Tự học Hóa học 12 - Chương 7: Crom, sắt, đồng

Tự học Hóa học 12 - Chương 7: Crom, sắt, đồng

Kiến thức

Hiểu được :

 Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom.

 Tính chất hoá học : Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).

 Phương pháp sản xuất crom.

Kĩ năng

 Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom.

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom.

 Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.

 

doc 20 trang Người đăng dung15 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tự học Hóa học 12 - Chương 7: Crom, sắt, đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7: CROM - SẮT – ĐỒNG
I. Giới thiệu chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Crom
Kiến thức
Hiểu được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom.
- Tính chất hoá học : Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).
- Phương pháp sản xuất crom.
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Một số hợp chất của crom
Kiến thức
Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của crom.
Hiểu được : 
- Tính khử của hợp chất crom(II) : CrO, Cr(OH)2, muối crom(II).
- Tính oxi hoá và tính khử của hợp chất crom(III) : Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III). 
- Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI) : CrO3, muối cromat và đicromat. 
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất 
của crom.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Giải bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom oxit, muối crom trong phản ứng, xác định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Sắt
Kiến thức
Hiểu được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử sắt, ion Fe2+, Fe3+, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/ Fe2+, Fe2+ / Fe, số oxi hoá, tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học của sắt : Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
Biết được : Trong tự nhiên sắt ở dưới dạng các oxit sắt, FeCO3, FeS2.
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của sắt.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của sắt.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên quan.
4. Một số hợp chất của sắt
Kiến thức
Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Hiểu được : 
- Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
- Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 
- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất 
của sắt.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng ; Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên quan.
5. Hợp kim của sắt
Kiến thức
Biết được :
- Khái niệm và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và vận chuyển của lò cao, biện pháp kĩ thuật).
- Khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác-tanh, Be-xơ-me, lò điện : Ưu điểm và hạn chế). 
- ứng dụng của gang, thép.
Kĩ năng 
- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ, rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.
- Viết các phương trình phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí được đồ dùng hợp kim của sắt.
- Giải được bài tập : Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất ; Bài tập khác có nội dung liên quan.
6. Đồng và một số hợp chất của đồng
Kiến thức
Hiểu được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học : Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, dung dịch muối, axit có tính oxi hoá mạnh).
Biết được : 
- Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu, tính tan, nhiệt phân). 
- ứng dụng của đồng và hợp chất.
Kĩ năng 
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của đồng và một số hợp chất.
- Sử dụng và bảo quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất của nó.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng đồng hay hợp chất đồng trong hỗn hợp chất phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.
7. Sơ lược về vàng, bạc niken, 	kẽm, chì, thiếc
Kiến thức
Biết được :
- Vị trí của vàng, bạc, niken, kẽm, chì và thiếc trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học : Tính khử (tác dụng với phi kim, dung dịch axit).
- ứng dụng quan trọng.
Kĩ năng 
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của mỗi kim loại cụ thể.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại vàng, bạc, niken, kẽm, thiếc và chì.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại ; Bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
II. Câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Sắt
1. Biết Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của nguyên tố Fe trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Số thứ tự
Chu kỳ
Nhóm
A.
26
4
VIIIB
B.
25
3
IIB
C.
26
4
IIA
D.
20
3
VIIIA
2. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?
A. 26Fe (Ar) 4s13d7
B. 26Fe2+ (Ar) 4s23d4
C. 26Fe2+ (Ar) 3d44s2
D. 26Fe3+ (Ar) 3d5
3. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của Fe?
A. Kim loại nặng, khó nóng chảy
B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn
C. Dẫn điện và nhiệt tốt
D. Có tính nhiễm từ
4. Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng?
A. 3Fe + 2O2 Fe3O4
B. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
C. 2Fe + 3I2 2FeI3
D. Fe + S FeS
5. Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam. Tính % sắt đã bị oxi hóa, giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit.
A. 48,8%	B. 60,0%
C. 81,4%	D. 99,9%
6. Phương trình hoá học nào dưới đây viết là đúng?
A. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2
B. Fe + H2O FeO + H2
C. Fe + H2O FeH2 + 1/2O2
D. 2Fe + 3H2O 2FeH3 + 3/2O2
7. Để hòa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là:
A. (1) bằng (2)
B. (1) gấp đôi (2)
C. (2) gấp đôi (1)
D. (1) gấp ba (2)
8. Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:
A. (1) bằng (2)
B. (1) gấp đôi (2)
C. (2) gẩp rưỡi (1)
D. (2) gấp ba (1)
9. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng:
A. 0,56 gam	B. 1,12 gam
C. 1,68 gam	D. 2,24 gam
10. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt bằng:
A. 0,01 mol và 0,01 mol
B. 0,02 mol và 0,03 mol
C. 0,03 mol và 0,02 mol
D. 0,03 mol và 0,03 mol
11. Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối thu được bằng:
A. 3,60 gam	B. 4,84 gam
C. 5,40 gam	D. 9,68 gam
12. Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO. Khi phản ứng hoàn toàn lọc dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được bằng:
A. 3,60 gam	B. 4,84 gam
C. 0,56 gam	D. 9,68 gam
13. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh.
C. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh.
14. Nhúng thanh Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1 M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng thanh Fe:
A. tăng 0,08 gam	B. tăng 0,80 gam
C. giảm 0,08 gam	D. giảm 0,56 gam
15. Cho 0,04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng:
A. 1,12 gam	B. 4,32 gam
C. 6,48 gam	D. 7,84 gam
16. Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng?
A. Hematit nâu chứa Fe2O3
B. Manhetit chứa Fe3O4
C. Xiderit chứa FeCO3
D. Pirit chứa FeS2
17. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe (II) nào dưới đây là đúng?
Hợp chất
Tính axit - bazơ
Tính oxi hóa - khử
A.
FeO
Axit
Vừa oxi hóa vừa khử
B.
Fe(OH)2
Bazơ
Chỉ có tính khử
C.
FeCl2
Axit
Chỉ có tính khử
D.
FeSO4
Trung tính
Vừa oxi hóa vừa khử
18. Hòa tan 2,16 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được V lít (đktc) khi NO duy nhất. V bằng:
A. 0,224 lít	B. 0,336 lít
C. 0,448 lít	D. 2,240 lít
19. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,015 mol FeCl2 trong không khí. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được bằng:
A. 1,095 gam	B. 1,350 gam
C. 1,605 gam	D. 13,05 gam
20. Nhận xét nào dưới đây là không đúng cho phản ứng oxi hóa hết 0,1 mol FeSO4 bằng KMnO4 trong H2SO4:
A. Dung dịch trước phản ứng có màu tím hồng.
B. Dung dịch sau phản ứng có màu vàng.
C. Lượng KMnO4 cần dùng là 0,02 mol
D. Lượng H2SO4 cần dùng là 0,18 mol
21. Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?
A. FeO + HCl
B. Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng)
C. FeCO3 + HNO3 (loãng)
D. Fe + Fe(NO3)3
22. Phản ứng nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế FeO?
A. Fe(OH)2 
B. FeCO3 
C. Fe(NO3)2 
D. CO + Fe2O3 
23. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe (III) nào dưới đây là đúng?
Hợp chất
Tính axit - bazơ
Tính oxi hóa - khử
A.
Fe2O3
Axit
Chỉ có tính oxi hóa
B.
Fe(OH)3
Bazơ
Chỉ có tính khử
C.
FeCl3
Trung tính
Vừa oxi hóa vừa khử
D.
Fe2(SO4)3
Axit
Chỉ có tính oxi hóa
24. Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?
A. Zn 	B. Fe
C. Cu 	D. Ag
25. Tính lượng I2 hình thành khi cho dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,3 mol KI. 
A. 0,10 mol	B. 0,15 mol
C. 0,20 mol	D. 0,40 mol
26. Tính khối lượng kết tủa S thu được khi thổi 3,36 lít (đktc) khí H2S qua dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 3,2 gam	B. 4,8 gam
C. 6,4 gam	D. 9,6 gam
27. Dùng khí CO khử sắt (III) oxit, sản phẩm khử sinh ra có thể có là:
A. Fe
B. Fe và FeO
C. Fe, FeO và Fe3O4
D. Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3
28. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bằng:
A. 24,0 gam	B. 32,1 gam
C. 48,0 gam	D. 96,0 gam
29. Để hòa tan vừa hết 0,1 mol của mỗi oxit FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng dung dịch HCl, thì lượng HCl cần dùng lần lượt bằng:
A. 0,2 mol, 0,8 mol và 0,6 mol
B. 0,2 mol, 0,4 mol và 0,6 mol
C. 0,1 mol, 0,8 mol và 0,3 mol
D. 0,4 mol, 0,4 mol và 0,3 mol
30. Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu.
B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện dung dịch có màu xanh nhạt.
C. Thêm Fe(OH)3 màu đỏ nâu vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch có màu vàng nâu.
D. Thêm Cu  ... 	B. 35,695 gam
C. 40,500 gam	D. 81,000 gam
12. Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A. Crom là kim loại rất cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.
B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.
13. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính; 
C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ.
D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
14. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A. 0,86 gam	B. 1,03 gam
C. 1,72 gam	D. 2,06 gam
15. Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn hoàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO là:
A. 0,015 mol và 0,08 mol	B. 0,030 mol và 0,16 mol
C. 0,015 mol và 0,10 mol	D. 0,030 mol và 0,14 mol
16. So sánh nào dưới đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử. 
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước. 
17. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.
D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.
18. Thổi khí NH3 dư qua 1 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng:
A. 0,52 gam	B. 0,68 gam
C. 0,76 gam	D. 1,52 gam
19. Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là:
A. 0,96 gam	B. 1,92 gam
C. 3,84 gam	D. 7,68 gam
20. Lượng HCl và K2Cr2O7 tương ứng cần sử dụng để điều chế 672 ml khí Cl2 (đktc) là:
A. 0,06 mol và 0,03 mol	B. 0,14 mol và 0,01 mol
C. 0,42 mol và 0,03 mol	D. 0,16 mol và 0,01 mol
21. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A. Thêm dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
C. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư.
D. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.
22. Giải pháp điều chế nào dưới đây là không hợp lý?
A. Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3.
B. Dùng phản ứng của muối Cr (II) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2. 
C. Dùng phản ứng của muối Cr (III) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3. 
D. Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với dung dịch K2Cr2O7 để điều chế CrO3.
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
B
A
C
D
C
B
A
A
B
B
C
A
C
B
A
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
B
C
C
C
B
C
C
3. Đồng
1. Cho sơ đồ phản ứng sau : 
Cu + HNO3 muối + NO + nước.
Số nguyên tử đồng bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử lần lượt là
A. 3 và 8.	B. 3 và 6.
C. 3 và 3.	D. 3 và 2.
2. Cho 19,2g Cu vào 1 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M thấy giải phóng khí NO. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và tính thể tích khí NO ở đktc.
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít.
3. Một thanh đồng nặng 140,8g ngâm trong dung dịch AgNO3 một thời gian lấy ra rửa nhẹ sấy khô cân được 171,2g. Thể tích dung dịch AgNO3 32% (D=1,2 g/ml) đã tác dụng với thanh đồng là 
	A. 177 lít.	B. 177 ml.
	C. 88,5 lít.	D. 88,5 ml.
4. Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). M là kim loại nào ?
	A. Mg.	B. Cu.
	C. Fe.	D. Zn.
5. Cho 7,68g đồng tác dụng hết với HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra . Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
	A. 21,56.	B. 21,65.
	C. 22,56.	D. 22,65.
6. Đốt 12,8g đồng trong không khí thu được chất rắn X. Hoà tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Khối lượng chất rắn X là 
	A. 15,52g.	B. 10,08g.
	C. 16g.	D. 24 g
7. Đốt 12,8g đồng trong không khí thu được chất rắn X. Hoà tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Thể tích dung dịch HNO3 tối thiểu cần dùng để hoà tan chất rắn X là 
	A. 0,8 lít.	B. 0,84 lít.
	C. 0,9333 lít	D. 0,04 lít.
8. Khử m (g) bột CuO bằng khí hidro ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M. thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là :
	A. 70%.	B. 75%.
	C. 80%.	D. 85%.
9. Hoà tan hoàn toàn 19,2g Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là 
	A. 22,4 lít.	B. 3,36 lít.
	C. 4,48 lít.	D. 6,72 lít.
10. Cho hỗn hợp gồm 2g Fe và 3g Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí không màu hoá nâu trong không khí (đo ở đkc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 
	A. 5,4g.	B. 8,72g.
	C. 4,84g.	D. 10,8 g.
11. Người ta nung Đồng (II) disunfua trong oxi dư thu được chất rắn X và hỗn hợp Y gồm hai khí. Nung nóng X rồi cho luồng khí NH3 dư đi thu được chất rắn X1. Cho X1 nung hoàn toàn trong HNO3 thu được dd X2. Cô cạn dd X2 rồi nung ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X3. Chất X1, X2, X3 lần lượt là 
	A. CuO; Cu; Cu(NO3)2	B. Cu ; Cu(NO3)2; CuO
	C. Cu(NO3)2; CuO; Cu 	D. Cu ; Cu(OH)2; CuO
12. Cho 12g hh Fe, Cu vào 200ml dd HNO3 2M, thu được một chất khí duy nhất không màu, nặng hơn không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dd H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại can 33,33ml. Tính khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là 
	A. 6,4 gam	B. 2,8 gam	
	C. 5,6 gam	D. 8,4 gam	
13. Một oxit kim loại có tỉ lệ phần trăm của oxi trong thành phần là 20%. Công thức của oxit kim loại đó là 
	A. CuO	B. FeO	
	C. MgO	D. CrO	
14. Cho oxit AxOycủa một kim loại A có giá trị không đổi. Cho 9,6 gam AxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 22,56 gam muối. Công thức của oxit là 
	A. MgO	B. CaO	
	C. FeO	D. CuO	
15. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đồng kim loại và đồng (II) oxit vào trong dd HNO3 đậm đặc, giải phóng 0,224 lít khí 00C và áp suất 2 atm. Nếu lấy 7,2 gam hỗn hợp đó khử bằng H2 giải phóng 0.9 gam nước. Khối lượng của hỗn hợp tan trong HNO3 là 
	A. 7,20 gam	B. 2,88 gam	
	C. 2,28 gam	D. 5,28 gam	
16. Hoà tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ số mol 1:1 và dd H2SO4 đặc nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là 
	A. H2S	B. SO2	
	C. S 	D. H2S2	
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
D
C
B
B
C
A
B
B
B
A
B
C
A
D
B
16
B
4. Sơ lược về Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb
1. Hoà tan hết 5,3g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,136 lít khí (đktc) và mg muối sunfat. m nhận giá trị bằng 
A. 32,18g.	A. 19,02g.
C. 18,74g.	D. 19,3g.
2. Hoà tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc) và 3,85g muối clorua khan. V nhận giá trị bằng 
A. 1,344 lít.	B. 2,688 lít.
C. 1,12 lít.	D. 3,36 lít.
3. Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4g chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là
	A. 400ml.	B. 300ml.
	C. 200ml.	D. 100ml.
4. Chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại ?
A. Oxi không khí. 
B. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.. 
C. Axit HNO3 đặc nóng. 	
D. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.
5. Ngâm các thanh kẽm có cùng khối lượng và kích thước trong dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch Cu(NO3)2 và trong dung dịch AgNO3 đến khi số mol muối kẽm trong các dung dịch bằng nhau. Thanh kim loại thay đổi khối lượng nhiều hơn là thanh kẽm 
A. ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2.	
B. ngâm trong dung dịch AgNO3.
C. ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2.	
D. ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2 và ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. 
6. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AgNO3 thấy thu được kết tủa màu đen. Nếu nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch không màu. Điều đó chứng tỏ
A. bạc hiđroxit có tính lưỡng tính. 
B. bạc hiđroxit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 
C. ion bạc có khả năng tạo phức với NH3.
D. bạc hiđroxit có tính oxi hóa.
7. Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu ? 
	A. 113,9 gam	B. 119,3 gam	
	C. 131,9 gam	D. 139,1 gam
8. Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). So sánh V1 với V2 thấy
	A. V1 = 2V2	B. 2V1 = V2	
	C. V1 = 1,5V2	D. V1 = V2
9. 23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Kim loại X là
	A. Mn	B. Pb	
	C. Sn	D. Cr
10. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu? 
	A. 0,8 lít	B. 0,4 lít	
	C. 0,6 lít	D. 0,5 lít
11. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng: 
 Ni(OH)2 + KBrO + H2O Ni(OH)3 + KBr là:
	A. 6 	B. 7	
	C. 8 	D. 10
12. Sản phẩm của phản ứng hòa tan Ni(OH)3 trong dd HCl dư là:
	A. NiCl3 + H2O	B. NiCl2 + Cl2 + H2O	C. Ni + Cl2 + H2O	D. NiOHCl + H2O
13. Khẳng định không đúng trong các khẳng định dưới đây là: 
A. Hoạt tính hoá học của Fe > Co > Ni 
B. Fe, Co, Ni tan trong dung dịch Acit mạnh như HCl, H2SO4 loãng giải phóng H2
C. ở nhiệt độ nóng đỏ, Ni phản ứng với F2 tạo thành NiF3
D. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chén nung Ni để nấu chảy kiềm
14. Trong tự nhiên Ni có năm đồng vị với hàm lượng: Ni58 68,1% ; Ni60 26,2% ; Ni61 1,1% ; Ni62 3,6% ; Ni64 0,9%. Từ các số liệu cho trên, ta tính được khối lượng nguyên tử trung bình của Ni với giá trị: (đvC):
	A. 58,697	B. 59,012	
	C. 58,344	D. 59,001
15. Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Phần khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim bằng
	A. 36% Cu và 64%Ag 	B. 64% Cu và 36% Ag
	C. 32% Cu và 68% Ag	 	D. 68% Cu và 32% Ag
16. Nung một lượng sunfua kim loại hóa trị hai trong oxi dư thì thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Sunfua kim loại đã dùng là
	A. ZnS 	B. CuS 	C. NiS 	D. PbS
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
C
B
A
B
B
C
A
D
C
B
B
B
C
A
B
16
D

Tài liệu đính kèm:

  • docTu hoc 12-7.doc