100 câu trắc nghiệm ôn tập Sinh 11 học kì 1

100 câu trắc nghiệm ôn tập Sinh 11 học kì 1

1 Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh:

A. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục.B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.

C. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường. D. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt.

2 Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

A. NH4+ và NO3- B. NO2-, NH4+ và NO3- C. N2, NO2-, NH4+ và NO3- D. NH3, NH4+ và NO3-

3 Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật.

B. Bón supe lân, apatit C. Bón phân urê, đạm amôn, đạm sunfat. D. Trồng cây họ đậu

Thực vật đã có đặc điểm thích nghi trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc là:

A. Chuyển vị amin và amin hoá. B. Amin hoá. C. Hình thành amít (axít amin đicacbôxilíc + NH3--> Amít). D. Chuyển vị amin.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4683Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "100 câu trắc nghiệm ôn tập Sinh 11 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bai 5
1 Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh:
A. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục...B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật.	
C. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường.	D. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt. 	
2 Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:
A. NH4+ và NO3-	B. NO2-, NH4+ và NO3- 	C. N2, NO2-, NH4+ và NO3- 	D. NH3, NH4+ và NO3- 
3 Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật.	
B. Bón supe lân, apatit	C. Bón phân urê, đạm amôn, đạm sunfat.	D. Trồng cây họ đậu	
Thực vật đã có đặc điểm thích nghi trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc là:
A. Chuyển vị amin và amin hoá. 	B. Amin hoá. 	C. Hình thành amít (axít amin đicacbôxilíc + NH3--> Amít). 	D. Chuyển vị amin. 
4 Trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat vì:
A. Trong 2 dạng nitơ hấp thụ thì môi trường bên ngoài có dạng NO3– là dạng oxy hoá, nhưng trong cơ thể thực vật nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử để tiếp tục được đồng hóa thành axít amin và Prôtêin. 	
B. Giúp sự đồng hoá NH3 trong mô thực vật. 	
C. Là nguồn dự trữ NH3 cho các quá trình tồng hợp axít amin khi cần thiết. 	D. Giúp hệ rễ của cây hấp thụ được toàn bộ lượng nitơ. 
5 Điền thuật ngữ phù hợp vào câu sau đây:
Nitơ tham gia (1)............ các quá trình trao đổi chất trong (2)............ thông qua hoạt động (3)........., cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phần tử (4)........... trong tế bào chất. 
I. Điều tiết 
II. Cơ thể thực vật 
III. Xúc tác. 
IV. Prôtêin 
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
A. 1-I, 2-IV, 3-III, 4-II 	B. 1-IV, 2-III, 3-I, 4-II 	C. 1-II, 2-I, 3-III, 4-IV 	D. 1-I, 2-II, 3-III, 4-IV 	
Nguyên tố vi lượng nào hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử NO3-?
A. Fe và Ca. 	B. Mo và Ca. 	C. Ca và Mg. 	D. Mo và Fe. 	
6 Đạm hữu cơ được gọi là đạm khó tiêu hơn so với đạm vô cơ vì:
I. Sau khi bón, đạm vô cơ chuyển sang trạng thái ion rất nhanh, cây có thể sử dụng ngay.
II. Đạm hữu cơ giàu năng lượng, cây khó có thể sử dụng ngay được
III. Đạm hữu cơ cần có thời gian biến đổi để trở thành dạng ion, cây mới sử dụng được.
IV. Đạm vô cơ có chứa các hoạt chất, kích thích cây sử dụng được ngay.
A. I, III, IV	B. I, III	 C. I, II	D. II, III, IV	
Quá trình khử nitrat trong cây là :
A. quá trình bao gồm phản ứng khử NO2- thành NO3-. 	B. quá trình được thực hiện nhờ enzym nitrogenaza. 	
C. là quá trình cố định nitơ không khí. 	D. quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+ theo sơ đồ: NO3- NO2- NH4+ 	
Amôn hóa là quá trình:
A. Biến đổi NO3- thành NH4+	B. Tổng hợp các axit amin	 C. Biến đổi chất hữu cơ thành amôniac.	D. Biến đổi NH4+ thành NO3-
Bai 6
Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật:
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp thụ) 
II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất. 
III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây. 
IV. Nhờ có enzym nitrôgenara, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3 
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A. I, II, III, IV. 	B. I, III, IV, V. 	C. II, III, V. 	D. II. IV, V. 	
Cơ sở sinh học của phương pháp bón phân qua lá là:
A. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua cutin. 	B. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua cuống lá và gân lá. 	
C. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua cuống lá.	D. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng.	
Trong các loại vi khuẩn cố định nitơ khí quyển gồm: Azotobacter, Rhizobium, Clostridium, Anabaena. Loại vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu:
A. Clostridium 	B. Rhizobium	C. Azotobacter	D. Anabaena 	
Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là:
A. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3–). 	
B. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật). 	
C. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3 và NO3–). D. Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+ 
Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật:
A. Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. 	B. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.	
C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. D. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+. 
Ở nốt sần của cây họ Đậu, các vi khuẩn cố định nitơ lấy ở cây chủ:
A. Nitrat. 	B. Oxi. 	C. Đường. 	D. Protein. 	
Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố dịnh nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim:
A. Perôxiđaza. 	B. Đêaminaza. 	C. Đêcacboxilaza. 	D. Nitrôgenaza. 	
Công thức biểu thị sự cố định nitơ khí quyển là:
A. Glucôzơ + 2N2 axit amin. 	B. N2 + 3H2 2NH3. 	C. 2NH3 N2 + 3H2. 	D. 2NH4+ 2O2 + 8e- N2 + 4H2O. 	
Nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ phân tử?
A. Mọi vi khuẩn. 	B. Mọi vi sinh vật.	C. Chỉ những vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật.	
D. Một số vi khuẩn sống tự do (vi khuẩn lam - Cyanobacteria ) và sống cộng sinh (chi Rhizobium). 	
Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ( NO3- N2) là:
A. Bón phân vi lượng thích hợp	B. Làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng.	
C. Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất	D. Khử chua cho đất
Bai 8
Quang hợp ở thực vật:
A. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước. 	
B. Là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước. 
C. Là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vo cơ đơn giản xảy ra ở lá cây. 	
D. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2) 
Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A.~ Clorophyl a và carôten 	B. ~Clorophyl a và xantôphyl C.~ Clorophyl a và clorophyl b 	D.~ Clorophyl a và phicôbilin 	
Những sắc tố dưới đây được gọi là sắc tố phụ là:
A. Clorophyl b, xantôphyl và phicôxianin B. Xantôphyl và carôten C. Phicôeritrin, phicôxianin và carôten 	D. Carôten,xantôphyl, và clorophyl 
Tilacôit là đơn vị cấu trúc của:
A. Chất nền 	B. Grana 	C. Lục lạp 	D. Strôma 	
Nhờ đặc điểm nào mà tổng diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A. Do lục tạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá. 	B. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối. 	
C. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc tăng lên nhiều lần. 	D. Do số lượng lục lạp trong lá quá lớn. 	
Cấu tạo ngoài của vỏ lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Có diện tích bề mặt lá lớn. 	
B. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng. C. Có cuống lá. 	
D. Phiến lá mỏng. 	
Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a, b và carôtenôit. 	B.~ Diệp lục b. 	C.~ Diệp lục a. D.~ Diệp lục a,b. 	
Quang hợp ở cây xanh có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất:
A. Cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, dược liệu, điều hoà thành phần khí trong sinh quyển. 	
B. Cung cấp chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất và cân bằng không khí. 	
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu, cho xã hội loài người. 	
D. Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ vô cùng phong phú cung cấp cho mọi hoạt động sống khác.
Bai 9
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở mía là giai đoạn:
A. Quang phân li nước. 	B. Pha tối. 	C. Pha sáng. 	D. Chu trình Canvin. 	
Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng trong. 	B. Ở chất nền. 	C. Ở màng ngoài. 	D. Ở tilacôit. 	
Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
A. Vì tận dụng được nồng độ CO2. 	B. Vì tận dụng được ánh sáng cao. 	
C. Vì cường độ quang hợp cao hơn. D. Vì nhu cầu nước thấp. 	
Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở những điểm nào?
A. Cường độ quang hợp, điểm bù ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao. 	B. Cường độ quang hợp, điểm bù ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. 
C. Cường độ quang hợp, điểm bù ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao. 	D. Cường độ quang hợp, điểm bù ánh sáng, điểm bù CO2 thấp. 
Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat là: 
A. H2O, ATP 	B. ATP và ADP và ánh sáng mặt trời C. ATP và NADPH. 	D. NADPH, O2. 	
Về bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là
A. Pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. B. Pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. 	
C. Pha ôxi hóa nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. 	
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. 	
Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là
A. Rau dền, kê, các loại rau. 	B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. 	C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. 	
D. Lúa, khoai, sắn, đậu. 	
Oxy thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. Trong quá trình quang phân ly nước	B. Tham gia truyền electron cho các chất khác. 	
C. Trong giai đoạn cố định CO2. 	D. Trong quá trình thủy phân nước. 	
Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là:
A. APG (axit phootpho glixêric). 	B. AlPG (anđêhit phootpho glixêric). C. AM (axit malic). 	D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). 
Khái niệm pha sáng trong quang hợp:
A. Pha sáng trong quang hợp diễn ra quá trình quang phân li nước. 	B. Pha sáng trong quang hợp giải phóng ra oxy từ phân tử nước. 
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. 	D. Pha sáng trong quang hợp diễn ra ở Tilacôit.
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước. 	B. Chu trình Canvin. C. Pha sáng. 	D. Pha tối.
Bai 10
Quan sát hình "Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 tăng" và cho biết: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 bằng 0,01 và 0,32?
A. Tại điểm CO2 = 0,01 cũng như CO2 = 0,32, cường độ quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng. B. Tại điểm nồng độ CO2 = 0,01, khi cường độ ánh sáng tăng dần đến 18000 lux thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh; Tại điểm nồng độ CO2 = 0,32, khi cường ... ch lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. 
B. Tổng hợp chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. 
C. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. 
D. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Bai 12
Xét các loại tế bào của cơ thể thực vật gồm: tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào ở đỉnh sinh trưởng, tế bào lá già, tế bào tiết. Loại tế bào nào chứa ti thể với số lượng lớn hơn?
A. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết 	B. Tế bào già, tế bào trưởng thành	
C. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết	D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết [] 
Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?
A. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có glucozơ thì xảy ra quá trình lên men. 
B. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng. 	
C. Khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí. 
D. Khi thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí. 	
Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?
A. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi nơi sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định. 	
B. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sư dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí / kị khí =38/2=19lần. C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2 	
D. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống. 
Nơi xảy ra quá trình đường phân?
A. Ti thể. 	B. Tế bào chất. 	C. Chất nền của ti thể. 	D. Màng trong ti thể. 	
Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây. 	
B. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; Tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.	
C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây. 	
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật. 	
Hô hấp ở cây xanh là gì?
A. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng Là quá trình thu nhận O2 và thải CO2 vào môi trường. 	
C. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp ( gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP. 	
D. Là quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thải ra CO2 và nước. 	
Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là:
A. Lạp thể. 	B. Không bào. 	C. Ti thể. 	D. Mạng lưới nội chât. 	
Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:
A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep	B. Đường phân và hô hấp hiếu khí	
C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử CO2	 D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận	
Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?
A. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn	
B. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh	
C. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn	
D. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là diễn ra lên men ở cơ thể thực vật.
A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. 	B. Cây bị khô hạn 	C. Cây bị ngập úng. 	D. Cây sống nơi ẩm ướt.
Bai 15
Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Động vật đơn bào.	B. Động vật không xương sống bậc thấp 	C. Động vật có xương sống.	D. Cả A và B.	
Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở
A. Dạ cỏ.	B. Dạ múi khế 	C. Dạ lá sách.	D. Dạ tổ ong.	
Tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở:
A. Ruột non.	B. Khoang miệng 	C. Dạ dày.	D. Ruột già.	
Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở:
A. Ruột già.	B. Miệng 	C. Dạ dày.	D. Ruột non.	
Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.	B. Chỉ diễn ra ở dạ dày.	
C. Miệng, dạ dày, ruột non.	D. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. 	
Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là:
I. Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào 
II. Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
III. Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa 
IV. Tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao.
A. II, III. 	B. I, IV. 	C. II, IV. 	D. I, III. 	
Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích:
A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm.	 B> là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim	
C. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi.	D. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt	
Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là:
A. Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào. 	
B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào. 	
C. Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản. 
D. Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào. 
Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở:
A. Miệng 	B. Dạ dày.	C. Thực quản 	 D. Ruột non.	
Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức:
A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng. 	
B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào.
C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. 
D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng. 	
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. 
B. Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào. 	
C. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa ngoại bào. 
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào. 
Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào.
A. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều. 	
B. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào). 	
C. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học. 	
D. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng. 
Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là:
A. Dạ dày, ruột non, ruột già.	 B. Thực quản, dạ dày, ruột non.	C. Miệng, thực quản, dạ dày.	 D. Miệng, dạ dày, ruột non.
Chức năng của hoạt động tiêu hóa trong cơ thể là gì?
A. Biến đổi thức ăn thành các sản phẩm đơn giản.	B. Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào.	
C. Thải các chất bã ra khỏi tế bào.	D. Cả A và C.
Bai 16
Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có một ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột. 	B. Trâu, bò, cừu, dê. 	C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.. 	D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.. 	
Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt là
A. Nhai thức ăn trước khi nuốt. 	B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt. 	C. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. 	D. Chỉ nuốt thức ăn. 
Thức ăn trong ống tiêu hoá ở thú ăn thực vật được tiêu hoá bằng cách nào?
A. Cơ học và sinh học. 	B. Cơ học và hoá học. 	C. Hoá học và sinh học. 	D. Cơ học, hoá học và sinh học. 	
Ruột non có các hình thức cử động cơ học nào:
I. Cử động co thắt từng phần
II. Cử động quả lắc
III. Cử động nhu động
IV. Cử động phản nhu động
A. II, III, IV	B. I, II, III, IV	C. I, III	 D. I, II, III	
Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá tình biến đổi thức ăn?
A. Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột	 ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu	
C. Các nhận định đưa ra đều đúng	 Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipit, và prôtit
Chọn câu trả lời đúng khi nói về tiêu hóa xenlulôzơ. Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật.
A. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày. 	
B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản. 	
C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày. 	
D. Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ông tiếu hóa. 	
Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:
1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.
2. VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá protein và lipit trong dạ múi khế.
3. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thànhnguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.
Chọn một câu trả lời
A. 2, 3. 	B. 1, 2, 3. 	C. 1, 3. 	D. 1, 2.	
Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì:
A. Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng thức ăn lớn mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể. 	
B. Thành phần thức ăn chủ yếu là xenlulô khó tiêu hóa. 	C. Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều các vitamin 	
D. Cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to. ượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ:
A. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu	
B. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật	
C. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành	D. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật	
Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là:
A. Miệng, dạ dày, ruột. 	B. Răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài ruột, ruột tịt. 	
C. Răng, dạ dày, ruột non. 	D. Răng cửa, răng nanh, dạ dày.
Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật :
A. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày. 	
B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản. 
C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày. D. Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc100 CAU TN ON TAP SINH 11 HK I CO BAN.doc