứng dụng: Đúc tượng, chất kết dính vật liệu xây dựng; sx phấn viết 4. Củng cố: So sánh tính chất của kim loại nhóm IA và nhóm IIA 5. Dặn dò : làm bài tập và soạn bài theo phiếu học tập đã giao IV. Rút kinh nghiệm Kí duyệt TTCM 24 / 12 / 2011 Trương Bá Đoan Kí duyệt TTCM 09/11/ 2009 Trương Bá Đoan
Tài liệu đính kèm: