Số phận con người (trích)

Số phận con người (trích)

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Giúp học sinh:

 - Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến ;

 - Nắm được nét đặc trưng trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng hình tượng nhân vật của truyện ngắn Sô-lô-khốp.

2. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).

3. Thái độ:

 Giáo dục HS về bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương; tin tưởng rằng với ý chí, nghị lực và tấm lòng nhân ái, con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Số phận con người (trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:79-80 - Đọc văn
Ngày soạn: 22/2/2011 SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( trích )
 (M. Sô lô khốp)
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
 - Hiểu được sự thật khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên trên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến ;
 - Nắm được nét đặc trưng trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng hình tượng nhân vật của truyện ngắn Sô-lô-khốp.
2. Kỹ năng:
 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
3. Thái độ: 
 Giáo dục HS về bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương; tin tưởng rằng với ý chí, nghị lực và tấm lòng nhân ái, con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le.
 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị của GV:
 SGK,SGV, giáo án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm.
2.Chuẩn bị của HS:
 Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cho biết ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn ?
Câu 2: Ý nghĩa vòng hoa trên mộ Ha Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn ?
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề Thuốc.
- Tầng nghĩa thứ nhất - (nghĩa tường minh): Thuốc - Dược (Dược phẩm) dùng để chữa bệnh.Trong tác phẩm, đó là phương thuốc truyền thống để chữa bệnh lao - bánh bao tẩm máu người . Với tầng nghĩa này, truyện có chủ đề chống mê tín, dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai - (hàm ý): Phương thuốc này là phương thuốc độc, mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh truyền thống được sùng bái vốn là thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái hộp nhà bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tầng nghĩa thứ ba - (hàm ý): Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó vời quần chúng.
Câu 2: Ý nghĩa của vòng hoa.
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du như là sự đối cực với phương thuốc, phủ định việc chưa bệnh bằng phương thuốc bánh bao tẩm máu người. Qua đó, tác giả mơ ước tìm kiếm vị thuốc mới.
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du cũng đã thể hiện được tư tưởng của tác phẩm: người dân đã hiểu được người làm cách mạng.
3. Bài mới : 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
* Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở phần tiểu dẫn trong SGK.
- GV nêu yêu cầu công việc: Anh (chị) tự đọc phần tiểu dẫn trong SGK, sau đó hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
GV chốt lại những điểm chính:
* Hoạt động 1.
HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
-HS dựa vào SGK, trả lời.
I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG:
1-Tác giả:
 - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905 – 1984). Ông sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a, thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. Sô-lô-khốp tham gia công tác cách mạng từ khá sớm. Ông cũng là một tấm gương về sự nỗ lực tự học để vươn đến đỉnh cao văn hóa của nhân loại.
- Một số tác phẩm của nhà văn: Truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh (truyện ngắn), Sông Đông êm đềm (tiểu thuyết, 4 quyển, 8 phần, viết từ năm 1925 và hoàn thành vào năm 1940),
à Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc, đồng thời cũng được đánh giá vào hàng các nhà văn lớn nhất thế giới thế kỉ XX. Ông đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1965. Tác phẩm của Sô-lô-khốp được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
2-Tác phẩm:
 Truyện ngắn số phận con người (1957) là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cái nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga. Cái chân thật bao trùm toàn bộ tác phẩm. Sự thật được tôn trọng trong từng chi tiết, từng hình ảnh. Nhà văn đã dám nói lên sự thật dù đôi khi khắc nghiệt, cay đắng. Văn bản được học trong SGK thuộc phần kết thúc truyện.
65’
* Hoạt động 2.
GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản.
- Anh (chị) hãy tóm tắt truyện Số phận con người.
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm nhỏ ( 2 HS):
Tác phẩm đã nói gì với chúng ta về số phận của các nhân vật Xô-cô-lốp và Va-ni-a? Hãy tìm các chi tiết đó và hoàn thành phiếu học tập sau đây:
 Những số phận con người
Xô-cô-lốp
Va-ni-a
- GV: Cảm xúc của anh (chị) trước số phận của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a? Đọc những dòng truyện miêu tả tình cảm ấy, anh (chị) phỏng đoán điều gì sẽ có thể xảy ra với họ?
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi: Xô-cô lốp kể lại: “lập tức tôi quyết định: không thể để cho mình với nó chim nghỉm riêng rẽ được. Mình sẽ nhận nó làm con”. Vậy điều gì đã khiến Sô-cô-lốp quyết định điều đó?
- GV: Quyết định của Xô-cô-lốp đã đem lại niềm hạnh phúc như thế nào cho cả hai bố con anh?
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi: Và họ, những con người tưởng chừng “chìm nghỉm” trong cô đơn mất mát đã nương tựa vào nhau để cùng vượt qua bất hạnh.
 Nhưng cuộc vượt lên số phận ấy có thực sự đơn giản, nhẹ nhàng? 
Gợi: ( trái tim An-đrây Xô-cô-lốp liệu đã lành hẵn vết thương trong quá khứ? Hai cha con họ còn phải đối mặt với những thử thách như thế nào trong cuộc đời thường?).
- GV: Từ cuộc đời cuộc đời của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a, nhà văn đã gửi gấm một thông điệp nghệ thuật đầy xúc cảm, yêu thương và trân trọng về số phận con người. Thông điệp ấy được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn văn nào trong tác phẩm? Anh (chị) hãy đọc diễn cảm đoạn văn đó và phát biểu cảm nhận của mình.
-GV: Về nghệ thuật, truyện số phận con người có gì đặc biệt? 
cách miêu tả nhân vật, lối kể chuyện, cách sử dụng những đoạn trữ tình ngoại đề của tác giả thành công như thế nào?
?: Thử nêu ý nghĩa văn bản “Số phận con người”?
* Hoạt động 2.
HS đọc- hiểu văn bản.
- HS tóm tắt.
- HS hoàn thành phiếu học tập:
- HS trả lời: 
- HS trả lời: 
- HS tái hiện kiến thức để trả lời:
- HS trả lời theo những gợi mở của GV: 
- HS phát hiện đoạn văn trữ tình ngoại đề ở phần cuối tác phẩm và đọc diễn cảm, phát biểu cảm nhận của mình về những lời chia sẻ xúc động của nhà văn với số phận con người sau chiến tranh.
- HS phát hiện, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1-Đọc và tóm tắt tác phẩm:
 Mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp anh lái xe An-đrây Xô-cô-lốp 46 tuổi và bé Va-ni-a chừng 5 – 6 tuổi trên bến đò. Nhân dịp này Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh ra trận, bị thương hai lần, sau đó bị đọa đầy trong các các trại tập trung của phát xít. Tìm cách trốn được về với quân ta, Xô-cô-lốp mới hay tin vợ và con gái anh đã bị bom phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng của anh là con trai A-na-tô-li, nhưng đúng ngày 9 tháng 5 năm 1945, ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn chết người đại úy pháo binh ấy. Xô-cô-lốp đã chôn trên đất người Đức niềm sung sướng và niểm hi vọng cuối cùng. Sau đó anh giải ngũ, về chỗ vợ chồng môt người bạn ở U-riu-pin-xcơ,xin vào làm việc trong đội xe vận tải. Tại đây anh đã gặp bé Va-ni-a côi cút và quyết định nhận nó làm con. Tình yêu thương với Va-ni-a đã làm trái tim anh ấm lại. Nhưng nhiều đêm anh vẫn mơ thấy vợ con, tỉnh dậy gối đẫm nước mắt. Một sự việc không may xảy ra, Xô-cô-lốp bị thu bằng lái xe. Hai cha con anh đã quyết định cuốc bộ đến một địa phương khác,nơi người đồng đội cũ của Xô-cô-lốp đang làm việc.
 Hai con người côi cút, hai hạt cát bị sức mạnh của bão tố chiến tranh thổi bạt đến những miền xa lạ. Cái gì đang chờ đợi họ ở phía trước? Thiết nghĩ con người Nga có ý chí kiên cường đó sẽ đứng vững được, và cả chú bé kia một khi lớn lên cũng có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi.
2- Phân tích:
a- Những số phận con người:
Xô-cô-lốp
Va-ni-a
-Bị thương hai lần, bị bắt làm tù binh trong trại tập trung của phát xít Đức.
-Vợ và con gái là nạn nhân cũa bom đạn phát xít
-Thời khắc cuối cùng trước khi chiến thắng,niềm hi vọng duy nhất là đứa con trai A-na-tô-li cũng bị dập tắt phũ phàng. Nỗi đau đớn quá lớn làm cho con người anh “như vỡ tung ra”. Xô-cô-lốp không còn gia đình,không còn mái nhà để trở về,và cũng không dám trở về quê hương vì nổi đau đè nặng của quá khứ.
- Ra khỏi chiến tranh, anh phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và trở nên nghiện rượu.
- Những chuyện rủi ro cũng không buông tha, trong một lẩn trượt xe, anh đã bị thu hồi bằng lái.
- Nỗi đau buồn đã khiến Xô-cô-lốp không thể ở lâu một chỗ.
- Nhiều đêm đau khổ vẫn dày vò anh, Xô-cô-lốp mơ thấy vợ con nhưng anh không thể đến bên họ. Anh tỉnh dậy trong đêm,gối đẫm nước mắt. 
-Bố chết ở mặt trận, mẹ bị bom chết trên tàu khi hai mẹ con đang đi tàu, không còn gia đình không còn người thân.
-“thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dua hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù”. “Nó ăn ngay ở cửa hiệu giải khát, ai cho gì ăn nấy”.
-“ Một con chim non nớt như thế mà đã học thở dải ư? Đấy đâu phải là việc của nó?”
à Câu chuyện cuộc đời của người lính Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đã gợi lên trong lòng người đọc mối cảm thương sâu sắc. Họ đều là nạn nhân của chiến tranh phát xít. 
 Có biết bao nhiêu vực xoáy nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi hai con người ấy ở phía trước. Liệu họ có thể vượt lên?
 Nhà văn trả lời với chúng ta rằng: Có thể!
b- Và con người vượt lên số phận 
- Quyết định ấy đã đột ngột đến với anh từ tiếng nói của lòng nhân hậu, dù bao đớn đau mất mát, dù bầm dập trước những đòn đánh của số phận, vẫn âm thầm và mãnh liệt trong trái tim người lính Xô viết.
- Cũng chính sự nhận thức về bờ vực tương lai đang ngấp nghé cho cả mình và bé Va-ni-a mà Xô-cô-lốp đưa ra quyết định tức thời “mình sẽ nhận nó làm con” . Họ cần nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho tâm hồn nhau.
- Va-ni-a bộc lộ niềm hạnh phúc theo cách của trẻ thơ: hồn nhiên và mãnh liệt. Bé “nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi,vào trán và như con chim chích,nó líu lo vang rộn buồng lái’. 
- Còn Xô-cô-lốp, người cha ấy cũng xúc động không kém. Mắt anh “mờ đi”, “cả người run lên” “hai bàn tay lẩy bẩy” Trái tim tưởng “suy kiệt’, “chai sạn” vì đau khổ của Xô-cô-lốp đã trở nên “êm dịu” hơn.
- Xô-cô-lốp vẫn luôn phải đối diện với thử thách của số phận. Nhưng anh biết nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui trọn vẹn cho con trai anh, để rồi hàng đêm khi tỉnh dậy “gối đẫm nước mắt”. 
Hai cha con An-đrây còn phải đối mặt với thực tế đầy khó khăn thời hậu chiến và những tình huống đôi khi thật trớ trêu. Mất bằng lái vì “câu chuyện rủi ro” cha con họ lại làm hành trình đến một nơi khác để kiếm sống. Không có chyện bị thu bằng lái thì rồi họ cũng lên đường. Đau khổ làm cho Xô-cô-lốp “ ở không yên ổn ngồi không vững vàng”. Họ sẽ còn cuốc bộ đi khắp nước Nga rộng lớn. Thử thách số phận vẫn đang tiếp tục ở phía trước.
- Sô-lô-khốp còn nhấn mạnh đến phương diện trách nhiệm của lịch sử trước mỗi cá nhân. Đó cũng là tiếng nói lên án “bão tố chiến tranh” phi nghĩa và cả sức mạnh phũ phàng của nó. Đồng thời bằng tất cả nhiệt tình của người cầm bút, nhà văn gửi gắm niềm tin, sự xúc động và cảm phục của ông trước tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. “Với một nỗi buồn thắm thía tôi nhìn theo hai bố con Bỗng như có một bàn chân con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay mặt đi. Không,không phải những người đứng tuồi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại ấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé ,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt của đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Giọt nước mắt lặng lẽ quay đi để bảo toàn niềm vui cho con trẻ của người kể chuyện, cũng là giọt nước mắt Xô-cô-lốp âm thầm khóc trong đêm để Va-ni-a không bao giờ biết những bất hạnh thực sự đã đến với người bố yêu quý của mình. Đó là những giọt nước mắt của một truyền thống nhân ái yêu thương, quý trọng con người trong văn học Nga.
Bằng nghị lực, ý chí, con người vượt qua đau khổ mất mát trong chiến tranh. Nhưng còn điều này nữa, Sô-lô-khốp muốn nói với chúng ta: Con người còn vượt qua bất hạnh bằng tình yêu thương và lòng nhân ái.
c. Nhận xét về nghệ thuật của tác phẩm
 - Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
 - Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
 - Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
3- Ý ghĩa văn bản:
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
5’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học:
- GV nêu yêu cầu tổng kết: Anh(chị) hãy trình bày ngắn gọn vế giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 
- Sau khi HS trình bày phần tổng kết cá nhân, GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Tổng kết bài học
-HS trình bày phần tổng kết cá nhân. 
- HS thực hiện yêu cầu của GV..
III- TỔNG KẾT:
( Ghi nhớ - SGK )
4/ Luyện tập - Củng cố bài học: (3’) 
 Hãy tưởng tượng và viết tiếp một đoạn văn về cuộc sống tương lai của hai bố con An-đrây Xô-cô-lốp.
5/ Hướng dẫn tự học: (1’)
Đọc nhiều lần đoạn cuối : “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phủ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ [] những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” để thấy được ý chí và nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm của Sô-lô-khốp.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docSo phan con nguoi Chuan KTKN.doc