Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 8

Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 8

 NGUYỄN THI

I. Tiểu sử:

+ NT ( 1928 – 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca ( Bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn) quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

+ Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa , ông phải chịu vất vả cực khổ từ nhỏ.

+ 1945, ông tham gia lực lượng vũ trang, vừa cầm súng vừa sáng tác: vẽ tranh, soạn bài hát, điệu múa

+ 1954, ông tập kết ra Bắc công tác ở “ Tạp chí quân đội”.1962, ông về Nam đánh giặc, hy sinh trong cuộc tổng tấn công tại Sài Gòn tết1968.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGUYỄN THI
I. Tiểu sử:
+ NT ( 1928 – 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca ( Bút danh khác: Nguyễn Ngọc Tấn) quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
+ Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa , ông phải chịu vất vả cực khổ từ nhỏ.
+ 1945, ông tham gia lực lượng vũ trang, vừa cầm súng vừa sáng tác: vẽ tranh, soạn bài hát, điệu múa
+ 1954, ông tập kết ra Bắc công tác ở “ Tạp chí quân đội”.1962, ông về Nam đánh giặc, hy sinh trong cuộc tổng tấn công tại Sài Gòn tết1968.
II. Sự nghiệp sáng tác:
1. Đặc điểm văn chương:
 + Ông gắn bó với nhân dân bằng tình cảm thuỷ chung ân nghĩa mà ông muốn trút cả vào trang viết của mình.
 + Ông có biệt tài phân tích tâm lý con người, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực, với những hình tượng tính cách gân guốc, có cá tính mãnh liệt.
 2. TP chính: “ truyện và ký” 1978
 3. Tác phẩm: “ Ngững đứa con trong gia đình”
 a. Xuất xứ: TP trích trong : “ Truyện và ký” 1978, viết về một gia đình cách mạng gồm năm người: cha mẹ Việt, chị hai, Chiến, Việt, Út em. Họ đã hy sinh,chiến đấu đến cùng đánh giặ Mỹ xâm lược.
 b. Nội dung chính phân tích : 
 + Nghệ thuật kể chuyện.
 + Nhận vật chú năm.
 + Nhân vật Chiến.
 + Ngôn ngữ nghệ thuật.
­­­­­­­­
 NAM CAO
I-CUỘC ĐỜI
Tiểu sử
Nam Cao (1917-1951), ông tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình trung nông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Quê ông là một vùng đồng chiêm trũng, xưa kia nghèo đói, nạn cường hào ác bá lộng hành.
Trước Cách mạng tháng 8, ông sống bằng nghề viết văn và làm gia sư, một cuộc sống vất vưởng, lam lũ
Năm 1943, ông tham gia hội Văn hoá cứu quốc. Sau CMT8 Nam Cao lên Việt Bắc, ông tham gia kháng chiến và làm công tác tuyên truyền văn nghệ
Năm 1951, trên đường vào công tác tại Liên khu III ông bị giặc phục kích và sát hại
Đặc điểm con người
Nam Cao là con người khiêm nhường, lạnh lùng, ít nói nhưng có một đời sống nội tâm phong phú
Nam Cao thường hay day dứt, hối hận về những sai lầm và nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, vị kỉ, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp
Nam Cao gắn bó sâu nặng với quê hương và cuộc sống của người dân nghèo
Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế thích đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết
II-SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
 Nam Cao là nhà văn, sáng tác ở cả hai giai đoạn
Trước CMT8
Nhà văn hiện thực xuất sắc, sáng tác của ông tập trung vào 2 đề tài
+ Người nông dân nghèo
Phản ánh và thể hiện số phận của những người nông dân nghèo khổ bị đẩy vào con đường tha hoá
Lên ác tội ác của thực dân PK, sự tàn bạo của xã hội thối nát đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện
Nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân dù họ bị đẩy đến bước đường cùng
 Tác phẩm tiêu biểu : Lão Hạc, Chí Phèo, Một đám cưới
 + Người trí thức nghèo
Nam Cao đã làm nổi bật bi kịch tinh thần của người trí thức có ý thức sâu sắc về đời sống, có ước mơ, có khát vọng cao đẹp về nghệ thuật nhưng lại bị gánh nặng “áo cơm ghì sát đất” đẩy vào cảnh chết mòn về tâm hồn và sống cảnh đời thừa
Tác phẩm tiêu biểu : Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng
Sau CMT8
Nam Cao tham gia kháng chiến, trở thành nhà văn cách mạng, ông sáng tác phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến
Nam Cao có một quan niệm rất đúng đắn “Sống rồi hãy viết”
Ông để lại 1 số tác phẩm : Đôi mắt (1948), Nhật kí ở rừng (1948), Chuyện biên giới (1950)
III-QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
- Theo Nam Cao văn học phải thể hiện sâu sắc hiện thực cuộc sống, nhà văn không được trốn tránh cuộc đời. “Phải đứng trong lao khổ mở hồn ra để đón những vang động của đời”
- Bản chất của văn chương là sự sáng tạo” Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp nhưng người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và biết sáng tạo những gì chưa có”( Đời thừa )
- Tác phẩm văn chương đích thực phải cógiá trị nhân đạo sâu sắc “phải ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, làm cho người gần người hơn”
- Nhà văn phải có lương tâm và trách nhiệm, phải nghiêm túc và có ý thức cao của người cầm viết “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”
- Văn học hiện thực không chỉ mô tả cuộc sống mà còn giải thích, phân tích cuộc sống theo quy luật : hoàn cảnh xã hội quyết định tâm lí và tính cách của con người
- Vấn đề “đôi mắt” cũng là quan niệm sáng tác của Nam Cao. Nhà văn phải có “đôi mắt” tình thương mới thấy được bản chất tốt đẹp của cong người
IV- PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
 - Truyện của Nam Cao vừa sâu sắc về trí tuệ, vừa giàu chất trữ tình. Nam Cao sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả quá trình tâm lí phức tạp của nhân vật
Nam Cao có cách trần thuật linh hoạt, biến hoá, cốt truyện rất chặt chẽ
Ngôn ngữ chân thực, góc cạnh và tinh tế
Luôn thay đổi giọng điệu
 - Tính triết lí sâu sắc. 
­­­­­­­­

Tài liệu đính kèm:

  • docTom tat TG 12 8.doc