Bài học Ngữ văn 12

Bài học Ngữ văn 12

I – VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ

 - Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Thời trẻ học chữ Hán ở nhà, sau học tại Trường Quốc học Huế, rồi dạy học ở Trường Dục Thanh.

 - Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

 - Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

 - Người chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 – 2 – 1930.

 

doc 55 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1583Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài học Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ CHÍ MINH
I – VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
 - Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Thời trẻ học chữ Hán ở nhà, sau học tại Trường Quốc học Huế, rồi dạy học ở Trường Dục Thanh. 
 - Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
 - Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
 - Người chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 – 2 – 1930.
 - Tháng 2 – 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, thành lập Mặt trận Việt Minh. Ngày 13 – 08 – 1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, nhưng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam 13 tháng, trải qua 18 nhà tù. 
 - Sau khi ra tù, Người về nước, tiếp tục lãnh đạo cách mạng, tiến tới giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 
 - Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó, Người giữ chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước cho đến khi qua đời vào ngày 2 – 9 – 1969.
 - Người khai sáng sự nghiệp cách mạng vĩ đại; đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Người đặt nền móng vững chắc cho văn học cách mạng Việt Nam. Người được UNESCO suy tôn “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”.
II – SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1 – Quan điểm sáng tác
 - Người khẳng định Văn nghệ là vũ khí đấu tranh phục vụ sự nghiệp cách mạng, người sáng tác là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá : 
 + “Nay ở trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi). 
 + “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951).
 - Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương nghệ thuật : 
 + Người nhắc nhở những tác phẩm : “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”.
 + Theo Bác nhà văn phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” và “giữ tình cảm chân thật”, “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
 + Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ : “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
 - Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung, hình thức của tác phẩm văn học : “Viết cho ai?”(đối tượng), “Viết để làm gì ?”(mục đích) và “Viết cái gì ?”(nội dung), “Viết như thế nào ?”(hình thức) 
2 – Di sản văn học
a) – Văn chính luận
 - Đặc điểm nổi bật : kết hợp lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo và tình cảm yêu ghét nồng nàn, sâu sắc ; Lời văn chặt chẽ, súc tích.
 - Tác phẩm tiêu biểu :
 + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925): tố cáo chế độ thực dân, nói lên nỗi thống khổ của người dân thuộc địa..
 + Tuyên ngôn Độc lập (1945) : tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. 
 + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) và Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966) thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước.
 + Di chúc (1969), tác phẩm để lại muôn vàn tình thương yêu cho nhân dân và đề ra chiến lược phát triển đất nước.
b) – Truyện và kí
 - Đặc điểm nổi bật : Bút pháp hiện đại, tình huống truyện độc đáo, trí tưởng tượng phong phú, hình tượng sống động, sắc sảo, nghệ thuật trần thuật linh hoạt à “Chất trí tuệ và tính hiện đại”.
 - Tác phẩm tiêu biểu : Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925),
c) – Thơ ca
 - Đặc điểm nổi bật : Thơ Bác khắc hạo bức chân dung nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà”, phong độ ung dung, lạc quan, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên và bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế.
 - Tác phẩm tiêu biểu :
 + Nhật kí trong tù (1942 – 1943) : 134 bài thơ (cả đề từ), tiêu biểu : Chiều tối, Lai Tân,
 + Chùm thơ viết thời kì tiền khởi nghĩa và trong kháng chiến chống Pháp : Thơ tuyên truyền (Dân cày, Công nhân, Ca binh lính,) ; Thơ nghệ thuật (Tức cảnh Pác Bó, Đăng sơn, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya,).
3 – Phong cách nghệ thuật
a) – Văn chính luận
 - Ngắn gọn, tư duy sắc sảo.
 - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, bằng chứng thuyết phục.
 - Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
b) – Truyện và kí
 - Vẻ đẹp hiện đại.
 - Tính chiến đấu mạnh mẽ.
 - Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, sâu cay.
c) – Thơ ca
 - Thơ tuyên truyền : Lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
 - Thơ nghệ thuật : Vẻ đẹp hàm súc, hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất “tình” và chất “thép”.
TÂY TIẾN
 Quang Dũng
I – TIỂU DẪN
1 – Nhà thơ Quang Dũng
 - Quang Dũng (1921-1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia quân đội sau Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông làm biên tập viên tại Báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.
 - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài (làm thơ, viết văn, vẽ tranh), nhưng được biết đến nhiều nhất là thơ - hồn thơ đầy cảm hứng lãng mạn, hào hoa, thanh lịch – có khả năng cảm nhận và diễn tả tinh tế, giàu chất thơ mộng.
 - Những tác phẩm chính : Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Rừng biển quê hương (thơ, văn in chung với Trần Lê Văn, 1957), Đường lên Châu Thuận (1964), Rừng về xuôi (truyện kí, 1968), Nhà đồi (truyện kí, 1970), Gương mặt hồ Tây (bút kí, in chung 1984), Mây đầu ô (tập thơ, 1986), 
 - Năm 2001, Quang Dũng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2 – Bài thơ Tây Tiến
 Bài thơ Tây Tiến được khơi nguồn cảm hứng từ nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947 hoạt động ở biên giới Việt – Lào, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ nhưng họ rất lạc quan và dũng cảm. 
 Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948, rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, ông viết Nhớ Tây Tiến sau đổi lại là Tây Tiến và in trong Mây đầu ô.
II – NỘI DUNG CHI TIẾT
 Nhắc đến Quang Dũng, độc giả không chỉ nhớ tới Tây Tiến như một kỉ niệm đẹp mà còn gợi nhớ về hình ảnh xứ Đoài mây trắng : Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm (Đôi mắt người Sơn Tây) – quê hương của nhà thơ – Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Quang Dũng đã mang “cái hào hoa của người Hà Nội và của cả xứ Đoài” ấy để làm nên chất men say lãng mạn ở Tây Tiến cùng nhiều bài thơ khác của ông.
 Đặc biệt, hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa của Quang Dũng được thăng hoa ở Tây Tiến, nhất là đoạn thơ sau : 
1 – Một Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ (Sông Mã xa rồi  mùa em thơm nếp xôi)
 Cảm hứng bao trùm bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ. Mở đầu bài thơ là tiếng gọi thân thương trìu mến hướng về Tây Tiến : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !”. Sau tiếng gọi ấy chính là nỗi nhớ Tây Tiến dạt dào cảm xúc :
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
“Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ khó định hình, khó nắm bắt nó nhẹ tênh bay bỗng nhưng nặng vô cùng. Từ “chơi vơi” hợp với vần “ơi” ở câu trên đạ tạo âm hưởng lan toả. Nỗi nhớ ấy như vươn theo thời gian, trải rộng với không gian và thấm vào lòng người. 	
 Tây Bắc là nơi in đậm bao gian khổ, niềm vui, nỗi buồn của những người chiến sĩ, là nơi mà Quang Dũng từng đi qua. Nỗi nhớ rừng núi với Quang Dũng đã bắt đầu bằng những cuộc hành quân : 
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
 Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi ấn tượng về vùng đất xa xôi, hoang sơ. Âm điệu câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” như chùng xuống, đều đều, gợi lên sự mệt mỏi, bải hoải làm ta tưởng chừng như đoàn quân sắp ngã, sắp chìm trong sương mù dày đặc. Thế nhưng đến câu sau âm điệu như vút lên cao bởi câu thơ hầu hết là thanh bằng : Mường Lất hoa về trong đêm hơi”. Đó là hình ảnh hoa rừng hiện ra trong sương mù, thật mơ mộng và lãng mạn. “Hoa về” là một cách nói đa nghĩa, thể hiện sự táo bạo và mang đậm phong cách lính Hình ảnh ấy đã xoá tan cái mệt nhọc của đoàn quân để họ tiếp bước.
 Tiếp theo là những câu thơ gợi ra cái hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc với những núi cao, vực sâu, dốc thẳm : 
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
 Ở Tây Tiến ấy, câu chữ như bị bẻ gãy để tạo hình độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm ; Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống. Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ bảy tiếng trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân Tây Tiến.
 Ở Tây Tiến ấy, câu thơ nhiều thanh trắc (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm) cùng những từ ghép, từ láy giàu sức tạo hình được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp : khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
 Thử thách với con người đâu chỉ ở núi cao, vực sâu, dốc thẳm. Đọc những câu thơ :
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
 mà tưởng chừng gặp những chuyện chuyện đường rừng. Thác gầm thét và cọp trêu người gắn với hai từ chiều chiều, đêm đêm dùng để chỉ tính thường trực, liên tục của những hiểm nguy đang rình rập. Địa danh nào cảnh vật ấy. Chỉ cần đọc hai tiếng Mường Hịch như đã thấy lởn vởn dấu chân cọp dữ vừa lướt qua. 
 Giữa cái hùng vĩ, dữ dội hoang sơ đó, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra với nhiều nét rất đặc trưng của đời lính. Đọc theo từng câu thơ, chúng ta tưởng chừng như còn nghe thấy hơi thở nặng nhọc của họ trên mỗi chặng hành quân vượt dốc, với những gương mặt dãi dầu sương gió : 
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
 Trên mỗi chặng đường, không ít người lính đã kiệt sức thậm chí có người đã hi sinh vì lam sơn chướng khí, vì rừng thiêng nước độc. Cụm từ gục lên sung mũ toát lên một sự hi sinh vô cùng cao đẹp vì hạnh phúc của mọi người. Hình ảnh thật là vừa bi vừa hùng. 
 Tuy nhiên, cũng có những giây phút đoàn quân cảm nhận được sự thư thái và niềm vui của đời lính. Đó là niềm vui khi chinh phục được núi cao, rừng thẳm, là sự phát hiện rất đặc biệt về độ cao : Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Đặc biệt, giữa mạch thơ tập trung diễn tả cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên, lại hiện ra một ánh nhìn vô cùng bay bổng của người lính Tây Tiến : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ toàn thanh bằng như toát lên một tiếng thơ phào nhẹ nhỏm của người lính sau chặng đường vượt dốc vất vả.
 Vượt qua núi rừng, đoàn quân đến với những bản làng. Nơi đó, người lính ngập tràn hạnh phúc giữa tình quân dân ấm áp với những hương vị đặc trưng của miền Tây : 
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
 Khép lại đoạn thơ, người đọc hình dung rất rõ về một cuộc hành quân gian nan nhưng đầ ... màu ấy là nét đẹp không trộn lẫn của sông Đà. Nó không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm và sông Lô. Lại càng không phải màu đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta đổ mực tây một cách lếu láo vào. Bằng sự khẳng định độc đáo này, Nguyễn Tuân đã bày tỏ tình cảm yêu mến vô vàn con sông quê hương xứ sở và vượt lên trên tất cả là tình yêu tổ quốc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. 
 Nhìn Sông Đà như một cố nhân, nhà văn cảm nhận được chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen. Cũng qua cái nhìn đằm thắm yêu thương của chàng Nguyễn, sông Đà còn gợi cảm bởi cái không khí hoang dại, tĩnh lặng : “Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử”. Bờ sông “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Một cách so sánh rất tài hoa gợi ấn tượng về một dòng sông nhiều huyền thoại. Đề lột tả không khí đầy chất thơ ấy. Nguyễn Tuân đã tả những khung cảnh hai bên bờ sông : Bờ sông đà bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà. Một sức sống đang trỗi dậy ở đây khi con sông oằn mình chở phù sa bồi đắp cho mảnh đát này thì “những nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “đám cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”. Và cả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, cùng với cái nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, gợi tâm sự của “người tình nhân chưa quen biết”Một khung cảnh đẹp đến mê hồn, một cảm giác đắm say đến ngất ngây trước một thiên nhiên thuần khiết, tươi mới.
 Sông Đà quả thực rất gợi cảm, rất nên thơ và đáng yêu xiết bao! Lúc này, không thấy đâu con sông Đà với diện mạo và tâm địa độc ác của kẻ thù số một, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một “cố nhân”, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi thượng nguồn.
 Tác giả không nén nổi cảm xúc thực của lòng mình : Thuyền tôi trôi trên sông Đà.”, “ sông nước lênh bênh bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình.”. Thực sự ngòi bút Nguyễn Tuân, tâm hồn Nguyễn Tuân với vốn sống phong phú thăng hoa thực sự khiến người đọc như cảm thấy nhà văn như muốn “đề thơ lên sông nước”.
 Đà giang qua lăng kính nghệ thuật tài hoa, lối viết uyên bác của Nguyên Tuân thực sự đã trở thành đứa con đầy cá tính của người mẹ thiên nhiên Tây Bắc, là một công trình thiên tạo tuyệt vời. Và với Nguyên Tuân thì thiên nhiên ấy rất đáng trân trọng và ngợi ca để làm phác lộ hơn nũa vẻ đẹp mê đắm của nó. Đó chính là chất vàng quý giá của Tây Bắc.Thiên nhiên qua trang viết của Nguyễn Tuân hùng vĩ, hung bạo đến mức khủng khiếp, mà đẹp đẽ nên thơ cũng đến ngất ngây. Đọc Người lái đò sông Đà của Nguyễn ta thêm yêu thiên nhiên, cảnh sắc, non nước mình. 
2 – Hình tượng ông lái đò
 Miêu tả sự dữ dội của sông Đà phải chăng Nguyễn Tuân muốn tô đậm thêm, tôn thêm lên vẻ tài hoa trí dũng của ông lái đò. Bởi có lẽ chỉ ông đò ấy mới trị nổi dòng sông ấy. Cái dòng sông mà nói như Nguyễn Tuân “Người cố nhân ấy lắm bệnh nhiều chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng, thác lũ ngay đấy”.
 Vẻ đẹp của hình tượng ông lái đò trước hết là chất tài hoa nghệ sĩ trong nghề chèo đò vượt thác sông Đà.
 Ông đò là người có trí nhớ rất tinh anh : Ông rèn trí nhớ của mình đến mức như đóng đinh vào từng con thác. Sông Đà đối với ông như một bản thiên anh hùng ca mà ông "thuộc đến cả những dấu chấm câu và những đoạn xuống dòng”.
 Ông là người có lòng dũng cảm, ngoan cường, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một : Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sôngĐám tảng hòn chia làm ba hàng chặng ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn
       Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh nghe rõ tiếng chỉ huy của người cầm lái, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”. không một phút nghỉ mắt, nghỉ tay, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Bởi vì ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
 Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn, hay là những người biểu diễn trên sân khấu mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là một nghệ thuật đặc biệt: Nghệ thuật chèo đò nơi nguy hiểm. Tay lái của ông lão đã đạt trình độ điêu luyện : “lái miết một đường chéo về phía cửa đá” và con thuyền “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”. Con thuyền của ông lão chẳng khác nào nét bút của thư pháp gia, hay nét cọ của hoạ sĩ tài ba đang biểu diễn những đường tuyệt mĩ. Quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. 
 Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh  như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác. Ông đò quả thực là một dũng tướng trên sông, là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật chèo đò, vượt thác. 
 Ngoài ra, ở ông lái đò, ta còn phát hiện một vẻ đẹp giản dị, vẻ đẹp của những người lao động chất phác. 
 Ông lái đò có ngoại hình hết sức đặc biệt. Ấn tượng về dòng sông và dấu ấn nghề nghiệp in hằn trong vóc dáng của ông : “Cái đầu bạc  cái đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun” và “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái trong tưởng tượng, giọng nối ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới vòi vọi như mong một cái bến xa nào đó trong sương mờ.”Ông lái đò thực sự là sản phẩm của dòng sông. Cả con người của ông là thuộc về dòng sông này.
 Sau khi chiến thắng con sông Đà, lúc nào ông cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác : sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa thì chỉ gặp trong trang viết của Nguyễn Tuân.Và lời ghi chú của nhà văn thật đáng để suy ngẫm!
III – KẾT LUẬN
 Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dung văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
 Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dung chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
(Trích)
 HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
I – TIỂU DẪN
1 – Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
 Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở tỉnh Quảng Trị nhưng sống, học tập, hoạt động, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. Ông là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế. 
 Ông viết văn viết báo từ khi còn rất trẻ, từng là Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
 Tác phẩm tiêu biểu : Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (bút kí, 1971), Rất nhiều ánh lửa (kí, 1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (bút kí, 1986), Bản di chúc cỏ lau (1991), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999),...
 Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường : sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực.
2 – Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
 Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là bài kí xuất sắc được viết tại Huế ngày 4 – 1 – 1981 và sau đó được in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, đoạn trích học là phần thứ nhất.
II – NỘI DUNG CHI TIẾT
III – KẾT LUẬN
 Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTài liệu ôn tập Ngữ văn 12 phần 1.doc