Trắc nghiệm hóa vô cơ - Biên soạn: Võ Hồng Thái

Trắc nghiệm hóa vô cơ - Biên soạn: Võ Hồng Thái

Theo qui định của Bộ Giáo Dục Việt Nam thì từ kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 7 năm 2007, các môn thi ngoại ngữ, vật lý, hóa học và sinh vật sẽ thi trắc nghiệm. Hình thức thi là chọn lựa phương án trả lời đúng, chính xác nhất, trong bốn phương án (a, b, c, d) đưa ra sẵn. Thời lượng thi mỗi môn trắc nghiệm này là 90 phút và có khoảng 50 câu hỏi cho mỗi môn. Như vậy trung bình có khoảng 1,8 phút để vừa đọc vừa làm bài cho một câu hỏi. Chắc rằng trong đó sẽ có các câu tương đối dễ, để ai có học bài đầy đủ, vừa đọc xong đề là quyết định được ngay câu trả lời, các câu loại này thường chỉ cần 15 giây (0,25 phút) làm bài. Còn lại một số câu, cần suy nghĩ lâu hơn hay các bài toán cần phải có thời gian suy nghĩ và tính toán mới có số liệu để trả lời. Nhưng với thời gian eo hẹp, nên gặp bài toán trắc nghiệm, các bạn cần làm quen với các phương pháp giải ngắn, để có kết quả nhanh. Tôi cho rằng thời lượng tối đa để giải bài toán trắc nghiệm môn hóa học kiểu này, các bạn nên hạn chế làm sao tối đa trong 2 phút phải cho kết quả chính xác. Và chắc rằng các thầy cô cho đề cũng dự kiến trước nội dung để cho đề thích hợp. Do đó cùng bài toán ấy mà giải theo kiểu thi tự luận thì cần viết phản ứng cho đúng, cân bằng cho đúng, thậm chí phải ghi đầy đủ điều kiện để phản ứng xảy ra, thuyết minh, lập phương trình toán học, giải phương trình toán, cho đáp số đúng thì mới được trọn điểm, có thể phải mất từ 10 đến 15 phút hay hơn nữa.

doc 17 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm hóa vô cơ - Biên soạn: Võ Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo qui định của Bộ Giáo Dục Việt Nam thì từ kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 7 năm 2007, các môn thi ngoại ngữ, vật lý, hóa học và sinh vật sẽ thi trắc nghiệm. Hình thức thi là chọn lựa phương án trả lời đúng, chính xác nhất, trong bốn phương án (a, b, c, d) đưa ra sẵn. Thời lượng thi mỗi môn trắc nghiệm này là 90 phút và có khoảng 50 câu hỏi cho mỗi môn. Như vậy trung bình có khoảng 1,8 phút để vừa đọc vừa làm bài cho một câu hỏi. Chắc rằng trong đó sẽ có các câu tương đối dễ, để ai có học bài đầy đủ, vừa đọc xong đề là quyết định được ngay câu trả lời, các câu loại này thường chỉ cần 15 giây (0,25 phút) làm bài. Còn lại một số câu, cần suy nghĩ lâu hơn hay các bài toán cần phải có thời gian suy nghĩ và tính toán mới có số liệu để trả lời. Nhưng với thời gian eo hẹp, nên gặp bài toán trắc nghiệm, các bạn cần làm quen với các phương pháp giải ngắn, để có kết quả nhanh. Tôi cho rằng thời lượng tối đa để giải bài toán trắc nghiệm môn hóa học kiểu này, các bạn nên hạn chế làm sao tối đa trong 2 phút phải cho kết quả chính xác. Và chắc rằng các thầy cô cho đề cũng dự kiến trước nội dung để cho đề thích hợp. Do đó cùng bài toán ấy mà giải theo kiểu thi tự luận thì cần viết phản ứng cho đúng, cân bằng cho đúng, thậm chí phải ghi đầy đủ điều kiện để phản ứng xảy ra, thuyết minh, lập phương trình toán học, giải phương trình toán, cho đáp số đúng thì mới được trọn điểm, có thể phải mất từ 10 đến 15 phút hay hơn nữa. Tôi cảnh báo như thế để các bạn quá kỹ lưỡng, viết nắn nót cho đẹp, hơi chậm chạp thì nên chú ý. Nhiều khi sự quá cẩn thận này, bình thường là một tính tốt, nhưng ứng với trường hợp thi kiểu này có thể là một nhược điểm, vì các bạn sẽ không đủ thời gian để làm bài với sự quá cẩn thận của mình. Và tôi nghĩ trong thi tuyển, chính những câu hỏi cần suy nghĩ, tính toán nhanh, chính là các yếu tố để các bạn có thể vượt lên để dành một chỗ ngồi trong mái trường đại học chưa đủ điều kiện mở rộng, như ở tình hình nước ta hiện nay. 
Tôi có tham khảo nhiều nguồn và có đầu tư soạn một số câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học để các bạn làm quen và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Các bạn nhớ vận dụng các nguyên tắc sau đây để làm nhanh bài toán hóa học: Định luật bảo toàn khối lượng (khối lượng sản phẩm tạo ra bằng khối lượng tác chất đã phản ứng, với trường hợp phản ứng xảy ra không hoàn toàn hay chưa xong thì cũng có thể vận dụng nguyên tắc này vì trong các chất thu được sau phản ứng có chứa cả các tác chất chưa phản ứng nên khối lượng các chất thu được sau phản ứng cũng bằng khối lượng các chất trước phản ứng); Tổng số mol điện tử cho của các chất khử bằng tổng số mol điện tử nhận của các chất oxi hóa; Tổng số mol ion H+ của các axit trung hòa vừa đủ tổng số mol ion OH- của các bazơ; Tổng số số mol nguyên tử N trong các muối nitrat, NO2, NO, N2O, NH4+ bằng số mol nguyên tử N có trong dung dịch HNO3 đã phản ứng trước đó trong tác chất; Kim loại M, hóa trị n, thì dù tác dụng với axit, với bazơ hay với nước thì 1 mol M sau phản ứng sẽ tạo n mol H hay H2; Thường xác định một kim loại bằng cách biện luận khối lượng nguyên tử kim loại M theo hóa trị n của nó; Gặp bài toán có sự pha loãng hay pha trộn các chất mà không có phản ứng hóa học xảy ra, thì đặt phương trình toán học với nguyên tắc khối lượng hay số mol của chất tan có được trong dung dịch thu được sau khi pha trộn hay pha loãng bằng với khối lượng hay số mol của chất tan này có trong các dung dịch đem pha trộn hay pha loãng trước đó (Tuy có qui tắc đường chéo để giải nhanh bài toán kiểu này, tuy nhiên nếu ta không hiểu được nguyên tắc, mà phải thuộc lòng một cách máy móc thì không nên, hơn nữa áp dụng qui tắc đường chéo cũng không nhanh hơn bao nhiêu)....
Và các bạn chú ý là dù thi với bất cứ hình thức nào thì các kiến thức cơ bản của môn học đó trong chương trình là quan trọng nhất mới giúp các bạn làm bài được. Cở sở giáo khoa để các bạn ôn phần giáo khoa môn hóa học là các cuốn sách giáo khoa hóa học lớp 10, lớp 11, lớp 12 và phần giáo khoa hóa học phổ thông mà tôi đã soạn và hiện có trên mạng Vietsciences. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. 
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học dưới đây:
Cuối đề thi người ta sẽ cho một loạt khối lượng các nguyên tử có liên quan đến đề thi, ở đây tôi coi như các bạn đang có sẵn bảng hệ thống tuần hoàn để làm bài, nên tôi không liệt kê đầy đủ từng câu ở đây (như Fe = 56; O = 12; Al = 27; Ba = 137; Ag = 108; S = 32; H = 1; Cl = 35,5;...)
Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn, đó là Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số của x là:
a) 0,15 b) 0,21 c) 0,24 d) Không thể xác định được vì không đủ dữ kiện
Cho rất chậm từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Ta nhận thấy:
Có hiện tượng sủi bọt khí CO2 ngay, cho đến khi hết Na2CO3. Vì HCl là một axit mạnh nó đẩy được CO2 ra khỏi muối cacbonat là muối của axit rất yếu H2CO3.
Không có xuất hiện bọt khí vì cho từ từ dung dịch HCl nên chỉ tạo muối axit NaHCO3.
Lúc đầu chưa thấy xuất hiện bọt khí, sau một lúc, khi đã dùng nhiều HCl, mới thấy bọt khí thoát ra.
Tất cả đều không đúng vì còn phụ thuộc vào yếu tố có đun nóng dung dịch thí nghiệm hay không, vì nếu không đun nóng dung dịch thì sẽ không thấy xuất hiện bọt khí.
Hòa tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol H2SO4, thu được b gam một muối và có 168 ml khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Trị số của b là:
a) 9,0 gam b) 8,0 gam c) 6,0 gam d) 12 gam
4. Trị số của a gam FexOy ở câu (3) trên là:
 a) 1,08 gam b) 2,4 gam c) 4,64 gam d) 3,48 gam
5. Công thức của FexOy ở câu (3) là:
 a) FeO c) Fe2O3 c) Fe3O4 d) Thiếu dữ kiện nên không xác định được
Cho rất từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Chọn phát biểu đúng nhất:
Thấy có bọt khí thoát ra.
Không có bọt khí thoát ra lúc đầu, vì lúc đầu có tạo muối axit NaHCO3, một lúc sau mới có bọt khí CO2 thoát ra do HCl phản ứng tiếp với NaHCO3.
Do cho rất từ nên CO2 tạo ra đủ thời gian phản ứng tiếp với Na2CO3 trong H2O để tạo muối axit, nên lúc đầu chưa tạo khí thoát ra.
(b) và (c)
Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3. 
Lúc đầu thấy dung dịch đục, sau khi cho tiếp dung dịch NH3 lượng dư vào thì thấy dung dịch trong, do Al(OH)3 lưỡng tính, bị hòa tan trong dung dịch NH3 dư.
Lúc đầu thấy dung dịch đục là do có tạo Al(OH)3 không tan, sau khi cho dung dịch NH3 có dư, thì thấy dung dịch trong suốt, là do có sự tạo phức chất tan được trong dung dịch.
NH3 là một bazơ rất yếu, nó không tác dụng được với dung dịch Al2(SO4)3.
Tất cả đều sai.
Nhỏ từ từ dung dịch Xút vào dung dịch Zn(NO3)2, ta nhận thấy:
Thấy xuất hiện kết tủa rồi tan ngay.
Lúc đầu dung dịch đục, khi cho dung dịch Xút dư vào thì thấy dung dịch trở lại trong suốt.
Lúc đầu dung dịch đục là do có tạo Zn(OH)2 không tan, sau đó với kiềm dư, nó tạo phức chất [Zn(NH3)4]2+ tan, nên dung dịch trở lại trong.
(a) và (c)
2,7 gam một miếng nhôm để ngoài không khí một thời gian, thấy khối lượng tăng thêm 1,44 gam. Phần trăm miếng nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của không khí là:
a) 60% b) 40% c) 50% d) 80% 
Cho khí CO2 vào một bình kín chứa Al(OH)3.
Có phản ứng xảy ra và tạo muối Al2(CO3)3.
Có tạo Al2(CO3)3 lúc đầu, sau đó với CO2 có dư sẽ thu được Al(HCO3)3.
Không có phản ứng xảy ra.
Lúc đầu tạo Al2(CO3)3, nhưng không bền, nó tự phân hủy tạo Al(OH)3 và CO2.
X là một kim loại. Hòa tan hết 3,24 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch D. X là:
a) Zn b) Al c) Cr d) K
12. Nếu thêm 100ml dung dịch HCl 2,1M vào dung dịch D ở câu (11), thu được m gam chất không tan. Trị số của m là:
 a) 9,36 gam b) 6,24 gam c) 7,02 gam d) 7,8 gam
13. Đá vôi, vôi sống, vôi tôi có công thức lần lượt là:
 a) CaCO3, CaO, Ca(OH)2 b) CaCO3, Ca(OH)2, CaO
 c) CaO, Ca(OH)2, CaCO3 d) CaO, CaCO3, Ca(OH)2
14. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag thì dùng dung dịch nào sau đây?
 a) HCl b) NH3 c) Fe(NO3)3 d) HNO3 đậm đặc
15. Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng tạo thành 6,84 gam muối sunfat. M là kim loại nào?
 a) Al b) Zn c) Mg d) Fe
16. Khử hoàn toàn một oxit sắt nguyên chất bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 27,58%. Oxit sắt đã dùng là:
 a) Fe2O3 b) Fe3O4 c) FeO d) Cả 3 trường hợp (a), (b), (c) đều thỏa đề bài
17. Chọn câu trả lời đúng.
 Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
 a) Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+ b) Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Fe3+ > Cu2+
 c) Al3+ > Mg2+ > Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ d) Fe3+ > Fe 2+ > Cu 2+ > Al3+ > Mg2+
18. Hỗn hợp kim loại nào sau đây tất cả đều tham gia phản ứng trực tiếp với muối sắt (III) trong dung dịch?
 a) Na, Al, Zn b) Fe, Mg, Cu c) Ba, Mg, Ni d) K, Ca, Al
19. Hòa tan hỗn hợp hai khí: CO2 và NO2 vào dung dịch KOH dư, thu được hỗn hợp các muối nào?
 a) KHCO3, KNO3 b) K2CO3, KNO3, KNO2
 c) KHCO3, KNO3, KNO2 d) K2CO3, KNO3
20. Cho hỗn hợp gồm Ba, Al2O3 và Mg vào dung dịch NaOH dư, có bao nhiêu phản ứng dạng phân tử có thể xảy ra?
 a) 1 b) 2 c) 3 d) 4
21. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
 a) Dung dịch (NH4)2CO3 + dung dịch Ca(OH)2 b) Cu + dung dịch (NaNO3 + HCl)
 c) NH3 + Cl2 d) Dung dịch NaCl + I2 
22. Cho 0,25 mol CO2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:
 a) 10 gam b) 20 gam c) 15 gam d) 5 gam
23. Ion nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
 a) Cl- b) Fe 2+ c) Cu 2+ d) S 2-
(Các câu từ 13 đến 23 được trích từ đề thi tuyển sinh hệ không chính qui
của ĐH Cần Thơ năm 2006)
24. Cho dung dịch NaOH lượng dư vào 100 ml dung dịch FeCl2 có nồng C (mol/l), thu được một kết tủa. Đem nung kết tủa này trong chân không cho đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn, Đem hòa tan hết lượng chất rắn này bằng dung dịch HNO3 loãng, có 112cm3 khí NO (duy nhất) thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của C là:
 a) 0,10 b) 0,15 c) 0,20 d) 0,05
25. Cho một lượng muối FeS2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại một chất rắn. Chất rắn này là:
 a) FeS2 chưa phản ứng hết b) FeS c) Fe2(SO4)3 d) S
26. Cho một đinh sắt luợng dư vào 20 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrat X lúc đầu. Kim loại X là:
 a) Đồng (Cu) b) Thủy ngân (Hg) c) Niken (Ni) d) Một kim loại khác
(Cu = 64; Hg = 200; Ni = 59)
27. Cho biết Thủy ngân có tỉ khối bằng 13,6. Phát biểu nào sau đây không đúng cho thủy ngân (Hg)? 
 a) Hai thể tích bằng nhau giữa hơi thủy ngân và không khí thì hơi thủy ngân nặng hơn không khí 13,6 lần.
 b) Khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6 kg/lít.
 c) Thủy ngân nặng hơn nước 13,6 lần.
 d) Thủy ngân là một chất lỏng rất nặng.
28. Cho hỗn hợp hai kim loại Bari và Nhôm vào lượng nước dư. Sau thí nghiệm, không còn chất rắn. Như vậy:
 a) Ba và Al đã bị hòa tan hết trong lư ... ất một khí (đktc) có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
 a) 3,24 gam b) 4,32 gam c) 4,86 gam d) 3,51 gam
86. Với phản ứng: FexOy 2yHCl (3x-2y)FeCl2 + (2y-2x)FeCl3 + yH2O
 Chọn phát biểu đúng:
 a) Đây là một phản ứng oxi hóa khử
 b) Phản ứng trên chỉ đúng với trường hợp FexOy là Fe3O4
 c) Đây không phải là một phản ứng oxi hóa khử
 d) (b) và (c) đúng
87. Một dung dịch MgCl2 chứa 5,1% khối lượng ion Mg2+. Dung dịch này có khối lượng riêng 1,17 g/ml. Có bao nhiêu gam ion Cl- trong 300 ml dung dịch này?
 a) 13,0640 gam b) 22,2585 gam c) 26,1635 gam d) 52,9571 gam
(Mg = 24; Cl = 35,5)
88. Xem phản ứng: FeS2 + H2SO4(đ, nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
 a) FeS2 bị oxi hóa tạo Fe2(SO4)3
 b) FeS2 bị oxi hóa tạo Fe2(SO4)3 và SO2
 c) H2SO4 bị oxi hóa tạo SO2
 d) H2SO4 đã oxi hóa FeS2 tạo Fe3+ và SO42-
89. Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của các hiđrohalogenua như sau:
 a) HF < HCl < HBr < HI b) HCl < HBr < HI < HF 
 c) HCl < HF < HBr < HI d) HI < HBr < HCl < HF
90. Cho 0,69 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl có nồng độ C (mol/l), kết thúc phản ứng, thu được dung dịch A, cho lượng dư dung dịch CuSO4 vào dung dịch A, thu được 0,49 gam một kết tủa, là một hiđroxit kim loại. Trị số của C là:
 a) 0,2 b) 0,3 c) 0,1 d) Một giá trị khác
(Na = 23; Cu = 64; O = 16; H = 1)
91. Có bao nhiêu điện tử trao đổi trong quá trình rượu etylic bị oxi hóa tạo axit axetic?
 a) 1 b) 2 c) 3 d) 4
92. Chất nào sẽ bị hòa tan nhiều trong axit mạnh hơn so với trong nước?
 a) PbF2 b) PbCl2 c) PbBr2 d) PbI2
93. pH của dung dịch NaH2AsO4 0,1M gần với trị số nào nhất? Cho biết axit arsenic H3AsO4 có các trị số Ka1 = 6,0.10-3 ; Ka2 = 1,1.10-7 ; Ka3 = 3,0.10-12
 a) 1,6 b) 2,8 c) 4,0 d) 4,8
94. Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:
 a) 2O% b) 40% c) 60% d) 80%
(Fe = 56; O = 16; N = 14; C = 12)
95. Khí hay hơi chất nào có trị số khối lượng riêng ở 546˚C; 1,5 atm bằng với khối lượng riêng của khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn?
 a) N2 b) NH3 c) SO2 d) SO3
(N = 14; H = 1; S = 32; O = 16)
96. Người ta trộn m1 gam dung dịch chứa chất tan A, có nồng độ phần trăm là C1, với m2 gam dung dịch chứa cùng chất tan, có nồng độ phần trăm là C2, thu được dung dịch có nồng độ phần trăm C. Biểu thức liên hệ giữa C, C1, C2, m1, m2 là:
 a) b) c) d) (a), (c)
97. Người ta trộn m1 gam dung dịch HNO3 56% với m2 gam dung dịch HNO3 20% để thu được dung dịch HNO3 40%. Tỉ lệ giữa m1 : m2 là:
 a) 4 : 5 b) 5 : 4 c) 10 : 7 d) 7 : 10
98. Thu được chất nào khi đun nhẹ muối amoni nitrit?
 a) N2, H2O b) N2O; H2O c) N2; O2; H2O d) H2, NH3; O2
99. Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% để thu được 60 gam dung dịch 20%. Trị số của m1, m2 là:
 a) m1 = 10g; m2 = 50g b) m1 = 40g; m2 = 20g
 c) m1 = 35g; m2 = 25g d) m1 = 45g; m2 = 15g 
100. Hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước ion OH- để phản ứng sau đây 
 ...Cl2 + ...OH- ...Cl- + ...ClO3- + ...H2O
 cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:
 a) 3 b) 6 c) 12 d) 18
101. Đem nung 1,50 gam một muối cacbonat một kim loại cho đến khối lượng không đổi, thu được 268,8 cm3 cacbon đioxit (đktc). Kim loại trong muối cacbonat trên là:
 a) Ca b) Mn c) Ni d) Zn
(Ca = 40; Mn = 55; Ni = 59; Zn = 65)
102. Đem nung m gam hỗn hợp A chứa hai muối cacbonat của hai kim loại đều thuộc phân nhóm chính nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn, thu được x gam hỗn hợp B gồm các chất rắn và có 5,152 lít CO2 thoát ra. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Đem hòa tan hết x gam hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì có 1,568 lít khí CO2 thoát ra nữa và thu được dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D thì thu được 30,1 gam hỗn hợp hai muối khan. Trị số của m là:
 a) 26,80 gam b) 27,57 gam c) 30,36 gam d) 27,02 gam
103. Một hợp chất ion chứa 29,11% Natri; 40,51% Lưu huỳnh và 30,38% Oxi về khối lượng. Anion nào có chứa trong hợp chất này?
 a) S2O32- b) SO42- c) S4O62- d) SO32-
(Na = 23; S = 32; O = 16)
104. Khối lượng NaCl cần thêm vào 250 gam dung dịch NaCl 10% để thu được dung dịch 25% là:
 a) 20 gam b) 30 gam c) 40 gam d) 50 gam
105. Thể tích nước (D = 1g/ml) cần thêm vào 50 ml dung dịch H2SO4 92% (D = 1,824 g/ml) để thu được dung dịch H2SO4 12% là:
 a) 500 ml b) 528 ml c) 608 ml d) 698 ml
106. Người ta trộn V1 lít dung dịch chứa chất tan A có tỉ khối d1 với V2 lít dung dịch chưa cùng chất tan có tỉ khối d2 để thu được V lít dung dịch có tỉ khối d. Coi V = V1 + V2. Biểu thức liên hệ giữa d, d1, d2, V1, V2 là:
 a) b) c) d) (a), (c)
107. Thể tích nước cần thêm vào dung dịch HNO3 có tỉ khối 1,35 để thu được 3,5 lít dung dịch HNO3 có tỉ khối 1,11 là: (Coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích)
 a) 2,4 lít b) 1,1 lít c) 0,75 lít d) Một trị số khác
108. Khối lượng tinh thể FeSO4.7H2O cần dùng để thêm vào 198,4 gam dung dịch FeSO4 5% nhằm thu được dung dịch FeSO4 15% là:
 a) 65,4 gam b) 50 gam c) 30,6 gam d) Tất cả đều không đúng
(Fe = 56; S = 32; O = 16; H = 1)
109. Cho 7,04 gam kim loại đồng được hòa tan hết bằng dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp hai khí là NO2 và NO. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro bằng 18,2. Thể tích mỗi khí thu được ở đktc là: 
 a) 0,896 lít NO2; 1,344 lít NO b) 2,464 lít NO2; 3,696 lít NO
 c) 2,24 lít NO2; 3,36 lít NO d) Tất cả số liệu trên không phù hợp với dữ kiện đầu bài 
(Cu = 64; N = 14; O = 16; H = 1)
110. Mẫu vật chất nào dưới đây không nguyên chất?
 a) NaCl (lỏng) b) Rượu etylic c) H2O (rắn) d) Rượu 40˚
111. Cho m gam bột kim loại đồng vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, có khí NO thoát ra. Để hòa tan vừa hết chất rắn, cần thêm tiếp 100 ml dung dịch HCl 0,8M vào nữa, đồng thời cũng có khí NO thoát ra. Trị số của m là:
 a) 9,60 gam b) 11,52 gam c) 10,24 gam d) Đầu bài cho không phù hợp
(Cu = 64)
112. Cho m gam hỗn hợp gồm ba kim loại là Mg, Al và Fe vào một bình kín có thể tích không đổi 10 lít chứa khí oxi, ở 136,5˚C áp suất trong bình là 1,428 atm. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa nhiệt độ bình về bằng nhiệt độ lúc đầu (136,5˚C), áp suất trong bình giảm 10% so với lúc đầu. Trong bình có 3,82 gam các chất rắn. Coi thể tích các chất rắn không đáng kể. Trị số của m là:
 a) 2,46 gam b) 2,12 gam c) 3,24 gam d) 1,18 gam
113. Trộn 100 ml dung dịch MgCl2 1,5M vào 200 ml dung dịch NaOH có pH = 14, thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:
 a) 8,7 gam b) 5,8 gam c) 11,6 gam d) 22,25 gam
(Mg = 24; O = 16; H = 1)
114. Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của V là:
 a) 1,68 lít b) 2,80 lít c) 2,24 lít hay 2,80 lít d) 1,68 lít hay 2,80 lít
(Ca = 40; C = 12; O = 16)
115. Sục khí SO2 dung dịch xôđa thì:
 a) Khí SO2 hòa tan trong nước của dung dịch xôđa tạo thành axit sunfurơ.
 b) Khí SO2 không phản ứng, ít hòa tan trong nước của dung dịch sôđa, thoát ra, có mùi xốc (mùi hắc).
 c) SO2 đẩy được CO2 ra khỏi muối carbonat, đồng thời có sự tạo muối sunfit.
 d) Tất cả đều không phù hợp.
116. Cho 42 gam hỗn hợp muối MgCO3, CuCO3, ZnCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,25 mol CO2, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A, thu được 38,1 gam muối khan. Đem nung lượng chất rắn B trên cho đến khối lượng không đổi thì thu được 0,12 mol CO2 và còn lại các chất rắn B’. Khối luợng của B và B’ là:
 a) 10,36 gam; 5,08 gam b) 12,90 gam; 7,62 gam 
 c) 15, 63 gam; 10,35 gam d) 16,50 gam; 11,22 gam
117. Cho NaHCO3 tác dụng với nước vôi trong có dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước các chất để phản ứng này để có sự cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:
 a) 7 b) 10 c) 5 d) Một trị số khác
118. Cho luồng khí hiđro có dư qua ống sứ có đựng 9,6 gam bột Đồng (II) oxit đun nóng. Cho dòng khí và hơi thoát ra cho hấp thụ vào bình B đựng muối Đồng (II) sunfat khan có dư để Đồng (II) sunfat khan hấp thụ hết chất mà nó hấp thụ được. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình B tăng thêm 1,728 gam. Hiệu suất Đồng (II) oxit bị khử bởi hiđro là:
 a) 50% b) 60% c) 70% d) 80% 
(Cu = 64; O = 16)
119. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
 a) 18,56 gam b) 10,44 gam 8,12 gam d) 116,00 gam
(Al = 27; Fe = 56; O = 16)
120. Xét các nguyên tử và ion sau đây:
 Nguyên tử, ion có số điện tử bằng số điện tử của nguyên tử Argon là:
 a) (1), (3), (5), (8), (10) b) (1), (3), (6), (8), (11) 
 c) (1), (11), (8), (3), (9) d) (1), (2), (4), (7), (9)
121. Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của Sắt với Cacbon và Sắt phế liệu chỉ gồm Sắt, Cacbon và Fe2O3. Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Martin là: 
 Fe2O3 + 3C 2Fe + 3CO↑
 Khối lượng Sắt phế liệu (chứa 40% Fe2O3, 1%C) cần dùng để khi luyện với 4 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martin, nhằm thu được loại thép 1%C, là:
 a) 1,50 tấn b) 2,93 tấn c) 2,15 tấn d) 1,82 tấn
(Fe = 56; O = 16; C = 12)
122. Ion CO32- cùng hiện diện chung trong một dung dịch với các ion nào sau đây?
 a) Na+; NH4+; Mg2+ b) H+; K+; NH4+ c) K+; Na+; OH- d) Li+; Ba2+; Cl-
123. Khi cho dung dịch canxi bicacbonat (có dư) tác dụng với dung dịch xút, tổng hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước các chất trong phản ứng để phản ứng này cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:
 a) 5 b) 6 c) 7 d) 8
124. Cho V lít (đktc) CO2 hấp thu hết vào dung dịch nước vôi có hòa tan 3,7 gam Ca(OH)2, thu được 4 gam kết tủa trắng. Trị số của V là:
 a) 0,896 lít b) 1,344 lít c) 0,896 lít và 1,12 lít d) (a) và (b)
(Ca = 40; O = 16; H = 1; C = 12)
125. Cho 1,12 lít khí sunfurơ (đktc) hấp thu vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ C (mol/l), thu được 6,51 gam kết tủa. Trị số của C là:
 a) 0,3M b) 0,4M c) 0,5M d) 0,6M 
(Ba = 137; S = 32; O = 16)
ĐÁP ÁN
1
b
26
d
51
c
76
b
101
d
2
c
27
a
52
b
77
c
102
a
3
a
28
b
53
a
78
a
103
a
4
d
29
a
54
d
79
c
104
d
5
c
30
b
55
a
80
d
105
c
6
a
31
a
56
d
81
a
106
d
7
d
32
b
57
d
82
d
107
b
8
b
33
d
58
a
83
b
108
b
9
a
34
c
59
c
84
d
109
a
10
c
35
a
60
a
85
c
110
d
11
b
36
c
61
b
86
c
111
b
12
d
37
c
62
d
87
d
112
a
13
a
38
d
63
d
88
b
113
b
14
c
39
a
64
a
89
b
114
d
15
d
40
b
65
c
90
a
115
c
16
b
41
c
66
c
91
d
116
b
17
a
42
c
67
b
92
a
117
c
18
b
43
d
68
d
93
c
118
d
19
b
44
d
69
d
94
b
119
a
20
c
45
b
70
a
95
c
120
b
21
d
46
d
71
a
96
a
121
d
22
c
47
c
72
c
97
b
122
c
23
b
48
d
73
b
98
a
123
a
24
b
49
a
74
c
99
b
124
d
25
d
50
b
75
b
100
b
125
b

Tài liệu đính kèm:

  • doctracnghiem_hvco_1.doc