Thi, kiểm tra học kì I - Khối 12 môn Địa lí

Thi, kiểm tra học kì I - Khối 12 môn Địa lí

Câu 1: Công cuộc đổi mới được triển khai từ Đại hội Đảng VI (1986) đến nay đã thu được những thành quả t6t đẹp, là do:

A. Phát huy hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.

B. Tận dụng và huy động được nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.

C. Phát huy tốt nguồn lực dân cư và nguồn lao động.

D. Tận dụng tốt cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Vị trí địa lí nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc:

A. Tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.

B. Phát triển mạnh kinh tế biển.

C. Tận dụng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á và thế giới.

D. Tất cả các thuận lợi trên.

Câu 3: Trong sự phát triển kinh tế như hiện nay ở nước ta, loại tài nguyên giữ vị trí quan trọng và cần được khai thác hiệu quả:

A. Khoáng sản. B. Đất C. Sinh vật- Rừng. D. Nước.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi, kiểm tra học kì I - Khối 12 môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DĂKLĂK
 TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN THI, KIỂM TRA HỌC KÌ I - KHỐI 12
 TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD	 Môn Địa Lí. Thời gian 45 phút.
 ˜™ & ˜™	
Học sinh chọn một đáp án đúng nhất trong các câu hỏi
Câu 1: Công cuộc đổi mới được triển khai từ Đại hội Đảng VI (1986) đến nay đã thu được những thành quả t6t đẹp, là do:
A. Phát huy hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.
B. Tận dụng và huy động được nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.
C. Phát huy tốt nguồn lực dân cư và nguồn lao động.
D. Tận dụng tốt cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2: Vị trí địa lí nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
A. Tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.
B. Phát triển mạnh kinh tế biển.
C. Tận dụng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á và thế giới.
D. Tất cả các thuận lợi trên.
Câu 3: Trong sự phát triển kinh tế như hiện nay ở nước ta, loại tài nguyên giữ vị trí quan trọng và cần được khai thác hiệu quả:
A. Khoáng sản. B. Đất 	C. Sinh vật- Rừng. D. Nước.
Câu 4: Đặc điểm của dân cư và nguồn lao động nước ta là:
A. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.	 	B. Dân số tăng nhanh và thuộc loại trẻ.
C. Dân cư và nguồn lao động phân bố không đều.	D. Tất cả các ý trên .
Câu 5: Với số dân đông, nhiều thành phần dân tộc, nước ta có ưu thế:
A. Lực lượng lao động đông, nguồn lao động bổ sung dồi dào.
B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước
C. Là nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư.
D. Nguồn lực quan trọng để khai thác tài nguyên.
Câu 6: Nguồn lao động nước ta đông, chất lượng người lao động ngày càng cao là do:
A. Dân số nước ta đông, tăng nhanh, trẻ.	
B. Dân số đông, trẻ, văn hóa giáo dục, y tế phát triển.
C. Dân số đông, trẻ, các ngành kinh tế phát triển.	
D. Dân số đông, có khả năng tiếp thu khoa học, kỉ thuật.
Câu 7: Đặc điểm quan trọng của nguồn lao động đối với sự phát triển ngành nông- lâm- ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nước ta là:
A. Nguồn lao động đông, cần cù sáng tạo.	B. Chất lượng người lao động ngày càng cao
C. Có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất.	D. Có khả năng tiếp thu trình độ khoa học, kỉ thuật.
Câu 8: Hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của nước ta hiện nay là:
A.Từ nông thôn lên thành thị.	 B. Từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là ngành dịch vụ.
C. Từ nông nghiệp sang công nghiệp. D. Từ miền Bắc vào miền Nam.
Câu 9: Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay cần dựa trên cơ sở:
A. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
B. Lấy việc phát triển công nghiệp làm khâu then chốt.
C. Đấy mạnh phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Câu 10: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí chiến lược thể hiện ở mục tiêu:
A. Nâng cao dân trí.	B. Nâng cao trình độ chuyên môn kỉ thuật cho người lao động.
C. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.	D. Tất cả mục tiêu trên.
Câu 11: Nhân tố quan trọng để nước ta có thể thực hiện cùng một lúc 2 bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.	
B. Nguồn lao động đông, trẻ.
C. Xu hướng toàn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật.	
D. Đầu tư của nước ngoài.
Câu 12: Trong nội bộ cơ cấu ngành, xu thế chuyển dịch hiện nay là:
A. Từ sản xuatá vật chất sang dịch vụ.
B. Các ngành thủ công sang cơ giới.
C. Sản xuất dịch vụ sang công nghiệp.
D. Ngành công nghiệp truyền thông, sang ngành có hàm lượng kỉ thuật cao.
Câu 13: Đất đai sẽ là nguồn tài nguyên quý giá nếu ta biết sử dụng nó để:
A. Sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Sử dụng nó vào mục đích cư trú và sản xuất công nghiệp.
C. Biến thành hàng hóa trên thị trường bất động sản.
D. Chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lí và có hiệu quả kinh tế cao.
Câu 14: Trong điều kiện nước ta, vai trò của đất nông nghiệp vẫn còn có ý nghĩa lớn khi: 
A. Cơ cấu kinh tế còn đang chuyển dịch.
B. Sự gia tăng dân số và phân bố dân cư vẫn còn tiếp diễn.
C. Quá trình đô thị hóa còn tiếp diễn.
D. Sản xuất nông nghiệp còn là trọng tâm của nền kinh tế.
Câu 15: Để khai thác thế mạnh của đất đai miền núi và trung du một cách ổn định, lâu dài cần chú ý biện pháp:
A. Gắn vùng nông nghiệp với cơ sở chế biến.	B. Tập trung phát triển trồng rừng phòng hộ.
C. Cung cấp đầy đủ lao đông và lương thực.	D. Phát triển rộng khắp các cơ sở giáo dục, y tế. 
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng khi nêu lên ý nghĩa của việc phát triển lương thực, thực phẩm nước ta.
A. Đảm bảo an ninh lương thực nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. Ngành công nghịệp, dịch vụ phát triển chưa cao.
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
D. Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
Câu 17: Giúp nông sản thu hoạch không bị hao hụt, đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, cần quan tâm đến khâu then chốt:
A. Cơ giới hóa khâu làm đất.	B. Đầu tư đúng mức cho công nghệ sau thu hoạch.
C. Tiến hành thâm canh, tăng vụ.	D. Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Câu 18: Để tạo ưu thế cạnh tranh cạnh tranh trên thị trường lương thực, thực phẩm thế giới, chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề:
A. Tăng chi phí đầu vào.	B. Tạo các giống cây trồng đặc sản, năng suất cao.
C. Giảm chi phí đầu ra.	D. Hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Câu 19: Sự tương đồng về thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm giữa 2 vùng đồng bằng sông sông Cửu Long và duyên hải miền Trung là:
A. Sản xuất lương thực.	B. Phát triển chăn nuôi.	
C. Phát triển chăn nuôi và đánh bắt hải sản.	D. Trồng cây công nghiệp dài ngày.
Câu 20: Tính chất quảng canh trong chăn nuôi đã không mang lại kết quả nào sau đây:	
A. Năng suất chăn nuôi kém.	B. Chất lượng sản phẩm cao. 
C. Giống loài ngày càng thoái hóa.	D. Dịch bệnh thường xuyên xuất hiện.
Câu 21: Ý nào sau đây không đúng khi thể hiện ý nghĩa của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta.
A. Lực lượng lao động dồi dào.	B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. Giải quyết việc làm và phân bố lai lao động.	D. Tận dụng thế mạnh của tài nguyên đất, khí hậu.
Câu 22: Nhận định nào là không đúng khi đánh giá về chủ trương gắn vùng chuyên canh cây công nghiệp với cơ sở chế biến.
A. Làm giảm giá cước vận chuyển.	
B. Trở ngại cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
C. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến.	
D. Tạo điều kiện giúp người lao động an tâm sản xuất.
Câu 23: Điều kiện sinh thái nào không phải là của vùng trọng điểm cây công nghiệp Tây Nguyên:
A. Có nhiềâu diện tích đất đỏ bazan.	
B. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho sử dụng cơ giới.
C. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. 
D. Sông ngòi cung cấp nước dồi dào
Câu 24: Tiêu chí quan trọng để đánh giá vai trò của ngành công nghiệp là:
 Tạo sản phẩm phục vụ ngày càng cao cho nhu cầu của xã hội.
 Cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế.
 Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trong cho đất nước.
 Giải quyết việc làm cho người lao động.
Câu 25: Sự đa dạng của ngành công nghiệp nước ta thể hiện ở chỗ:
A. Vừa có công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.	B. Có đầy đủ các ngành công nghiệp nặng.
C. Khá đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 26: Ý nào sau đây không đúng khi thể hiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta:
A. Biểu hiện tỉ trong của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. Hình thành phù hợp trong mỗi giai đoạn nhất định.
C. Hình thành phù hợp với điều kiện trong và ngoài nước .
D. Hình thành phù hợp với nguồn vốn đầu tư.
Câu 27: Tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A và nhóm B trong 2 giai đoạn 1980 - 1989 và 1990 - 1998 có sự chuyển dịch:
A. B tăng, A giảm; A tăng, B giảm.	B. A và B bằng nhau.
C. B giảm , A tăng ; B tăng , A giảm. 	D. B luôn tăng, A luôn giảm.
Câu 28: Hiện nay, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta trở thành một ngành công nghiệp trọng điểm nhờ:
A. Sản phẩm chăn nuôi dồi dào.	B. Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh.
C. Sản phẩm cây công nghiệp ngành càng cao.	
D. Sản lượng lúa liên tục tăng nhanh, khối lượng xuất khẩu lớn.
Câu 29: Ngành công nghiệp chếù biến thực phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thế mạnh lâu dài:
A. Chế biến đường, dầu ăn.	 B. Chế biến thủy sản. C. Chế biến thịt, sữa.	 D. Chế biến rau quả
Câu 30: Ưu thế quan trọng để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà nổi bật là hàng dệt của nước ta là:
A. Huy đông khả năng của các thành phần kinh tế. 
B. Thỏa mãn nhu cầu của nhân dân.
C. Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho đất nước. 
D. Phát huy nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn.
Câu 31: Nhân tố quan trọng để đưa công nghiệp cơ khí và điện tử là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là: 
A. Nước ta có nhiều tiềm năng và nhu cầu.	 B. Tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
C. Thu hút sức đầu tư lớn.	 D. Giá trị đóng góp cao trong các ngành công nghiệp.
Câu 32: Đặc điểm nào không phải là cảu ngành dầu khí của nước ta:
A. Là ngành công nghiệp còn non trẻ.	B. Cơ sở vật chất còn khiêm tốn.
C. Giá trị đóng góp hàng năm lớn.	D. Là lĩnh vực thu hút đầu tư của nước ngoài.
Câu 33: Yếu tố đóng vai trò quyết định sự hình thành một cơ cấu công nghiệp linh hoạt chính là do:
A. Sự thiếu hụt về năng lượng và nguyên liệu.	B. Sự nghèo nàn về nguồn vốn.
C. Sự đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới.	D. Sự dư thừa lao động.
Câu 34: Hướng hoàn thiện cơ cấu các ngành công nghiệp có hiệu quả và vững chắc nhất là: 
A. Hạ giá thành sản phẩm.	B. Nâng cao chất lượng hàng hóa.
C. Đổi mới thiết bị, máy móc và quy trình công nghệ.	D. Đa dạng hóa sản phẩm.
Câu 35: Ngành công nghiệp cơ bản nào dưới đây ở nước ta cần phải được đẩy mạnh phát triển hơn nữa so với các ngành công nghiệp khác.
A. Luyên kim. B. Cơ khí, điện tử. C. Chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. D.Năng lượng. Câu 36: Yếu tố nào không cần thiết quan tân trong phương hướng hoàn thiện sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của một vùng:
A. Cải tạo, mở rộng các trung tâm công nghiệp cũ.
B. Hình thành mối liên kết giữa hợp tác hóa và chuyên môn hóa.
C. Tính chất ổn định của thời tiết và khí hậu.
D. Chú ý đúng mức mối quan hệ với thi trường.
Câu 37:Sự độc đáo của ngành giao thông vâïn tải thể hiện ở đặc điểm:
A. Làm tăng giá trị sản phẩm nhờ di chuyển vị trí.
B. Tạo thuận lợi cho đời sồng và sản xuất.
C. Tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
D. Là ngành quan trọng trong kết cấu hạ tầng.
Câu 38: Hoạt động xuất, nhập khẩu là một động lực thúc đẩy việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nhân tố đó biểu hiện ở khả năng.
A. Tạo điều kiện khai thác hợp lí nguồn lực tài nguyên và lao động.
B. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
C. Kích thích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Phân công lao động theo lãnh thổ hợp lí.
Câu 39: Để đảm bảo vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước mắt cần tập trung vào:
A. Tăng cường xuất khẩu để tích lũy vốn.
B. Đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, thiết bị.
C. Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
D. Phát triển nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Câu 40: Điều kiện nào là thuận lợi cơ bản nhất đối với việc xây dựng Tây Nguyên thành một vùng nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn và năng suất cao:
A. Điều kiện sinh thái của vùng.
B. Quy mô diện tích và độ màu mỡ của đất trồng.
C. Nhu cầu của thị trường thế giới.
D. Lực lượng lao động có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất.
ĐÁP ÁN:
Câu 01: A;	Câu 02: D;	Câu 03: B;	Câu 04: C;	Câu 05: B;	Câu 06: B;	Câu 07: C.
Câu 08: B;	Câu 09: A;	Câu 10: D;	Câu 11: C;	Câu 12: B;	Câu 13: D;	Câu 14: D.
Câu 15: A;	Câu 16: B;	Câu 17: B;	Câu 18: D;	Câu 19: C;	Câu 20: B;	Câu 21: A.
Câu 22: B;	Câu 23: D;	Câu 24: B;	Câu 25: C;	Câu 26: D;	Câu 27: A;	Câu 28: C.
Câu 29: B;	Câu 30: D;	Câu 31: A;	Câu 32: B;	Câu 33: C;	Câu 34: C;	Câu 35: C.
Câu 36: C;	Câu 37: B;	Câu 38: B;	Câu 39: A;	Câu 40: B;	

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Dia12_hk1_BCCVA.doc