ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO
NĂM HỌC 2008 – 2009. MÔN VĂN 12
Thời gian 150 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: Phần dùng chung cho tất cả thí sinh
Câu 1: (2 điểm) : Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê.
Câu 2: (3 điểm) Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế ?”
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải như thế".
Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
ĐỀ 1 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO NĂM HỌC 2008 – 2009. MÔN VĂN 12 Thời gian 150 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I: Phần dùng chung cho tất cả thí sinh Câu 1: (2 điểm) : Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê. Câu 2: (3 điểm) Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị: Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế ?” Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải như thế". Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên. PHẦN II: Phần dành riêng cho từng ban. Thí sinh học ban nào thì làm theo ban đó. Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Câu 3b: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao Anh, chị hãy phân tích đoạn văn sau: "Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm là ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi ... (Trích "Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2) HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2008 – 2009 PHẦN I: Phần dùng chung cho tất cả thí sinh Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý: - Huê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn vĩ đại người Mỹ, đạt giải Nobel văn học năm 1954.(0,5đ) - Ông tham gia cả hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai (chống phát xít).(0,5đ) - Huê-minh-uê là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi” trong sáng tác văn chương.(0,5đ) - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả.(0,5đ) Câu 2: (3 điểm) - Yêu cầu về hình thức: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được hai ý sau: + Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là gia đình. (Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng) + Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. *Thang điểm: - Điểm 2 - 3 : Bài viết mạch lạc, truyền cảm. Đảm bảo đầy đủ yêu cầu. - Điểm 1 -2 : Bài viết hoặc chỉ có ý 1 nhưng vẫn trôi chảy, có cảm xúc,hoặc có đủ 2 ý nhưng còn mắc vài lỗi diễn đạt. -Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết được gì cả. PHẦN II: Phần dành riêng cho từng ban. Thí sinh học ban nào thì làm theo ban đó. Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn - Các ý chính cần đạt: 3.1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường: - Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương - đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ...). - Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà. - Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân...). - Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ. 3.2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng: - Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc. - Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à". - Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương. 3.3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ. Câu 3b: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao - Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, linh hoạt trong thao tác lập luận. Yêu cầu về nội dung: + Mâu thuẫn đầy xa xót đang xảy ra trong người đàn bà nhạy cảm nhưng mỏi mòn, câm lặng. + Từ đó, thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Thang điểm: Điểm 4 - 5 : Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bài viết giàu cảm xúc. Điểm 2 - 3 : Đáp ứng được yêu cầu. Diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc. Tuy nhiên, bài làm có chất văn. Điểm 0 - 1 : Bài viết quá sơ sài, lan man không đáp ứng yêu cầu của đề bài. Khuyến khích những bài làm có tính sang tạo. ------Hết------ ĐỀ 2 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học 2008-2009 Môn: văn Thời gian làm bài: 150 phút Câu I: (2 đ) Anh/chị hãy nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Câu II:(3 đ) Hãy viết một bài văn ngắn {không quá bốn trăm từ}phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Mỗi công dân cần có suy nghĩ và hành động như thế nào nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông ? Câu III (5,0 đ) Trong "Đất Nước" (trích trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm viết: “ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời .” (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.119). Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên ...................................................................................... ĐỀ 3 ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) Câu 1 (2 đ). Hãy tóm tắt truyện ngắn Số phận con người của M.Sôlôkhốp. Câu 2 (3 đ). Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về cách nhìn nhận sự vật, con người trong cuộc sống. II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm) A. Thí sinh Ban KHTN, CB chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a (5 điểm). Cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận biển Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 155) Câu 3b (5 đ) Ấn tượng của anh (chị) về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. B.Thí sinh Ban KHXH và NV chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a(5đ). Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Câu 3b(5 đ). Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong trong gia đình của Nguyễn Thi KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA ĐỀ THI I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) Câu 1.(2điểm) - Tóm tắt nội dung tác phẩm Số phận con người. Đại thể: + Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Xôcôlôp nhập ngũ, rồi bị thương, sau đó, anh lại bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít. Khi thoát được về với quân ta, anh nhận được tin vợ và con gái đã bị bom giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh cũng nhập ngũ và đang cùng anh tiến đánh Berlin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai của anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hy vọng cuối cùng của Xôcôlôp tan vỡ. + Kết thúc chiến tranh, Xôcôlôp giải ngũ, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Vania, bố mẹ đều bị chết trong chiến tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Vania làm con; chú bé ngây thơ tin rằng Xôcôlôp là bố đẻ của mình. Anh yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi nó như một nguồn vui lớn. + Tuy vậy, Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn, vì mất vợ, mất con, “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”. Do đó, anh thường phải thay đổi chỗ ở. Dù thế, Xôcôlôp vẫn cố giấu không để cho cháu bé Vania thấy nỗi đau khổ của mình. Câu 2.(3 điểm) - Kĩ năng: Xuất phát từ một vấn đề trong tác phẩm văn học để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn( không quá 400 từ) về quan điểm nhìn nhận, đánh giá bản chất sự việc, con người trong cuộc sống. Ý kiến trình bày lôgíc, diễn đạt chặt chẽ, bố cục rõ. - Nội dung: Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện, chánh án Đẩu mới vỡ lẽ và hiểu được nguyên nhân vì sao người đàn không thể nào bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Qua đó, ta càng thấy rõ: không thể dễ dàng đơn giản nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống: + Hiện tượng và bản chất của sự vật không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. + Mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp. + Mỗi mối quan hệ đều có sự tác động, chi phối đến sự vật, hiện tượng. + Do đó khi nhìn nhận con người phải có cách nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất của nó *Bài học cho bản thân. II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm) A. Thí sinh Ban KHTN, CB chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a.(5 điểm) - Kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học-cảm nhận một đoạn thơ trữ tình; k/c chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi hành văn.. - Kiến thức: Những ý chính cần có: + Những biểu hiện trái ngược nhau trong tâm trạng của người con gái đang yêu. + Hình ảnh ẩn dụ: sông chỉ con người, sóng chỉ tâm thức tình yêu của người phụ nữ.Con người không hiểu mình trong tuổi đang yêu. Chỉ đến với biển lớn của tình yêu người ta mới thực sự hiểu được chính mình. + Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời luôn xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, nhất là ở tuổi trẻ. Câu 3b.(5 điểm) - Kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, phân tích nhân vât. Bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi hành văn. Chữ viết rõ ràng. - Nội dung: học ... Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng điệu thiết tha chân thành... *Về nội dung: - Ở khổ đầu của đoạn thơ: Khát vọng trở về với nhân dân như là trở về với ngọn nguồn của sự sống. -Ở ba khổ còn lại: Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hy sinh thầm lặng, lớn lao của nhân dân. ( Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn rằng có lí lẽ, nhất quán và đặc biệt là phải bám sát văn bản đoạn thơ). c/ Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên, hoặc tuy ý chưa thật đầy đủ nhưng có sự cảm nhận tinh tế ở một số điểm, văn viết có cảm xúc.Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một số sai sót nhỏ. - Điểm 3: Tỏ ra hiểu nội dung chính của đoạn thơ. Trình bày được khoảng một nửa số ý nêu trên, hoặc có nêu được ý nhưng phân tích sơ sài.Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.Chữ viết rõ ràng. - Điểm 2: Chưa nắm được nội dung cơ bản của đoạn thơ, phân tích quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.Chữ viết cẩu thả. - Điểm 1: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. - Điểm 0: Không viết gì hoặc viết mà không liên quan đến đề bài. ** Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. ------------------------------------------------------------------------------- Đề 5 ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2008 -2009 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 150 phút (kkgđ) -------------***------------- Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" (Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu). Câu 2: (3 điểm) Cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả. Anh (chị ) có suy nghĩ gì về mối quan hệ đó? (Viết không quá 400 từ). Câu 3: (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu sau ( Câu 3a hoặc 3b): 3a. Đến với "Vợ chồng A Phủ " của Tô Hoài, ta nhận thấy: Từ đêm tình mùa xuân đến đêm đông ở Hồng Ngài là quá trình phát triển tâm lí, tính cách của Mỵ để quyết định giải phóng cuộc đời mình. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật Mỵ qua hai đêm tối đó. 3b. Đến với " Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, ta nhận thấy Anh hùng Tnú là nhân vật mang tầm vóc sử thi nhưng cũng rất chân thực, đời thường. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Tnú? ----------Hết--------- HƯỚNG DẪN CHẤM: THI THỬ NGỮ VĂN 12 Câu 1 :(2đ) a. Yêu cầu về kiến thức: Hs có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau,nhưng cần nêu được các kiến thức chính sau : - " Chiếc thuyền ngoài xa " là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. - Cách nhìn nhận và tiếp cận nghệ thuật chân chính : xa và gần, ngoài và thẳm sâu. b.Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên,có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Chỉ nêu được một trong hai ý trên hoặc có nêu cả 2 ý nhưng không đầy đủ, còn mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm 0: Sai hoàn toàn kiến thức hoặc không làm được gì. Câu 2 : (3đ) a. Yêu cầu kỹ năng : - Biết cách làm bài văn NLXH về 1 tư tưởng – đạo lý trong nhận thức, tâm hồn, tính cách, quan hệ gia đình, xã hội. - Kết cấu chặt chẽ; thao tác lập luận rõ ràng; dẫn chứng sát thực; diễn đạt rõ ràng chân phương và bóng bẩy nghệ thuật. - Hạn chế tối đa mắc lối dùng từ, chính tả, ngữ pháp. b. Yêu cầu kiến thức: Xác định được nội dung trọng tâm là từ cách so sánh ví von: cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả (cá nhân là nhỏ bé – giọt nước; tập thể là lớn lao- biển cả), học sinh sẽ thấy được yêu cầu bàn bạc và làm sáng tỏ. Giải thích mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng mức độ cơ bản trong yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Bài quá sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài có đoạn tản mạn. - Điểm 0: Chưa làm được gì. Câu 3: (5đ) 3a. * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần có ý thức cảm nhận quá trình diễn biến tâm trạng của Mị trong mối quan hệ với toàn bộ tác phẩm để nhận thức đầy đủ vẻ đẹp nghệ thuật, nội dung truyện ngắn. Phần cảm nhận cần được diễn đạt lưu loát, sáng rõ, sử dụng các thao tác lập luận. * Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý sau: - Về nội dung: Cảm nhận về diễn biến tâm lý của Mị. + Đêm tình mùa xuân: Tâm hồn chai sạn của Mị bỗng dưng thức tỉnh. + Đêm đông cứu A Phủ: Quyết định cởi trói cho A Phủ và giải phóng đời mình. - Về nghệ thuật: + Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật sắc sảo. + Dựng cảnh, không khí đặc trưng của miền núi Tây Bắc. 3b. * Yêu cầu kĩ năng: Học sinh có ý thức cảm nhận vẻ đẹp của Tnú trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Kết hợp 2 vẻ đẹp trên trong hình tượng Tnú. Phần cảm nhận lưu loát, sáng rõ. Sử dụng các thao tác lập luận. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách nhưng thể hiện các ý sau: - Nội dung: + Vẻ đẹp sử thi: Phẩm chất lý tưởng của cộng đồng. + Đời thường: Nỗi đau gia đình, tình cảm gắn bó với quê hương, tính cách rất cụ thể, rất riêng không thể lẫn với những nhân vật khác. - Nghệ thuật: Khuynh hướng sử thi, ngôn ngữ, phong tục đậm bản sắc Tây Nguyên. * Biểu điểm cho câu 3a và 3b: Điểm 5: Kĩ năng phân tích tốt, đầy đủ các ý, bài văn mạch lạc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Còn vài lỗi diễn đạt không cơ bản. Điểm 4: Kĩ năng phân tích tương đối tốt, đầy đủ các ý. Bài tương đối rõ về kết cấu, câu văn suôn sẻ. Còn vài lỗi diễn đạt không cơ bản. Điểm 3: Biết cách phân tích nhưng chưa xác định đầy đủ các nội dung cần thiết. Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài quá sơ sài, tản mạn. Diễn đạt quá yếu. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì. * Lưu ý: - Trân trọng những bài viết có cách hành văn giàu chất văn hoặc có những suy nghĩ riêng hợp lý. - Điểm lẽ toàn bài tính đến 0,5. ---------Hết--------- ĐỀ 6 ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT I.Phần chung cho tất cả thí sinh:(5 điểm) Câu1(2 điểm):Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hê-Minh –Uê. Câu 2(3 điểm): Sống đẹp trong học sinh hiện nay. II.Phần riêng(5 điểm) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn(5 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: Ở ngoài kia đai dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. ( Ngữ văn 12 chuẩn tập 1,NXBGiáo dục,trang 156) Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao(5 điểm) Vẻ đẹp người nghệ sĩ Lor-Ca.qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-Ca của nhà thơ Thanh Thảo. ĐÁP ÁN: I.Phần chung: Câu1: Đảm bảo các ý chính sau: +Hê-minh-uê. Sinh 1899-mất 1961,xuất thân từ một gia đình trí thức tại bang I-li-noi, là nhà văn Mĩ xuất xắc được tặng giải thưởng Nô-ben văn học 1954 +Ông từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới I&II +Có đóng góp lớn trong viêc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới +Là người đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi” trong lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc của văn học hiện đại Mĩ +Dù viết về đề tài gì thì ông cũng nhằm mục đích “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” +Ông đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với những tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai(1940) Câu2: -Về kĩ năng:Biết cách làm bài nghị luận xã hội(nghị luận vềmột tư tưởng đạo li),có cách lập luận chằt chẽ, lưu loát. -Về kiến thức:Có thể có nhiều cách trình bày quan niệm ,ý kiến khác nhau ,song cần chân thầnh thiết thực và thuyết phục. Vận dụng tốt kiến thức xã hội,cần làm rõ các ý sau: +Giải thích vấn đề:Thế nào là sống đẹp?Sống đẹp là sống có lý tưởng, mục đích, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống văn minh, lịch sự +Phân tích những biểu hiện của sống đẹp trong học sinh: *Có ước mơ, hoài bão, luôn nổ lực phấn đấu học tập và rèn luyện để thực hiện ước mơ, hoài bão *Có lối sống lành mạnh, giản dị, tác phong nghiêm túc lịch sự ,giao tiếp ,ứng xử lễ độ,không đua đòi ,lố lăng,buông thảvà lập dị,không thôthiển, tuctĩu trong ửng xử *Kính trọng thầy cô giáo.tôn trọng bạn bè,biết yêu thưong ,chia sẻ với người thân,bạn bè và mọi người +Tác dụngcủa biểu hiện sống đẹp:phát triển cả trí tuệ và tâm hồn,hoàn thiện nhân cách,góp phần thành công trong học tập và cuộc sống,được mọi người yêu mến,xã hội tôn vinh.góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phất triển xà hội văn minh ,tiến bộcủa đất nước. +Bác bỏ những biểu hiện không đẹp:Một bộ phận hs chưa xác dịnh được mục đích lí tuởng:chưa có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện đạo đức,thường xuyên vi pham đạo đức tác phong,nề nếp kỉ luật ,giao tiếp ứng xử thiếu văn minh, sống buông thả ,đua đòi ,ích kỉDẫn đến hậu quả xấu:kết quả học tập và rèn luyện yếu kếm,có bạn sa vào tệ nạn xã hội,vi phạm pháp luật +Đề xuất những giải pháp khắc phục mặt chưa tốt ,phát huymặt tốt đểtạo nên một môi trường lành mạnh ,thân thiện và tích cực trong nhà trườngvà trong học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ,chuẩn bị nguồn lực tốt cho xã hội và Đất nước +Nhận thức và thái độ của bản thân về vấn đề Phần2: Câu3 a: Theo chương trình chuẩn(5điểm) -Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học( nghị luận về bài thơ ,đoạn thơ).biết cảm thụ, phân tích bình giảng văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận , lập luận chặt chẽ, lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác, phù hợp , ít lỗi chính tả. -Về kiến thức: Cần đặt đoạn trích trong chỉnh thể bài Sóng, trên cơ sở hiểu biết về bài thơ và đoạn thơ, phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm rõ khát vọng hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ cũng là của nừ sĩ XQ trong đoạn thơ, có thể trình bày khác nhau, nhưng cần làm bật 2 ý cơ bản sau: + Niềm khát khao, tin tưởng có đượ tình yêu: Người phụ nữ khi đã yêu là nhớ, là thủy chung , duy nhất “hướng về anh một phương”đến mãnh liệt cồn cào, rồi lại hy vọng, tin tưởng ở tình yêu, khát khao có được tình yêu, nhận được tình yêu như con sóng kia khát khao vào bờ thì em cũng khát khao và tin tưởng sẽ có anh,có được tình yêu đích thực dù muôn vàn gian khổ, thử thách. + Niềm khát khao được sống hạnh phúc trong tình yêu: Khi đã có được tình yêu thì người phụ nữ lại khát khao được sống hết mình cho tình yêu hiến dâng cho tình yêu, dẫu cuộc đòi có giới hạn nhưng tình yêu là vô hạn, ngừoi phụ nữ cũng là XQ muốn hóa thân vào sóng để hiến dâng hết mình cho tình yêu để tình yêu tồn tại vĩnh hằng.để rồi con người có thể mất đi nhưng tình yêu thì vẫn vĩnh hằng như con sóng kia ngàn năm vẫn vỗ trên đại dương . ->Khát vọng vừa chân thành , giản dị , vừa mãnh liệt, thiết tha thật ấm áp và đáng yêu. Một lời tự bạch vừa hồn nhiên ,vừa táo bạo, đáng yêu của XQ Câu3,b Theo chương trình nâng cao. -Về kĩ năng:Như câu 3a -Về kiến thức:Cần làm rõ các ý sau: +Người nghệ sĩ tài năng ,tự do +Tinh thần đấu tranh không mệt mỏi cho khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật. +Sức sống mãnh liệt của tâm hồn,tài năng nghệ thuật của Lor-ca
Tài liệu đính kèm: