Thi học kì I môn Sinh 12 (Đề 1)

Thi học kì I môn Sinh 12 (Đề 1)

I. LÝ THUYẾT : 6 ĐIỂM

Câu 1(3 điểm)

 a.Hãy vẽ sơ đồ và nêu chức năng của các thành phần trong operon Lac ở vi khuẩn E. coli?

 b. Nêu vai trò của gen điều hoà đối với hoạt động của operon?

Câu 2(3 điểm)

a. Trình bày các bước chính trong quá trình sinh tổng hợp prôtein?

b. Vai trò của prôtein trong cơ thể sống?

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2442Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi học kì I môn Sinh 12 (Đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề 1	thi học kì i
môn : sinh 12
Họ và tên:.........................................................., Lớp:......................................................
********************
I. Lý thuyết : 6 điểm
Câu 1(3 điểm)
 	a.Hãy vẽ sơ đồ và nêu chức năng của các thành phần trong operon Lac ở vi khuẩn E. coli?
 	b. Nêu vai trò của gen điều hoà đối với hoạt động của operon?
Câu 2(3 điểm)
a. Trình bày các bước chính trong quá trình sinh tổng hợp prôtein?
b. Vai trò của prôtein trong cơ thể sống?
II. bài tập : 4 điểm
Thành phần kiểu gen của một quần thể sâu tơ là 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa. sau 2 năm sử dung liên tục một loại thuốc trừ sâu để phòng trừ. Khi khảo sát lại quần thể này thì thành phân kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Biết rằng A là gen kháng thuốc , a là gen mẫn cảm với thuốc ở sâu tơ.
Dựa trên đặc điểm di truyền của quần thể , hãy cho biết quần thể sâu tơ trên thay đổi theo hướng nào.
Nêu các nhân tố gây ra những thay đổi đó. Nhân tố nào là chủ yếu?
Đáp án đề 1
Câu
Nội dung
điểm
1
a
 Vẽ sơ đồ cấu trỳc của operon Lac ở vi khuẩn E.coli.
P O Z Y A
Chức năng của cỏc thành phần:
- Nhúm gen cấu trỳc liờn quan về chức năng nằm kề nhau. Mó húa cỏc enzim phõn hủy lactụzơ.
- Vựng vận hành (O): nằm trước gen cấu trỳc là vị trớ tương tỏc với chất ức chế (protein ức chế).
- Vựng khởi động (P): nằm trước vựng vận hành, đú là vị trớ tương tỏc của ARN polimeraza để khởi đầu phiờn mó.
1
0,5
0,5
0,5
b
Gen điều hoà mó húa protein ức chế (chất ức chế), chất này liờn kết với vựng vận hành O để dừng quỏ trỡnh phiờn mó của nhúm gen cấu trỳc.
0,5
2
a
Những bước trong sinh tổng hợp prôtein
Hoạt hoá aa : các aa được hoạt hoá bởi enzim và ATP. Sau đó các aa này đã được hoạt hoá gắn vào tARN tương ứng tạo thành phức hợp aa – tARN
Tổng hợp chuỗi polipeptit: 
+ Khi ribôxôm tiếp xúc với mARN tại mã mở đầu, thì một tARN mang aa mở đầu đi vào ribôxôm và khớp đối mã của nó với mã mở đầu theo NTBS
+ Tiếp theo aa1 – tARN đi vào ribôxôm và đọc mã kế tiếp
-> hình thành một liên kết peptit giữa aamđ - aa1 ->ribôxôm chuyển sang một bộ ba kế tiếp trên mARN , tARN mở đầu rời khỏi ribôxom. Một phân tử tARN mang aa mới đi vào và quá trình lặp lại cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc
+ Lúc này, chuỗi polipeptit tổng hợp xong và được giải phóng khỏi ribôxôm . Sau đó, chuỗi polipeptit được hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo pr hoàn chỉnh
0,5
0,5
0,5
0,5
b
vai trò của pr
Tham gia cấu tạo các bbộ phận của tế bào
vai trò xúc tác: enzim
Vai trò điều hoà : hoocmon điều hoà TĐC
Vai trò bảo vệ : kháng thể
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài tập
a.
Hướng thay đổi của quần thể sâu tơ
Tần số alen của quần thể sâu tơ trước khi sử lí thuốc
pA = 0,3 + = 0,5
qa = 0,3 + = 0,5 hoặc qa = 1 – 0,5 = 0,5
- Tần số alen của quần thể sâu tơ sau hai năm sử lí thuốc
pA = 0,5 + = 0,7
qa = 0,1 + = 0,3 hoặc qa = 1 – 0,7 = 0,3
=> Như vậy quần thể sâu tơ trên thay đổi theo hướng 
+ Tăng tần số alen kháng thuốc từ 0,5 đến 0,7, giảm tần số mẫn cảm 
+ Tăng tần số đồng hợp tử kháng thuốc (từ 0,3 đến 0,5). Giảm tần số đồng hợp tử mẫn cảm
1
1
0,5
0,5
b
Các nhân tố gây ra sự biến đổi và nhân tố chủ yếu
- Nhân tố gây ra biến đổi:
+ Đột biến
+ Chọn lọc
+ Cách li không hoàn toàn
- Nhân tố chủ yếu: Nhân tố chọn lọc
0,5
0,5
đề 2	thi học kì i
môn : sinh 12
Họ và tên:.........................................................., Lớp:......................................................
********************
I. Lý thuyết : 6 điểm
Câu 1. 3 điểm
 a. Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Đao? 
b. Khi lai hai cây lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích sự hình thành và nêu đặc điểm của cây tam bội đó ?
Câu 2. 3 điểm
Loại thể truyền đầu tiên được sử dụng trong liệu pháp gen là gì ? Nêu ưu nhược điểm chính của loại thể truyền này. Hiện nay các nhà khoa học làm gì để khắc phục nhược điểm của loại thể truyền này ?
II. Bài tập : 4 điểm
Một quần thể giao phối ngẫu nhiên. ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen : 
0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1
a. Quần thể này đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa ? Vì sao?
b. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1.
Đáp án đề 2
I. Lý thuyết : 6 điểm
Câu
Nội dung
điểm
1
a
Cơ chế phát sinh hội chứng Đao
- Người mắc hội chứng Đao là người có 3NST 21 trong tế bào.
- Do rối loạn giảm phân ở bố mẹ (thường là mẹ). cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành 2 loại giao tử : Một loại mang 2 NST 21, một loại không có nhiễm sắc thể 21
- Qua thụ tinh , giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST 21(Hội chứng Đao)
0,25
0,25
0,25
b
Cơ chế hình thành và đặc điểm của cây tam bội
Cây lưỡng bội AA giảm phân không bình thường(các NST không phân li) tạo giao tử lưỡng bội AA
Cây lưỡng bội aa giảm phân bình thường tạo giao tử đơn bội a 
Giao tử đơn bội a kết hợp với giao tử lưỡng bội AA tạo thể tam bôi AAa
Cây tam bội có tế bào và cơ quan sinh dưỡng to, phát triển mạnh, chống chịu tốt, quả thường không có hạt nên không có khả năng sinh sản hữu tính.
- Sơ đồ lai quá trình tạo thành cây tam bội
0,25
0,25
0,25
0,5
1
2. 
Thể truyền đầu tiên mà các nhà khoa học sử dụng đầu tiên trong liệu pháp gen là virut có vật chất di truyền là ARN
Ưu điểm : Virut có thể tích hợp vào NST của người vì thế người ta có thể gắn gen lành vào NST của người bệnh
Nhược điểm
+ Virut tích hợp ngẫu nhiên vào NST nên không đúng vào vị trí của gen bệnh cần thay thế mà lại gắn vào vị trí khác làm hỏng các gen bình thường khác của người
+ Thể truyền có bản chất là virut nên có nguy cơ về an toàn sinh học
Cách khắc phục
+ Thể truyền đưa gen lành vào trong tế bào gốc của người bệnh rồi nuôi trong phòng thí nghiệm, sau đó chọn lọc lấy những tế bào có gen lành đã được trao đổi chéo gắn đúng vào vị trí của gen bệnh, sau đó tế bào gốc có gen bình thường mới được đưa vào cơ thể người bệnh.
+ Loại bỏ các trình tự gen độc của vi rut hoặc tách hệ gen của vi rut thành 2 thể truyền độc lập (một gọi là thể truyền nhân dòng, một gọi là thể truyền trợ giúp). Do lúc này hệ gen của vi rut không hoàn chỉnh, nên chúng sẽ chết sau 1 thế hệ gây nhiễm-> Tăng tính an toàn sinh học(hệ thống này còn được gọi là hệ thống thể truyền tự tử)
0,5
0,5
1
1
II. Bài tập : 4 điểm
Câu
Nội dung
điểm
3
a.
- Quần thể này chưa cân bằng
-Tần số của alen A = 0,5 + = 0,7
 a = 0,1 + = 0,3
- Vì ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 
0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1 khác với dạng p2AA + 2pqAa + q2 = 1
0,5
0,5
0,5
b.
a
Vì đây là quần thể giao phối nên chỉ sau một thế hệ là đạt trạng thái cân bằng
F1 :có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng là:
p2AA + 2pqAa + q2 = 1 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa =1
0,5
1

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hki s12(1).doc