Bài 13. Bài tập về không gian véctơ

Bài 13. Bài tập về không gian véctơ

Xét xem R2 có là không gian véctơ hay không với phép cộng và phép nhân vô hướng sau:

(a1, a2) + (b1, b2) = (a1 + b1, a2 + b2)

a(a1, a2) = (aa1, 0)

Giải. Bạn đọc có thể kiểm tra trực tiếp rằng 7 điều kiện đầu của không gian véctơ đều thỏa mãn, riêng điều kiện thứ 8 không thỏa mãn vì với α = (1, 1), khi đó: 1α = 1(1, 1) = (1, 0) 6= α.

Vậy R2 với các phép toán trên không là không gian véctơ vì không thỏa mãn điều kiện8.

2. Chứng minh rằng một không gian véctơ hoặc chỉ có một véctơ, hoặc có vô số véctơ.

pdf 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 4179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 13. Bài tập về không gian véctơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI SỐ CƠ BẢN
(ÔN THI THẠC SĨ TOÁN HỌC)
Bài 13. Bài tập về không gian véctơ
PGS TS Mỵ Vinh Quang
Ngày 10 tháng 3 năm 2006
1. Xét xem R2 có là không gian véctơ hay không với phép cộng và phép nhân vô hướng sau:
(a1, a2) + (b1, b2) = (a1 + b1, a2 + b2)
a∗(a1, a2) = (aa1, 0)
Giải. Bạn đọc có thể kiểm tra trực tiếp rằng 7 điều kiện đầu của không gian véctơ đều
thỏa mãn, riêng điều kiện thứ 8 không thỏa mãn vì với α = (1, 1), khi đó: 1∗α = 1∗(1, 1) =
(1, 0) 6= α.
Vậy R2 với các phép toán trên không là không gian véctơ vì không thỏa mãn điều kiện
8.
2. Chứng minh rằng một không gian véctơ hoặc chỉ có một véctơ, hoặc có vô số véctơ.
Giải. Giả sử V là không gian véctơ và V có nhiều hơn 1 véctơ, ta chứng minh V chứa
vô số véctơ. Thật vậy, vì V có nhiều hơn một véctơ nên tồn tại véctơ α ∈ V , α 6= 0. Khi
đó, V chứa các véctơ aα với a ∈ R. Mặt khác:
∀a, b ∈ R, aα = bα ⇔ (a− b)α = 0
⇔ a− b = 0 ( vì α 6= 0)
⇔ a = b
Bởi vậy có vô số các véctơ dạng aα, a ∈ R, do đó V chứa vô số véctơ.
3. Xét sự ĐLTT, PTTT. Tìm hạng và hệ con ĐLTT tối đại của các hệ véctơ sau:
a α1 = (1, 0,−1, 0), α2 = (1, 2, 1, 1), α3 = (3, 2, 3, 2), α4 = (1, 1, 2, 1)
b α1 = (1, 0, 0,−1), α2 = (2, 1, 1, 0), α3 = (1, 1, 1, 1), α4 = (1, 2, 3, 4), α5 = (0, 1, 2, 3).
Giải. a. Lập ma trận A tương ứng và tìm hạng của ma trận A:
1
A =

1 0 −1 0
1 2 1 1
3 2 3 2
1 1 2 1
 −→

1 0 −1 0
0 2 2 1
0 2 6 2
0 1 3 1
 −→

1 0 −1 0
0 1 3 1
0 2 2 1
0 2 6 2

−→

1 0 −1 0
0 1 3 1
0 0 −4 −1
0 0 0 0

Vậy rankA = 3, ít hơn số véctơ, nên hệ trên là hệ PTTT. Vì 3 dòng khác không của
ma trận ứng với các véctơ α1, α4, α2, nên hệ con ĐLTT tối đại của α1, α2, α3, α4 là
α1, α4, α2 và rank{α1, α2, α3, α4} = 3.
b. Giải tương tự câu a., bạn đọc tự giải.
4. Cho hệ véctơ α1, α2, . . . , αm ĐLTT trong không gian véctơ V . Chứng minh
a. Hệ véctơ β1 = α1, β2 = α1 + α2, . . ., βm = α1 + α2 + . . .+ αm cũng ĐLTT.
b. Hệ véctơ:
γ1 = a11α1+ . . . +a1mαm
γ2 = a21α1+ . . . +a2mαm
...
...
. . .
...
γm = am1α1+ . . . +ammαm
ĐLTT khi và chỉ khi detA 6= 0, trong đó
A =

a11 a12 . . . a1m
a21 a22 . . . a2m
...
...
. . .
...
am1 am2 . . . amm

Giải. a. Giả sử b1β1 + b2β2 + . . .+ bmβm = 0 với bi ∈ R
⇔ b1α1 + b2(α1 + α2) + . . .+ bm(α1 + . . .+ αm) = 0
⇔ (b1 + . . .+ bm)α1 + (b2 + . . .+ bm)α2 + . . .+ bmαm = 0
Vì α1, . . . , αm ĐLTT nên ta có:
b1 + b2+ . . . +bm−1 +bm = 0
b2+ . . . +bm−1 +bm = 0
. . .
...
...
...
bm−1 +bm = 0
bm = 0
Suy ngược từ dưới lên, ta có: bm = bm−1 = . . . = b1 = 0.
Vậy β1, . . . , βm ĐLTT.
b Giả sử c1γ1 + c2γ2 + . . .+ cmγm = 0 với cj ∈ R
⇔ (a11c1 + a21c2 + . . .+ am1cm)α1 +(a12c1 + a22c2 + . . .+ am2cm)α2 + . . .+(a1mc1 +
a2mc2 + . . .+ ammcm)αm = 0
2
⇔
a11c1 + a21c2 + . . . + am1cm = 0
a12c1 + a22c2 + . . . + am2cm = 0
...
...
. . .
...
...
a1mc1 + a2mc2 + . . . + ammcm = 0
(∗) Hệ véctơ γ1, γ2, . . . , γm
ĐLTT khi và chỉ khi hệ phương trình tuyến tính (∗) có nghiệm duy nhất (0, 0, . . . , 0)
khi và chỉ khi ma trận các hệ số của hệ (∗) không suy biến khi và chỉ khi detA 6= 0.
5. Hệ véctơ α1, α2, . . . , αm biểu thị tuyến tính được qua hệ véctơ β1, β2, . . . , βn. Chứng minh
rank{α1, . . . , αm} 6 rank{β1, . . . , βn}.
Giải. Giả sử αi1 , . . . , αik và βj1 , . . . , βjl lần lượt là hệ con ĐLTT tối đại của các hệ véctơ
α1, . . . , αm và β1, . . . , βn. Vì hệ α1, . . . , αm biểu thị tuyến tính được qua hệ β1, . . . , βn nên
hệ αi1 , . . . , αik biểu thị tuyến tính được qua hệ βj1 , . . . , βjl , mặt khác hệ αi1 , . . . , αik độc lập
tuyến tính nên theo Bổ đề cơ bản ta có k 6 l tức là rank{α1, . . . , αm} 6 rank{β1, . . . , βn}.
6. Cho 2 hệ véctơ cùng hạng, hệ đầu biểu thị tuyến tính được qua hệ sau. Chứng minh 2 hệ
véctơ tương đương.
Giải. Giả sử α1, . . . , αm (α), β1, . . . , βn (β) thỏa mãn đề ra. Vì hai hệ véctơ cùng hạng
nên ta có thể giả sử rank(α) = rank(β) = k, đồng thời αi1 , . . . , αik và βj1 , . . . , βjk lần
lượt là hệ con ĐLTT tối đại của các hệ véctơ (α) và (β). Vì hệ (α) biểu thị tuyến tính
được qua hệ (β) nên hệ αi1 , . . . , αik biểu thị tuyến tính được qua hệ βj1 , . . . , βjk , lại do hệ
αi1 , . . . , αik ĐLTT nên theo Bổ đề cơ bản, ta có thể thay k véctơ αi1 , . . . , αik , cho k véctơ
βj1 , . . . , βjk để được hệ véctơ mới αi1 , . . . , αik tương đương với hệ véctơ βj1 , . . . , βjk , tức là
αi1 , . . . , αik tương đương với βj1 , . . . , βjk . Mặt khác, αi1 , . . . , αik tương đương với hệ (α),
βj1 , . . . , βjk tương đương với hệ (β), do đó ta có hệ (α) tương đương với hệ (β).
7. Trong R4 cho hệ véctơ
u1 = (1, 1, 1, 1), u2 = (2, 3,−1, 0), u3 = (−1,−1, 1, 1)
Tìm điều kiện cần và đủ để hệ véctơ u = (x1, x2, x3, x4) biểu thị tuyến tính được qua hệ
u1, u2, u3.
Giải. Véctơ u biểu thị tuyến tính được qua hệ u1, u2, u3 khi và chỉ khi phương trình
u = y1u1 + y2u2 + y3u3 có nghiệm khi và chỉ khi hệ sau có nghiệm:
1 2 −1 x1
1 3 −1 x2
1 −1 1 x3
1 0 1 x4
 −→

1 2 −1 x1
0 1 0 −x1 + x2
0 −3 2 −x1 + x3
0 −3 2 −x1 + x4

−→

1 2 −1 x1
0 1 0 −x1 + x2
0 0 2 −4x1 + 3x2 + x3
0 0 2 −3x1 + 2x2 + x4
 −→

1 2 −1 x1
0 1 0 −x1 + x2
0 0 2 −4x1 + 3x2 + x3
0 0 0 x1 − x2 − x3 + x4

Do đó hệ có nghiệm khi và chỉ khi x1−x2−x3+x4 = 0. Bởi vậy véctơ u = (x1, x2, x3, x4)
biểu thị tuyến tính được qua u1, u2, u3 khi và chỉ khi x1 − x2 − x3 + x4 = 0.
3
8. Trong R3[x] cho các hệ véctơ:
u1 = x
3 + 2x2 + x+ 1
u2 = 2x
3 + x2 − x+ 1
u3 = 3x
3 + 3x2 − x+ 2
Tìm điều kiện để véctơ u = ax3 + bx2 + cx+ d biểu thị tuyến tính được qua hệ u1, u2, u3.
Giải. Cách giải bài này tương tự như bài tập 7. Chi tiết cách giải xin dành cho bạn
đọc.
9. Trong R3 cho các hệ véctơ:
u1 = (1, 2, 1), u2 = (2,−2, 1), u3 = (3, 2, 2) (U)
v1 = (1, 1, 1), u2 = (1, 1, 0), v3 = (1, 0, 0) (V )
a. Chứng minh (U), (V ) là cơ sở của R3
b. Tìm các ma trận đổi cơ sở từ (U) sang (V ) và từ (V ) sang (U).
Giải. a. Lập ma trận U mà các dòng của U là các véctơ u1, u2, u3
U =
 1 2 12 −2 1
3 2 2
, ta có detU = 2 6= 0.
Do đó hệ véctơ u1, u2, u3 độc lập tuyến tính vì dimR3 = 3 nên u1, u2, u3 là cơ sở của
R3. Tương tự v1, v2, v3 là cơ sở của R3.
b. Giải tương tự như ví dụ 1, bài 11, sau đây là chi tiết cách giải:
Để tìm ma trận TUV ta giải 3 hệ sau: 1 2 3 1 1 12 −2 2 1 1 0
1 1 2 1 0 0
 −→
 1 2 3 1 1 10 −6 −4 −1 −1 −2
0 −1 −1 0 −1 −1

 1 2 3 1 1 10 −1 −1 0 −1 −1
0 −6 −4 −1 −1 −2
 −→
 1 2 3 1 1 10 −1 −1 0 −1 −1
0 0 2 −1 5 4

Hệ 1: a3 = −1
2
, a2 = −a3 = 1
2
, a1 = 1− 2a2 − 3a3 = 3
2
Hệ 2: b3 =
5
2
, b2 = 1− a3 = −3
2
, b1 = 1− 2b2 − 3b3 = −7
2
Hệ 3: c3 = 2, c2 = 1− c3 = −1, c1 = 1− 2c2 − c3 = −3
Vậy TUV =
 a1 b1 c1a2 b2 c2
a3 b3 c3
 =
 32 72 −31
2
3
2
−1
1
2
5
2
2

Việc tìm ma trận TV U xin dành cho bạn đọc.
10. Trong R2 cho các cơ sở (α), (β), (γ). Biết Tαβ =
[
1 1
2 1
]
,Tγβ =
[
3 1
2 1
]
và cơ sở
(γ) : γ1 = (1, 1), γ2 = (1, 0). Tìm cơ sở (α).
4
Giải. Đầu tiên ta tìm cơ sở (β):
Do Tγβ =
[
3 1
2 1
]
nên β1 = 3γ1 + 2γ2 = (5, 3), β2 = γ1 + γ2 = (2, 1). Mặt khác ta có
Tαβ =
[
1 1
2 1
]
nên Tβα = T
−1
αβ =
[ −1 1
2 −1
]
do đó:
α1 = −β1 + 2β2 = (−1,−1)
α2 = β1 − β2 = (3, 2)
Vậy cơ sở (α) = α1 = (−1,−1), α2 = (3, 2).
11. Cho R+ là tập các số thực dương. Trong R+ ta định nghĩa 2 phép toán
(a) ∀x, y ∈ R+ : x⊕ y = xy
(b) ∀a ∈ R, x ∈ R+ : a ∗ x = xa
Biết rằng, (R+,⊕, ∗) là KGVT. Tìm cơ sở, số chiều của KGVT R+.
Giải. Với mọi véctơ x ∈ R+ ta có:
x⊕ 1 = x.1 = x do đó véctơ không trong KGVT R+ là 1.
Với mỗi véc tơ α ∈ R+, α khác véctơ không (tức là α 6= 1) ta chứng minh {α} là hệ
sinh của R+. Thật vậy ∀x ∈ R+ ta có: x = αlogα x = (logα x) ∗ α = a ∗ α trong đó
a = logα x ∈ R. Vậy x luôn biểu thị tuyến tính được qua hệ gồm 1 véctơ {α}.
Mặt khác vì α khác véctơ không nên hệ {α} là hệ véctơ độc lập tuyến tính. Vậy dim
R+ = 1 và cơ sở của R+ là hệ gồm 1 véctơ {α} với α là số thực dương, khác 1.
12. Cho V =
{[
a −b
b a
]
, a, b ∈ R
}
biết rằng V cùng với phép cộng 2 ma trận và phép nhân 1 số với ma trận là KGVT.
Tìm cơ sở, số chiều của V .
Giải. Xét 2 véctơ trong V :
A1 =
[
1 0
0 1
]
, A2 =
[
0 −1
1 0
]
Khi đó, với mọi véctơ X =
[
a −b
b a
]
∈ V ta luôn có X = a.A1 + b.A2. Vậy {A1, A2} là
1 hệ sinh của V .
Mặt khác, với mọi a, b ∈ R ta có
a.A1 + b.A2 = 0⇔ a.A1 + b.A2 =
[
0 0
0 0
]
⇔
[
a −b
b a
]
=
[
0 0
0 0
]
⇔ a = 0, b = 0
do hệ véctơ {A1, A2} độc lập tuyến tính.
Vậy {A1, A2} là cơ sở của V và dim V = 2
1
1Đánh máy: LÂM HỮU PHƯỚC, Ngày: 15/02/2006
5

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai13.pdf