Bài giảng Ngữ văn 8 - Tuần 20 đến Tuần 34

Bài giảng Ngữ văn 8 - Tuần 20 đến Tuần 34

I/ MUC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức: Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối, được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2/ Kĩ năng: Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

 3/ Thái độ: Yêu tự do,hiểu được cuộc sống xã hội đương thời

II/ CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: ĐDDH:Chân dung nhà thơ Thế Lữ

 PP: Thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm .

2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi HD trong SGK

 

doc 115 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1772Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tuần 20 đến Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn: 22/12/2008
Tiết 73: 	 Ngày dạy: 29/12/2008
Văn bản: NHỚ RỪNG.
	 Thế Lữ
I/ MUC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối, được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
2/ Kĩ năng: Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
 3/ Thái độ: Yêu tự do,hiểu được cuộc sống xã hội đương thời 
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: ĐDDH:Chân dung nhà thơ Thế Lữ
 PP: Thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm.
2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi HD trong SGK 
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
1/Ổn định lớp: KDSS
2/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soan bài của học sinh
3/ Bài mới :
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài qua phần giới thiệu tiếp về phong trào thơ mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
 Gọi hs đọc và nêu vài nét về tác giả
 GV chốt lại và mở rộng thêm thông tin về tác giả để HS có kiến thức.
 GV HD HS tìm hiểu những thông tin về tác phẩm 
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Gồm có mấy khổ?
GV nhận xét phần trả lời của HS
 Gv đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc
? BaØi thơ đó có bố cục như thế nào? Ý chính của từng phần?
Gv nhận xét và củng cố thêm.
Gọi hs đọc đoạn thơ đầu
? Hai câu thơ đầu nói lên điều gì về hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ? Tâm trạng của con hổ trong hai câu thơ này là gì?
Nhận xét chung về tâm trạng của con hổ trong khổ thơ đầu
? Em có nhận xét gì về từ “khối” khi tác giả viết “khối căm hờn”?
Nhận xét ,bình giảng cho HS hiểu tâm trạng của con hổ
?Trong tâm trạng ấy, con hổ có thái độ như thế nào với những vật khác? Tìm những chi tiết trong bài thể hiện thái độ đó?
GV nhận xét 
Thuyết trình cho HS thấy được tâm trang của con hổ chính là tâm trang của một lớp người trong XH đương thời 
Gọi HS đọc đoạn 4
?Như vậy dưới con mắt của hổ, chốn giam cầm nó hay nói khác đi là cảnh vườn Bách thú được hiện ra như thế nào?
 Liệt kê những chi tiết miêu tả cảnh vật vường bách thú hiện ra trước mắt của con hổ?
 GV gợi ý : Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và giọng điệu của đoạn 4?
? Tác dụng của việc ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu ấy?
Nhận xét chung,chốt lại nội dung
?Tâm trạng của hổ trước cảnh ấy ra sao?
GV chốt lại 
4/ Củng cố: Hiểu được tâm trang của con hổ trong vườn bách thú
5/ Hướng dẫn học bài ở nhà:
Tìm hiểu nội dung còn lại
BCSS
Trình bày nội dung chuẩn bị
Hs đọc và nêu vài nét chính về tác giả
Ghi chép nhanh
(5 đoạn) nhưng có 3 ý lớn 
Trình bày nội dung của từng ý
Tìm các từ ngữ miêu tả tâm trạng của con hổ trong khổ thơ đầu
HS đọc đoạn 4
Tìm những chi tiết miêu tả cảnh vường bách thú hiện ra dưới mắt con hổ 
Tìm hiểu về cách ngắt nhịp trong đoạn thơ. Nêu tác dung của nghệ thuật này
Nhận xét,bổ sung
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả 
- Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ(1907-1989).
- Là người sáng lập phong trào thơ mới và là nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng.
2. TaÙc phẩm 
a/ Thể loại: Thể thơ 8 chữ theo kiểu hát nói truyền thống, một thể thơ tự do.
b/ Bố cục (chia làm 3 phần)
+Phần 1: Tình cảm con hổ trong vườn Bách thú.(đoạn 1+4)
+ Phần 2: CaÛnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2+3)
+ Phần 3: Lời nhắn gửi của con hổ (phần còn lại)
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Tình cảnh của con hổ trong vườn Bách thú
* Đoạn 1:
+Cảnh con hổ trong hoàn cảnh bị tù hãm:
_ Gậm một khối căm hờn 
+ Từng là chủa tể của muôn loài nay phải chịu: _... nằm dài trông ngày tháng dần qua.
_ bọn gấu dở hơi
_ cặp báo vô tư lự.
àTâm trạng căm hờn, uất hận , ngao ngán trong cảnh tù hãm và dường như buông xuôi.
* Đoạn 4:
+ Cảnh vường bách thú hiện ra dưới con mắt của vị chúa sơn lâm:
_ Ghét cảnhkhông đời nào thay đổi,
_ ..sửa sang ,tầm thường giả dối.
_ Dải nướcgiả suốibắt chước vẻ hoang vu.
+ Tâm trạng chán ghét cảnh sống hiện tại 
Tóm lại, đó chính là cái thực tai đương thời được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn. Thái độ chán ghét của con hổ chính là thái độ của họ trong XH đương thời
IV/Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 20	Ngày soạn: 22/12/2008
Tiết 74: 	 Ngày dạy: 29/12/2008
Văn bản: NHỚ RỪNG.
	 Thế Lữ
I/ MUC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối, được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
2/ Kĩ năng: Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
 3/ Thái độ: Yêu tự do,hiểu được cuộc sống xã hội đương thời 
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: ĐDDH:Chân dung nhà thơ Thế Lữ
 PP: Thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm.
2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi HD trong SGK 
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
1/Ổn định lớp: KDSS
2/Kiểm tra bài cũ : 
? Cảnh tượng con hổ trong vườn bách thú như thế nào?
GV gọi HS nhận xét
GV nhận xét và cho điểm
3/ Bài mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh con hổ trong chốn giang sơn hoang dã
*Gọi HS đọc đoạn 2 và 3. Tìm hiểu đoạn 2
?Trong nỗi nhớ của con hổ, cảnh núi rừng được miêu tả như thế nào?
Gv nhận xét
 ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn thơ trên?
GV nhận xét
?Việc dùng từ ngữ như thế đã tạo hiệu quả nghệ thuật gì trong việc miêu tả chốn rừng núi?
Giảng cho học sinh thấy được ý nghĩa nghệ thuật của đoạn này
?Trong nền cảnh ấy, chúa sơn lâm đã xuất hiện như thế nào?
Nhận xét
 ?Em có nhận xét gì về hìbbbnh ảnh chúa sơn lâm và sức mạnh của nó giữa đại ngàn?
Gv củng cố lại những chi tiết HS phát biểu
*Gọi HS đọc khổ thơ 3.
?Con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì?vào thời khắc nào? 
?Em có nhận xét gì về cảnh vật trong thời điểm khác nhau đó?
(Đó là thời hoàng kim tươi sáng thơ mộng của con hổ)
?Khổ thơ này về nhịp điệu có gì đặc biệt?Các câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng con hổ như thế nào?
Gv giảng thêm cho HS hiểu:
 Có thể nói, bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ, bị “nhục nhằn tù hãm”, cũng “gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt” và tiếc thương khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công vẻ vang của dân tộc. Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng.
? Lời nhắn gửi ấy có nội dung gì? Ý nghĩa của nó đối với tâm trạng của con người Việt Nam thuở ấy?
Hoạt động 4: Tổng kết nội dung và nghệ thuật
GV cho HS tổng kết lại nội dung bài học qua phần ghi nhớ 
4/ Củng cố: HS thấy được tâm trang của một lớp người trong XH đương thời qua lời tâm sự của con hổ
5/ Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ. Nắm nội dung trong phần mới tìm hiểu
Chuẩn bị tiết viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
BCSS
Trả lời
Nhận xét 
Đọc đoạn 2 và 3
Tìm những chi tiết miêu tả cảnh núi rừng trong đoạn 3
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ
Tìm những chi tiết miêu tả sự xuất hiện của vị chúa sơn lâm
Đọc đoạn 3
Tìm hiểu những chi tiết miêu tả cảnh núi rừng trong tâm trí của vị lãnh hổ
Ý nghĩa: Đó là nỗi căm ghét u uất cảnh đời nô lệ của người dân Việt Nam nhưng vẫn thuỷ chung, son sắt với giống nòi, non nước.
Đọc ghi nhớ
2.Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hoang dã.
* Đoạn 2: 
+ Cảnh núi rừng trong nỗi nhớ của con hổ: 
_.....bóng cả ,cây già.
_ ..tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi.
_...thét khúc trường ca dữ dội.
_...bước chân dõng dạc đường hoàng.
+ Sự xuất hiện của vị chúa sơn lâm: 
_Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
_Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
èVẻ đẹp mãnh liệt oai hùng của chúa rừng giữa thiên nhiên hoang dã.
* Đoạn 3:
+ Những kỉ niệm được nhớ lại
Còn đâu?
_...những đêm vànguống ánh trăng tan
_...những ngày mưangắm giang sơn 
-> Đó là thời hoàng kim tươi sáng thơ mộng của con hổ. Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đó.
3. Lời nhắn gửi.
 Nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, căm hờn, u uất vì đang bị cầm tù nhưng vẫn mãi thuỷ chung với non nước cũ.
III/ Tổng kết
 Ghi nhớ : SGK
IV/Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 20	Ngày soạn: 28/12/2008
Tiết 75: 	 Ngày dạy: 2/1/2009
 Tiếng Việt CÂU NGHI VẤN
 I/ MUC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
 - Nắm được chức năng chính của câu nghi vấn
2/ Kĩ năng: Phân biệt kiểu câu nghi vấn với các kiểu câu khác. 
 3/ Thái độ: 	 Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: ĐDDH: Bảng phụ
 PP: Thảo luận nhóm, vấn đáp, gợi tìm.
2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi HD trong SGK 
	 Bảng phụ của tổ (Hoạt động nhóm)
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1/Ổn định lớp: KDSS
2/Kiểm tra bài cũ : 
? Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
3/ Bài mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, hình thức và chức năng của câu nghi vấn
 Gọi HS đọc VD trong sgk.GV treo bảng phụ.
?Trong đoạn đối thoại trên câu nào là câu nghi vấn?
GV gợi ý : thế nào là nghi vấn
Nhận xét việc tìm câu nghi vấn
?Những dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
GV nhận xét và chốt lại nội dung
?Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng làm gì?
GV chốt lại nội dung của toàn bài 
 ?Tóm lại, đặc điểm và công dụng của câu nghi vấn là gì? 
*Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: HD luyện tập
BT1. Xác định câu nghi vấn :
Gv cho HS lên bảng tìm
Cho HS dưới lớp nhận xét
GV cho điểm
BT2. Xác định hình thức câu nghi vấn.
Gv cho HS lên bảng tìm
Cho HS dưới lớp nhận xét
GV cho điểm
HD HS làm các BT còn lại theo HD trong SGK
4. Củng cố
 Câu nghi vấn chủ yếu dùng để lảm hỏi. 
5. Dặn dò
- Học bài.
- Soạn bài: Viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo các câu hỏi trong SGK
BCSS
Trình bày phần chuẩn bị
Đọc các VD trong SGK
Nhận xét câu nghi vấn
Tìm các từ ngữ có tính chất ngh ... i dung tường trình cần trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu qu ai chịu trách nhiệm.
II/Luyện tập
Bài tập 1
a. Bạn học sinh vi phạm kỷluật viết bản tường trình gởi cô giáo chủ nhiệm.
b. Tình huớng này thì bạn chi đội trưởng phải viết văn bản báo cáo.
c. Sự việc này, bạn Hoa phải viết văn bản báo cáo . 
2/ Tình huống gặp trong cuộc sống:
_ Khi vào nhà sách mà em bị mất xe. Em cần viết văn bản tường trình nhờ các chú công an giải quyết.
_ Trong lớp em các bạn nam đã để xảy ra chuyện mất đoàn kết với nhau. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu các bạn nam viết bản tường trình rồi nộp cho cô giáo.
IV/Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 34	 	Ngày soạn: 15/4/2009
Tiết 129 	 Ngày dạy: 20/4/2009
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Qua giờ trả bài kiểm tra Văn, củng cố lại kiến thức về các văn bản văn học. 
2/ Kĩ năng: Tự nhìn nhận được khả năng của chính mình.
3/ Thái độ: Củng cố lại kiến thức của chính mình
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: ĐDDH: 
PP: Vấn đáp, gợi tìm, thảo luận
2. Học sinh: Trả lời tất cả các câu hỏi chưa là được trong bài kiểm tra
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
Ghi bảng
1/ Ổn định lớp: KDSS
2/ Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra phần chuần bị của HS
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Sửa chữa phần trắc nghiệm
GV đọc lại từng phần của đề kiểm tra gồm hai phần: lý thuyết và tự luận.
Gv nhận xét chung về bài làm của toàn lớp: Nhìn chung HS có học bài , hiểu nội dung câu hỏi
Phát bài cho HS. GV đưa ra đáp án, sửa chữa những hiểu nhầm câu hỏi trong một số câu
Hoạt động 2: Sửa chữa phần tự luận
Phần tự luận, HS diễn đạt tốt, xây dựng đoạn chặt chẽ, dùng câu hoàn chỉnh, có liên kết, hiểu được yêu cầu cơ bản của từng câu hỏi,Cho HS trình bày đáp án, GV nhận xét và sửa chữa
GV gọi điểm vào sổ và thống kê điểm
4, Củng cố: 
Nhắc những nhược điểm cho HS cần tránh ở các bài kiểm tra lần sau
5. Dặn dò:Nắm kiến thức chưa sâu trong nội dung đã học sau khi kiểm tra
- Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt
BCSS
Trả lời câu hỏi
Đối chiếu đáp án với bài làm của mình
Ghi chép(nếu cần thiết)
Nhắc lại nội dung đã kiểm tra
I/ Phần trắc nghiệm
I/Trắc nghiệm(3điểm):
1) Mỗi câu HS chọn đúng được 0,5 điểm
1. A 	2. B 	3. C 	 	 	
4. D 	 5. A 	6. C 	 
II/Tự Luận(7điểm):
Câu 1: ( 2đ )
Học để làm người
Câu 2:(2đ)
- Đi bộ cho ta được tự do
- Đi bộ cho ta trau dồi tri thức
- Đi bộ cho ta cĩ sức khỏe và tinh thần thỏa mái
Câu 3: (3đ)
Vì Đại La thuận lợi về:
- Vị thế địa lí
- Về vị thế chính trị và văn hĩa
IV/Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 34	 	Ngày soạn: 17/4/2009
Tiết 131 	 Ngày dạy: 24/4/2009
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Qua giờ trả bài củng cố lại kiến thức văn nghị luận. 
2/ Kĩ năng: Tự nhìn nhận được khả năng của chính mình.
3/ Thái độ: Củng cố lại kiến thức của chính mình
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: ĐDDH: 
PP: Vấn đáp, gợi tìm, thảo luận
2. Học sinh: lập dàn bài
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
Ghi bảng
1/ Ổn định lớp: KDSS
2/ Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
GV nhận xét , cho điểm HS
3. Bài mới : 
Hoạt động 1: Nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Nhìn chung HS hiểu yêu cầu của đề bài, biết xây dựng bố cục của kiểu bài văn nghị luận Chuẩn bị, tìm hiểu tư liệu kỹ lưỡng.
- Phần lớn các em nắm vững thể loại, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Có một số em sáng tạo trong cách viết, có kết hợp yếu tố biểu cảm.
Tư tửng nhân nghĩa được trình bày rõ ràng
* Khuyết điểm:
- Một số HS chưa đọc kĩ yêu cầu của đề bài dẫn đến việc hiểu sai yêu cầu của đề: 
Chú ý viết bài văn nghị luận một quan điểm. Một số bài diễn đạt còn dài dòng, lan man.
- Kiến thức chưa chuẩn xác, bịa đặt.
- Chưa biết kết hợp các phương pháp thuyết minh để bài làm phong phú, sinh động.
- Viết sai ngữ pháp, dùng từ sai, sai lỗi chính tả.
Hoạt độngt 2: Sửa bài
Gv yêu cầu HS đọc lại yêu cầu của đề bài
GV ghi đề bài lên bảng
HD HS thực hiện các yêu cầu khi viết một bài nghị luận. Gọi 2 HS viết phần dàn ý trên bảng
GV sửa phần dàn ý. Treo dàn ý lên bảng phụ (Dàn ý trong bài viết số 6)
Hoạt động 3: Trả bài
GV phát bài. Giải quyết vướng mắc từ HS
Gọi 2 HS có bài viết suất sắc đọc bài trước lớp
Cho HS nhận xét. GV chốt lại
GV vào điểm, thống kê điểm.
Ra đề cho HS về nhà làm
Viết lại yêu cầu của đề bài
4. Củng cố : Nghị luận về tư tưởng nhân nghĩa của tác giả nguyễn Trãi
5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết Oân tập Tiếng Việt qua bài tiết 114
BCSS
Trả lời
Đọc lại yêu cầu của đề, lập dàn ý
Nhận ra những ưu và khuyết điểm bài viết của chính mình
Nhắc lại đề
Nhắc lại các bước viết bài văn
Quan sát dàn ý, ghi chép
2 HS đọc bài
A.ĐỀ BÀI:
 Hãy bình luận quan niệm đạo đức của người xưa trong bài ca dao:
 Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 1/Hình thức( 1 điểm):
- Lời văn trong sáng, rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, viết đúng chính tả. 
	- Bài làm phải cĩ bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 2) Nội dung( 6 điểm):
A. Mở bài(1 điểm):
- Nêu truyến thống đạo đức của dân tộc ta.
- Quan niệm về chữ hiếu trong mọi thời đại.
 B. Thân bài(4điểm): 
I. Giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên
1/ Cơng cha, nhĩa mẹ to lớn như thế nào?
 - Hình ảnh so sánh núi Thái Sơn và nước trong nguồn.
 - Khẳng định cơng lao của cha mẹ.
2/ Đạo làm con phải thờ kinh cha mẹ như thế nào?
II/ Bình luận bài ca dao:
1/ Khẳng định lờii khuyên của bài ca dao là hồn tồn đúng.
- Hiếu với cha mẹ thì phải như thế nào?
- Tại sao con phải cĩ hiếu với cha mẹ
2/ Mở rộng vấn đề:
- Trong thời đại ngày nay, chúng ta vẫn phải kế thừa truyến thống trên
- Nhiệm vụ của một người con cĩ hiếu.
C. Kết bài(1điểm): 
Tác dụng của bài ca dao với mọi người và mọi thời đại
IV/Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 34	 	Ngày soạn: 17/4/2009
Tiết 132 	 Ngày dạy: 24/4/2009
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 HKII với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của văn bản .
2/ Kĩ năng: Tổng hợp kiến thức
 3/ Thái độ: Oân tập kiến thức của toàn học kì
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: ĐDDH: Mẫu thống kê
 PP: Vấn đáp, gợi tìm
2. Học sinh: lập bảng thống kê theo HD
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1/ Ổn định lớp: KDSS
2/ Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra phần chuẩn bị ĐD của học sinh
3. Bài mới :
Hoạt động 1 :Hoàn thành bảng thống kê
GV kiểm tra phần chuẩn bị(đã giao cho các nhóm hoàn thành trong tiết tự chọn) Gv củng cố
Học sinh xem lại bảng hệ thống bài 31 nhắc lại các văn bản nghị luận . Xác định các văn nghị luận trung đại (dưới các thể văn khác nhau : Chiếu , hịch, cáo, luận ) 
_ Lưu ý : VBNL trong SGK đều là bảng dịch nguyên tác làø Hán ngữ và Pháp ngữ .
 VBNL được học đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước . Tác giả là những người trong cuộc, có tên tuổi chói lọi trong lịch sử . Tác phẩm nghị luận của các vị vừa là áng văn chương bất hủ vừa là những văn kiện lịch sử quan trọng, kết tinh tinh thần ,ý chí , ý thức của cả dân tộc về độc lập dân tộc và lòng yêu nước thương nòi .
 Hoạt động 2 :
? Thế nào là văn nghị luận ?Nghị luận trung đại có gì khác với nghị luận luận hiện đại ?
GV tổng kết
Hoạt động 3 :
? Hãy chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài 22,23,24,25,26 đều viết có lý có tình , có chứng cớ nên đều có sức thuyết phục cao ? 
 _ Có lí : có luận điểm xác đáng , lập luận chặt chẽ 
 _ Có tình : là có cảm xúc
 _ Có chứng cứ : là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm .
 Hoạt động 4 :? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó ?
 ? So với bài Sông núi nước Nam ( lớp 7 ) cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập , em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản
Nước Đại Việt ta có điểm gì mới 
4.Củng cố: Nắn nội dung các văn bản
5 ) Dặn dò : Ôn tập thi HKII theo phần ôn tập
BCSS
Trình bày phần chuẩn bị
® NLTĐ : văn phong cổ ( từ ngữ cổ , hình ảnh 
ước lệ, câu văn biến ngẫu, điển tích, điển cố
) . Thường mang dấu ấn của thế giới quan con người trung đại : tư tưởng “ thiên mệnh “ (Chiếu
dời đô ), đạo “thần chủ “ ( Hịch tướng sĩ ), lý tưởng nhân nghĩa ( Nước Đại Việt ta ), tâm lý sùng cổ noi gương tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở thời đã qua
dẫn đến việc sử dụng điển tích, điển cố rất phổ biến .
_ NLHĐ : đều không có những đặc điểm trên , viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần đời
sống .
3 yếu tố : lí, tình , chứng cứ kết hợp chặt chẽ trong văn nghị luận mà yếu tố có lí là chủ chốt 
1/ Bảng thống kê: Văn nghị luận :
(Theo mẫu đã chuản bị)
2/ Sự khác biệt giữa nội dung và hình thức
a/ Văn nghị luận :
* Nghị luận trung đại :
 Văn phong cổ nổi bật là từ ngữ cổ,
diễn đạt cổ : hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biến ngẫu sóng đôi , dùng nhiều điển tích, điển cố.
* Nghị luận hiện đại :
 Câu văn viết giản dị, gần gũi với lời nói đời thường.
* Các văn bản nghị luận đều có lý, có tình, có chứng cớ , có sức thuyết phục cao.
3/ Nội dung các văn bản bài 22 , 23,24 
+ Giống : đều bao trùm tinh thần dân tộc sâu sắc .
+ Khác :
_ Thể chiếu , hịch , cáo
_ ý chí tự cường ( Chiếu dời đô)
_ tinh thần bất khuất quyết chiến , quyết thắng ( Hịch tướng sĩ)
_ ý thức tự hào vì một nước độc lập
( Bình Ngô đại cáo)
* Tác phẩm Bình Ngô đại cáo :
_ Được coi là bản TNĐL vì khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập , đó là chân lý hiển nhiên.
_ So với bài Sông núi nước Nam có điểm mới:
Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ ( Sông núi nước Nam ) và chủ quyền ( vua Nam ở ) thì BNĐC được mở rộng bổ sung có ý nghĩa sâu sắc : Đó là nền văn hiến lâu đời , phong tục tập quán , truyền thống lịch sử .
IV/Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang ngu van 8.doc