Đề 1
Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Bài làm.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
30 Bài văn nghị luận xã hội Đề 1 Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Bài làm. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. “Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương. Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ. Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn. Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú, huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển. Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đề 2 Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Đáp án. a) Yêu cầu. - Chỉ viết một đoạn văn. - Phải viết đúng kiểu văn bản nghị luận. - Phải nghị luận đúng vấn đề nghiện internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Sau đây là một số ý tham khảo; thí sinh ít nhất phải nêu được một luận điểm và tìm các luận cứ, kết hợp với các thao tác lập luận để nghị luận. + Nêu hiện tượng: hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện internet. + Nguyên nhân. + Phê phán những tác hại của hiện tượng; nêu những tấm gương học tốt và biết sử dụng internet vào việc có ích, phù hợp. b) Cách cho điểm. Giám khảo căn cứ vào từng bài thi cụ thể để chấm điểm (trừ điểm những bài: viết hơn một đoạn văn, viết không đúng kiểu văn bản nghị luận); chấm điểm cao cho những bài viết độc đáo, sáng tạo Đề 3 Sống đẹp là gì hỡi bạn? Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người. “Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp. Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ. Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:“Đêm đêm nghe tiếng vọng vangTiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêmĐã buồn lại thấy buồn thêmKhát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”. “Cuộc sống không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?... Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình. Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình? Từ số 1 ... đã ôm bạn trong tay, bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử. Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài. Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi. Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn. Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên tường nhà. Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nhảy ùm vào đống bùn gần nhà. Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách la lên: "Con không đi". Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh. Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào áo. Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành. Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi cho đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến tiệc sinh nhật khác. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách liền nhảy ra khỏi xe khi đến nơi và chẳng hề quay lại. Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xem xi-nê. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác cùng đám bạn. Khi bạn 12 tuổi, mẹ cấm bạn không được xem những chương trình tivi nào đó. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem. Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu. Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chẳng viết lấy một lá thư. Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng ngủ. Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ khi nào có thể. Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tán dóc đến giữa đêm. Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối. Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè. Khi bạn 20 tuổi, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đáp: "Đó không phải là chuyện của mẹ". Khi bạn 21 tuổi, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách trả lời: "Con không muốn giống mẹ". Khi bạn 22 tuổi, mẹ ôm bạn trong ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến đi du lịch châu Âu không. Khi bạn 23 tuổi, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bàng cách nói rằng những người bạn của mẹ xấu xí và quê mùa. Khi bạn 24 tuổi, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu: "Con xin mẹ đấy". Khi bạn 25 tuổi, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít. Khi bạn 30 tuổi, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ em. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng: "Mọi việc giờ đã khác xưa rồi" Khi bạn 40 tuổi, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời: "Con thật sự bận mẹ ạ!" Khi bạn 50 tuổi, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài: "Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào" Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa làn sụp đổ tan tành. "Hãy ru con ngủ, ru con suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi... có thể cai trị cả thế giới". Ta hãy dành một giây nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!! Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: "Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của một người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???" Suốt cuộc đời tần tảo nuôi con, một người mẹ không trông mong gì ở con mình sự báo đáp, niềm hạnh phúc lớn lao nhất nhất của một người mẹ là được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người mẹ đã dành hết cuộc đời cho con, đế cuối cùng, các bà không nhận được gì cả, các bà mẹ sẽ trở nên già nua và nhăn nheo nhưng các bà sẽ mãi mãi không bao giờ xấu xí. Một bông hồng cho em/ Một bông hồng cho anh/ Và một bông hồng cho những ai/ Cho những ai đang còn mẹ/ Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn/ Rủi mai này mẹ hiền có mất đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười/ Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm/ Như bầu trời thiếu ánh sao đêm/ Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền/ Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên/ Là bóng mát trên cao/ Là mắt sáng trăng sao/ Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối/ Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau/ Là tiếng dế đêm thâu/ Là nắng ấm nương dâu/ Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời... Lời bài hát nghe thật buồn, nó đã thể hiện được sự quan trọng của người mẹ đối với người con cũng như là sự thiếu thốn, mất mát không gì bù đắp được khi không còn mẹ. Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu như thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng thời gian và cả không gian để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không? Hãy nhớ, yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình Mẫu tử bị đứt đoạn. Bạn hãy nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người. Đề 28 Giải thích 4 phương châm về học tập của UNESSCO Giải thích Ý nghĩa. 1. Học để biết: Đó là học để tìm hiểu tri thức, khám phá và giải thích các hiện tượng tự nhiên như lí, hóa... 2. Học để làm: Đó là học để có thể lao động, học lấy một cái nghề để tạo ra của cải vật chất cho xã hội... 3. Học để chung sống: Đó là học giao tiếp ứng xử. Học những điều hay lẽ phải, học những việc làm đúng, chuẩn mực để có thể là một công dân gương mẫu, "sống, học tập, lao động theo hiến pháp và pháp luật". 4. Học để tự khẳng định mình: Học để chứng minh rằng mình là người có thể thay đổi thế giới, thay đổi được tương lai của bản thân mình. 5. Sự liên hệ của 4 yếu tố trên, đó như là một nấc thang cho sự học. Trước hết là để biết, sau mới để làm, tiếp nữa là để chung sống, và yếu tố cá nhân (Khẳng định mình) đặt ở vị trí cuối cùng... Chúng ta có thể liên hệ với câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"... Đề 29 Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị: Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế?” Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải như thế". Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên. Hướng dẫn chấm. - Yêu cầu về hình thức: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được hai ý sau: + Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là gia đình. (Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng). + Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. *Thang điểm: - Điểm 2 - 3: Bài viết mạch lạc, truyền cảm. Đảm bảo đầy đủ yêu cầu. - Điểm 1 -2: Bài viết hoặc chỉ có ý 1 nhưng vẫn trôi chảy, có cảm xúc,hoặc có đủ 2 ý nhưng còn mắc vài lỗi diễn đạt. Đề 30 Nhạc sĩ S.Gu-nô người Pháp nói: Năm hai mươi tuổi tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm ba nươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”. Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”. Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. Đáp án. A. Yêu cầu về kĩ năng. Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. B.Yêu cầu về kiến thức. Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí,thiết thực,chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu bật được các ý sau: -Sự trưởng thành trong nhận thức, bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người. -Nhận thức cuộc sống theo chiều dài của sự chiêm nghiệm,càng trải nghiệm trong cuộc sống,con người càng chín chắn hơn trong nhận thức. -Bài học về sự khiêm tốn,thận trọng và chín chắn,không nên chủ quan,phiến diện khi đánh giá con người và đời sống,luôn tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn vẹn. C. Cách cho điểm. -Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 2: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. -Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Nguồn: Biên tập từ tài liệu trên thaytro.vn (14/09/2009) (thikha); Chúng ta làm cuộc sống tốt đẹp hơn như thế nào? (kimmaivts@gmail.com), THPT Võ Thị Sáu, Tp. Hồ Chí Minh. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tài liệu đính kèm: