Bài Làm văn số 6 - Ngữ văn 11- Nghị Luận văn học

Bài Làm văn số 6 - Ngữ văn 11- Nghị Luận văn học

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 6 - NLVH (Bài viết ở nhà)

1. Kết quả cần đạt:

 - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài NLVH.

 - Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học: (TTLL phân tích, TTLL so sánh, TTLL bác bỏ) để viết được một bài văn NLVH về một vấn đề văn học.

 - Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng

 

doc 1 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1969Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài Làm văn số 6 - Ngữ văn 11- Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Làm văn số 6 - Ngữ văn 11- Nghị luận văn học - 
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHUẨN BỊ BÀI VIẾT SỐ 6 - NLVH (Bài viết ở nhà)
1. Kết quả cần đạt:
	- Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài NLVH.
	- Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học: (TTLL phân tích, TTLL so sánh, TTLL bác bỏ) để viết được một bài văn NLVH về một vấn đề văn học.
	- Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng
2. Nội dung ôn tập:
	- Ôn lại kĩ năng kiến thức đã học: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, TTLL so sánh, TTLL phân tích, TTLL bác bỏ.
	- Đọc lại một số văn bản đã học ở HK II, và một số bài viết tham khảo có liên quan.
	- Xem Sgk trang 10 -11: Hướng dẫn chung; Gợi ý một số đề bài; Gợi ý cách làm bài.
- Xem lại đáp án, hướng dẫn chấm bài thi HKI để rút kinh nghiệm.
3. Đề tham khảo:
	- Câu 1: Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 -15 dòng; Anh (chị) hãy bác bỏ ý kiến sau đây: “ Thế hệ thanh niên ngày naychỉ chạy theo vật chất, sống thiếu lo lắng, không có bản lĩnh”
	- Câu 2: Trong bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã cảm nhận thời gian như thế nào? Điều đó có gì mới mẻ so với cách cảm nhận về thời gian của các nhà thơ trung đại không?
4. Gợi ý cách làm bài:
 - Câu 1: (2 đ)
 + Người viết cần đưa ra những luận cứ và lí lẽ của mình để bác bỏ ý kiến đó đứng trên tư cách chính mình là đại diện cho thế hệ thanh niên ngày nay.
 + Viết thành một đoạn văn có số dòng theo yêu cầu, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, mạch lạc, không mắc lỗi sai về đặt câu, dùng từ, chính tả.
 - Câu 2: (8 đ)
 + Xác định yêu cầu của đề về nội dung (làm rõ một khía cạnh nội dung bài thơ Vội vàng”); thao tác lập luận; phạm vi tư liệu.
 + Nêu được các luận điểm, luận cứ then chốt.
 + Lập dàn ý và viết bài (mở bài phải giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, kết bài tạo ấn tượng, lập luận chặt chẽ, lời văn rõ ràng, trong sáng)
	* Các ý chính :
 Trong bài thơ này Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm mới mẻ của mình về thời gian
-          Quan niệm về thời gian của XD đối lập với quan niệm của người xưa: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn - Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Với XD, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi giây phút trôi qua là một sự mất mác. Chính vì sự lo lắng, luyến tiếc thời gian chảy trôi nên nhìn thời gian, thi nhân đã có cái nhìn đầy dự cảm: “ Xuân đương tớinghĩa là xuân sẽ già”
-          Cảm nhận về thời gian như vậy cũng chính xuất phát từ sự cảm nhận hữu hạn của đời sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời người đều hết sức quý giá. Vì thế, con người cần phải biết yêu quý và trân trọng, nâng niu từng giây từng phút sự sống. Và nó chính là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng
* Biểu điểm:
- 7 - 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là hạn chế.
- 5 - 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, kiến thức chắc, lập luận khá, có thể mắc lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt.
- 3 - 4: Hiểu đề, ý chưa sâu, lỗi diễn đạt không nhiều.
- 1- 2: Chưa hiểu đề, bài viết lúng túng, diễn đạt yếu.
- 0 : Lạc đề, bài viết qua loa chiếu lệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docde bai so 6 van 11.doc