Câu 1. Bạn hãy cho biết, kết qủa xét nghiệm HIV(+) được thông báo cho đối tượng nào sau đây:
A.Trưởng khu hành chính của người được xét nghiệm.
B. Người được xét nghiệm.
C. Cán bộ Thông tin- văn hoá xã.
D. Cả 3 đáp án trrên đều đúng.
Đáp án: B.
Khoản 1 điều 30 Luật phòng, chống Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định:
1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau:
a. Người được xét nghiệm;
b. Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ, hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
c. Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm.
d. Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các CSYT, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại CSYT.
e. Người đứng đầu, CB phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp CSSK cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
f. Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quanquy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS Câu 1. Bạn hãy cho biết, kết qủa xét nghiệm HIV(+) được thông báo cho đối tượng nào sau đây: A.Trưởng khu hành chính của người được xét nghiệm. B. Người được xét nghiệm. C. Cán bộ Thông tin- văn hoá xã. D. Cả 3 đáp án trrên đều đúng. Đáp án: B. Khoản 1 điều 30 Luật phòng, chống Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định: 1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau: a. Người được xét nghiệm; b. Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ, hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự. c. Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm. d. Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các CSYT, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại CSYT. e. Người đứng đầu, CB phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp CSSK cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam. f. Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quanquy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Câu 2. Bạn hãy cho biết, ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/ AIDS cho đối tượng nào sau đây? A. Người nhiễm HIV và gia đình họ. B. Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. C. Phụ nữ có thai. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: D Câu 3. Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây? A. Đường tình dục. B. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay). C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: B Câu 4. Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào? A. Dưới 20 tuổi. B. Từ 20- 29 tuổi. C. Từ 30- 39 tuổi. D. Trên 40 tuổi. Đáp án: B.( Tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 20 là 10%; 20-29 là 55%; 30-39là 24% và trên 40 chiếm 10%). Câu 5. Bạn hãy cho biết tình dục an toàn là gì? A. Sống chung thuỷ một vợ một chồng. B. Dùng bao cao su đúng cách. C. Thủ dâm. D.Cả 3 đáp án trên. Đáp án: D. Câu 6. Bạn hãy cho biết, các bước trong quy trình tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS? A. Tư vấn trước xét nghiệm. B. Tư vấn trong xét nghiệm HIV. C.Tư vấn sau xét nghiệm. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: D Câu 7. Bạn hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm kháng thể khẳng định nhiễm HIV trẻ em có thể tiến hành khi nào? A. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi. B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. C. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. D. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên. Đáp án: D. ( Xét nghiệm phát hiện HIV ở trẻ em chỉ có giá trị trên 18 tháng tuổi. Vì khi trẻ dưới 18 tháng tuổi két qủa dương tính có thể là “dương tính giả”, do kháng thể HIV của mẹ truyền cho con qua nhau thai nên kết quả xét nghiệm không chính xác). Câu 8. Theo bạn, thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian nào? A. Ngay sau 2-3 giờ đầu. B. Sau 1 tuần. C. Sau 10 ngày. D. Khi xác định rõ nguồn lây nhiễm HIV của người lây nhiễm. Đáp án: A ( Thời gian điều trị dự phòng tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên, tức là khoảng 2-3 giờ sau khi xẩy ra tai nạn, muộn nhất không quá 7 ngày). Câu 9. Bạn hãy cho biết, thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV ( ARV) cho bệnh nhân AIDS là bao lâu? A. 1 năm. B. 3 năm. C. 5 năm. D. Suốt đời. Đáp án: D ( Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh AIDS, chỉ có thuốc kháng vi rút HIV, là thuốc ức chế sự phát triển của vi rút HIV do đó khi bệnh nhân AIDS đã dùng thuốc kháng vi rút HIV thì phải dùng suốt đời). Câu 10. Bạn hãy cho biết dấu hiệu lâm sàng chính của AIDS? A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể. B. Sốt kéo dài trên 1 tháng. C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: D. Câu 11. Bạn hãy cho biết, các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con? A. Khi mang thai. B. Khi sing con. C. Khi cho con bú. D Cả 3 đáp án trên. Đáp án D. Câu 12. Bạn hãy cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải quy định người nhiễm HIV có những nghĩa vụ nào dưới đây: A. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác. B. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho vợ, con, chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn biết. C. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng Hiv. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án D ( Điểm 2, Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nghĩa vụ của người nhiễm HIV). Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn biết; Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV; Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật. Câu 13. Bạn hãy cho biết, Nghị định 108/2007/NĐ- CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của chính phủ là văn bản có nội dung như thế nào? A. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. B. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS. C. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. D. Quy định chi tiết thi hành Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp án: B Câu 14. Bạn cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định người nhiễm HIV có các quyền nào sau đây? A. Học văn hoá, học nghề, làm việc. B. Sống hoà nhập với cộng đồng, xã hội. C. Từ chối khám chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: D ( Điểm 1 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định quyền của người nhiễm HIV). Người nhiễm HIV có các quyền sau đây: Sống hoà nhập vào cộng đồng và xã hội. Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Học văn hoá, học nghề và làm việc Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Câu 15. Khi bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau đó? A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng; B. Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất. C. Nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều làn dưới vòi nước chảy rồi đến ngay Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS. D. Không cần xử trí. Đáp án: C Câu 16. Bạn hãy cho biết nguyên nhân gây ra HIV/ AIDS là gì? A. Vi khuẩn. B. Nấm. C. Vi rút. D. Ký sinh trùng Đáp án: C ( HIV là Vi rút thuộc họ Retroviridae. Chúng có dạng hình cầu, kích thước khoảng 80- 120 nanômet). Câu 17. Theo bạn, loại dịch nào trong cơ thể sau đây có nhiều vi rút HIV? A. Nước bọt. B. Nước mắt. C. Tinh dịch. D. Mồ hôi. Đáp án: C ( Trong nước bọt, nước mắt và mồ hôi, nước tiểu cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ Ngưỡng” nên không đủ khả năng làm lây truyền HIV từ người này sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này) Câu 18. Bạn hãy cho biết, người nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vào năm nào? ở đâu? A. Năm 1995 tại Thành Phố Vĩnh Yên. B. Năm 1998 tại Huyện Tam Dương. C. Năm 1995 tại Thị xã Phúc Yên. D. Năm 1990 tại Thị xã Phúc Yên. Đáp án: C ( Hiện nay người này vẫn còn sống) Câu 19. Theo bạn những nhóm người nào sau đây có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS? A. Người mua bán dâm. B. Người tiêm chích ma tuý. C. Trẻ mới đẻ có mẹ bị nhiễm HIV. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: D ( Người mua bán dâm có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục, người tiêm chích ma tuý có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu và trẻ mới đẻ có mẹ bị nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con). Câu 20. Bạn hãy cho biết những dấu hiệu nào thường thấy ở bệnh nhân AIDS giai đoạn muộn? A. Ỉa chảy kéo dài. B. Ho kéo dài. C. Lở loét toàn thân. D. Cả 3 đáp án trên Đáp án: D ( Ở giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong). Câu 21. Theo bạn người nhiễm HIV nên được chăm sóc tốt nhất ở đâu? A. Tại nhà. B. Tại bệnh viện. C. Tại khu cách ly. D. Tại các cơ sở y tế. Đáp án: A. Câu 22. Bạn hãy cho biết, khả năng điều trị HIV/ AIDS hiện nay cảu y học? A. Chữa khỏi được bằng tây y. B. Chữa khỏi được 1 thời gian sau đó lại tái phát. C. Chữa khỏi được bằng đông y. D. Chữa chữa khỏi được. Đáp án: D Câu 23. Khi bạn bị tai nạn rủi ro lây nhiễm HIV ( Kim tiêm người nhiễm HIV đâm vào tay, bị máu hoặc dịch của người nhiễm HIV bắn vào niêm mạc hoặc vết thương hở). Bạn có thể được điều trị dự phòng phơi nhiễm ở đâu? A. Tại BVĐK tỉnh. B. Tại BVĐK khu vực. C. Tại trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS của tỉnh. D. Tại trung tâm y tế dự phòng của tỉnh. Đáp án: C. Câu 24. Bạn hãy cho biết, Điều mấy trong luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV? A. Điều 3. B. Điều 4. C. Điều 5. D. Điều 7 Đáp án: B. Câu 25. Bạn hãy cho biết luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có hiệu lực kể từ ngày nào? A. 01/01/2005. B. 01/01/2006. C. 01/01/2007. D. 10/01/2007. Đáp án: C. Câu 26. Bạn hãy cho biết, Bộ Luật hình sự quy định người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác sẽ bị xử lý như thế nào? A. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. B. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. C. Phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng D. Phạt tù từ 1- 3 năm. Đáp án: D ( Điều 117). Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác: Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: Đối với nhiều người. Đối với người chưa thành niên; Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữ bệnh cho mình; Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Câu 27. Bạn hãy cho biết ở nước ta hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ như thế nào? A. Tỷ lệ nữ cao hơn nam; B. Tỷ lệ nam nữ ngang nhau; C. Nam cao hơn nữ 2 lần; D. Nam cao hơn nữ 4 đến 5 lần; Đáp án: D ( Tỷ lệ nam nhiễm HIV là 84%, nữ là 14%, không rõ là 2%). Câu 28. Bạn hãy cho biết, hiện nay tỉnh ta đã tổ chức điều trị thuốc kháng vi rút HIV (ARV) cho bệnh nhân AIDS tại cơ sở y tế nào? A. Bệnh viện đa khoa tỉnh; B. Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh; C. Bệnh viện đa khoa khu vực Mê Linh; d. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Đáp án: B. Câu 29. Bạn hãy cho biết, giai đoạn cửa sổ trong nhiễm HIV thường kéo dài bao lâu: A. Dưới 1 tháng; B. Từ 1 đến 3 tháng; C. Từ 4- 6 tháng; D. Từ 6 đến 12 tháng. Đáp án: B. Câu 30. Bạn hãy cho biết tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi không được điều trị dự phòng là bao nhiêu? A. 10- 24%; B. 25- 40%; C. 41- 70%; D. 71- 90%; Đáp án: B. CÂU HỎI LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Câu 1 : Các hành vi nào sau đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật phòng, chống ma túy: a- Trồng cây có chứa chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đọat chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; b- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; c- Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có; Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý. d- Cả 3 đều đúng Câu 2: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy qui định người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì? a- Tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma tuý;Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma tuý. b- Chỉ báo cho gia đình biết. c- Tự mình cai nghiện không báo cho ai biết. d- Nhờ bạn bè giúp đỡ. Câu 3: Gia đình có người nghiện ma tuý có trách nhiệm: a- Khai báo với UBND cấp xã, phường, thị trấn về ngừơi nghiện ma tuý trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó; b- Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của án bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. c- Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội; hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật. d- Cả 3 đều đúng Câu 4: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn không có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma tuý, gia đình nguời nghiện ma tuý khai báo về tình trạng nghiện ma tuý và đăng ký hình thức cai nghiện. Đúng. Sai. Câu 5: Các biện pháp cai nghiện ma tuý theo qui định của Luật bao gồm: Cai nghiện ma tuý tự nguyện. Cai nghiện ma tuý bắt buộc. Cai nghiện ma túy vừa tự nguyện vừa bắt buộc. a và b đúng Câu 6: Có bao nhiêu hình thức cai nghiện ma tuý theo qui định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống ma tuý? Có 2 hình thức cai nghiện: tại gia đình, tại cộng đồng. Có 3 hình thức cai nghiện: tại gia đình, tại cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện. Có 4 hình thức cai nghiện: tự cai nghiện, cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện. Cả a, b, c đều sai. Câu 7: Hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện. Đúng. Sai. Câu 8: Trường hợp người nghiện ma tuý không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Đúng. Sai. Câu 9: Người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà phạm tội, nếu thời gian bị phạt tù ít hơn thời gian cai nghiện ma tuý thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù còn phải: a- Phải tiếp tục cai nghiện ma tuý tại gia đình. b- Phải tiếp tục cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. c- Phải tiếp tục cai nghiện ma tuý tại cộng đồng. Câu 10: Trường hợp người nghiện ma tuý phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì: a- Được miễn cai nghiện ma tuý. b- Chỉ cai nghiện ma tuý tại cộng đồng. c- Vẫn phải thực hiện cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Câu 11: Thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng theo qui định của Luật sửa đổi một số điều của Luật phòng, chống ma tuý là : Từ 3 tháng - 6 tháng. Từ 6 tháng – 9 tháng Từ 9 tháng – 12 tháng Từ 6 tháng- 12 tháng. Câu 12: Người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được coi là bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.. Đúng. Sai. Câu 13: Điều 33 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy qui định về thời gian và hình thức quản lý sau khi người nghiện ma túy chấp hành xong thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện như sau: a- Quản lý sau cai từ 1 đến 2 năm tại nơi cư trú do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện đối với người không thuộc trường hợp có nguy cơ tái nghiện cao. b-Quản lý sau cai từ 1 đến 2 năm tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện cao. c- Quản lý sau cai từ 1 đến 3 năm tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện cao. d- a và b đúng. Câu 14: Người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất được hưởng thành quả lao động của mình theo qui định của Chính phủ. Đúng. Sai. Câu 15: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy có hiệu lực thi hành từ thời gian nào? 01 tháng 10 năm 2008. 31 tháng 12 năm 2008. 01 tháng 01 năm 2009. 01 tháng 6 năm 2009.
Tài liệu đính kèm: