Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn - Bùi Phương Thuý

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn - Bùi Phương Thuý

I. Lí do chọn đề tài

Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat là những Chương kiến thức rất quan

trọng trong Chương trình Hoá học hữu cơ lớp 12. Việc học tốt Hoá hữu cơ lớp 12 nói

chung đặc biệt là Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat thường trở nên khó

khăn với các em học sinh. Với mục đích góp phần cho học sinh học Chương Este -

Lipit và Chương Cacbohidrat dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống. Qua đó nâng

cao chất lượng học tập, giúp vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ

thông không còn là vấn đề bức xúc Tôi đã xây dựng hệ thống bài tập gắn liền với thực

tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 12 thông qua chuyên đề sau đây: “Nâng cao chất

lượng học tập Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat thông qua bài tập gắn

với thực tiễn ”

pdf 45 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1030Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn - Bùi Phương Thuý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 1/45 
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat 
thông qua bài tập thực tiễn ” 
2. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Trường THPT Đạ Huoai 
3. Thời gian áp dụng giải pháp: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017 
4. Tác giả: 
 Họ và tên: Bùi Phương Thuý 
 Năm sinh: 26/11/1982 
 Nơi thường trú: TDP 6 - Thị trấn Madaguoi - Đạ Huoai - Lâm Đồng 
 Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn + Chủ tịch công đoàn 
 Nơi làm việc: Trường THPT Đạ Huoai 
 Điện thoại: 0916.771.025 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường THPT Đạ Huoai 
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 
1. BTHH: Bài tập hoá học 
2. GV: giáo viên 
3. HS: học sinh 
4. GVCN: giáo viên chủ nhiệm 
5. GVBM: giáo viên bộ môn 
6. đktc: điều kiện tiêu chuẩn 
7. SGK: sách giáo khoa 
8. BT: bài tập 
9. pthh: phương trình hoá học 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 2/45 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài 
Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat là những Chương kiến thức rất quan 
trọng trong Chương trình Hoá học hữu cơ lớp 12. Việc học tốt Hoá hữu cơ lớp 12 nói 
chung đặc biệt là Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat thường trở nên khó 
khăn với các em học sinh. Với mục đích góp phần cho học sinh học Chương Este - 
Lipit và Chương Cacbohidrat dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống. Qua đó nâng 
cao chất lượng học tập, giúp vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ 
thông không còn là vấn đề bức xúc Tôi đã xây dựng hệ thống bài tập gắn liền với thực 
tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 12 thông qua chuyên đề sau đây: “Nâng cao chất 
lượng học tập Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat thông qua bài tập gắn 
với thực tiễn ” 
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 
 II.1. Mục tiêu 
- Xây dựng hệ thống BT gắn liền với thực tiễn của chương trình Hoá hữu cơ lớp 12 ở 
hai Chương Este-Lipit và Cacbohidrat. 
- Nâng cao chất lượng giáo dục môn Hoá hữu cơ 12. 
 II.1. Nhiệm vụ 
- Hệ thống kiến thức trọng tâm về Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat. 
- Hệ thống bài tập thực tiễn trắc nghiệm và tự luận về Chương Este-Lipit và Chương 
Cacbohidrat. 
III. Các phương pháp nghiên cứu 
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết,có liên quan. 
 - Nghiên cứu thực nghiệm: Tìm hiểu các bài tập thực tiễn trắc nghiệm và tự luận về 
hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Cacbohidrat. 
IV. Đối tượng và khách thể của đề tài nghiên cứu 
 IV.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Các dạng bài tập thực tiễn về Chương Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat. 
 IV.2. Khách thể: 
- Học sinh lớp 12A2,12A4 Trường THPT Đạ Huoai năm học: 2016-2017. 
- Học sinh lớp 12A2,12A3 Trường THPT Đạ Huoai năm học: 2017-2018. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 3/45 
Trong đó lớp lớp 12A2 nhóm thực nghiệm và lớp 12A4, 12A3 là nhóm đối chứng. Các 
lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số và tương đối đồng đều về khả năng học tập. 
 IV.3. Quy trình nghiên cứu: 
* Cách thức tiến hành: 
- Lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế bài học có hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức 
lý thuyết kết hợp hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 
12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat. 
 - Lớp đối chứng: Tôi thiết kế bài học không hệ thống bài tập gắn liền với thực 
tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Chương 
Cacbohidrat mà chỉ hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa. 
* Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành dạy ở các lớp tuân theo kế hoạch giảng dạy 
của nhà trường và theo thời khoá biểu, phân phối chương trình để đảm bảo tính khách 
quan. 
V. Giả thuyết khoa học 
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ dừng lại nghiên cứu những 
vần đề sau: 
 - Dùng kiến thức trong từng bài dạy cụ thể để giải thích các hiện tượng trong tự 
nhiên. 
 - Giải một số bài toán có liên quan đến cuộc sống thường nhật. 
 - Cách sử dụng và phạm vi sử dụng của sáng kiến kinh nghiệm . 
VI. Giới hạn đề tài nghiên cứu 
 Đề tài được thực hiện trong phạm vi: Hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn của 
chương trình Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương: Chương Este-Lipit và Cacbohidrat. 
VII. Kế hoạch tiến hành 
STT Thời gian Nội dung công việc 
1 Tuần 1 Lập đề cương 
2 Tuần 2 Xây dựng cơ sở lí thuyết của đề tài 
3 Tuần 3 Tiến hành thực nghiệm 
4 Tuần 4, 5, 6, 7 Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành đề tài 
5 Tuần 8 Báo cáo và rút kinh nghiệm 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 4/45 
B. THỰC TRẠNG 
Hiện nay đối với môn Hoá học ở các bài kiểm tra định kỳ, thi học kỳ, kỳ thi 
THPTQG thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất chú trọng đến việc vận dụng kiến thức 
vào trong thực tiễn. Biết vận dụng kiến thức một cách tốt nhất để giải thích một số 
hiện tượng trong đời sống cũng như trong tự nhiên đối với các em học sinh hầu như 
chưa thật sự có hiệu quả. Có thể nói “Học đi đôi với hành” chưa gắn liền với nhau. 
Nhiều học sinh học bài tuy thuộc nhưng khả năng am hiểu sâu rộng và đúng bản chất 
học hóa học và vận dụng hóa học còn rất hạn chế từ đó chất lượng học tập chưa cao. 
Nhiều HS học vì điểm số, các em chỉ muốn học theo cách nào ngắn gọn nhất và đạt 
điểm số cao nhất mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên 
cứu cho mình. Đặc biệt đối với môn hóa học, các em chưa thấy rõ được mối liên hệ 
mật thiết giữa môn học với đời sống, lao động sản xuất, học sinh có thể giải thành thạo 
các BTHH định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp, 
nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong 
thực tiễn thì lại rất lúng túng. Vì để cho các em học sinh thấy rõ “Học đi đôi với 
hành”, “ Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, tránh hiện tượng “học vẹt, học tủ”, từ việc 
làm các bài tập thực tế các em nắm vững kiến thức hơn, qua đó góp phần nâng cao 
chất lượng học tập nên trong quá trình giảng dạy Tôi luôn lồng ghép những bài tập 
thực tiễn vào bài giảng của mình. Do đó trong nội dung của sáng kiến này Tôi xin 
trình bày phương pháp mà mình đã áp dụng. 
 Tuy đã rất cố gắng nhưng trong thời gian ngắn, sai sót là điều khó tránh khỏi. 
Rất mong các Thầy Cô giáo, bạn đồng nghiệp, Quý độc giả góp ý, phê bình và đóng 
góp thêm về nội dung và hình thức để giải pháp này hoàn thiện hơn. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 5/45 
C. CÁC GIẢI PHÁP 
"Vận dụng kiến thức hoá học để làm các bài tập gắn với thực tiễn trong đời sống” 
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các 
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, 
học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong hóa học. 
Để làm tốt giải pháp tôi sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp chủ đạo: Tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp. 
- Phương pháp hổ trợ: Phân tích, đánh giá. 
- Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng sáng kiến này, trao đổi ý 
kiến học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp. 
 Để tổ chức thực hiện được Tôi dùng nhiều dạng bài tập thực tiễn như: Bài tập 
trắc nghiệm, bài tập tính toán, bài tập tự luận, bài tập hình ảnh, bài tập thí 
nghiệm...Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập mà 
Cô đưa ra từ đó khắc sâu kiến thức. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 6/45 
D. NỘI DUNG 
I. Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn 
BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung hoá học 
(những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận 
dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ 
thực tiễn. 
II. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn 
Trong dạy học hoá học, bản thân BTHH đã được coi là phương pháp dạy học có 
hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò quan trọng trong 
mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học, là phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất 
lượng dạy học hoá học. BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học 
hoá học. 
Bài tập cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang 
lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số. BTHH có chức năng dạy 
học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển. BTHH thực tiễn 
cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH. Ngoài ra nó còn có thêm một số 
tác dụng khác: 
a) Về kiến thức: Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, 
tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến 
thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối 
lượng kiến thức của HS. Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về 
thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự 
trong nước và quốc tế. BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức 
để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 
b) Về kĩ năng Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS: 
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải 
quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để 
giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo. 
 c) Về giáo dục tư tưởng Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng: 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 7/45 
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong 
học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học 
từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, 
làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu 
khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, 
vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của 
địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập 
của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với 
những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết 
các vấn đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục 
phấn đấu và phát triển. 
d)  ... PT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 39/45 
3.1. Kết quả bài kiểm tra học sinh hai lớp 12A2,12A4 năm học: 2016 - 2017. 
LỚP 12A4 ĐỐI CHỨNG LỚP 12A2 - THỰC NGHIỆM 
Stt Họ và Tên Điểm Stt Họ và Tên Điểm 
1 LƯU CHUNG ANH 4.0 1 ĐÀM THỊ PHƯƠNG ANH 7.0 
2 HUỲNH DIỆP BẢO ÂN 5.3 2 NGUYỄN THỊ VÂN ANH 6.3 
3 LÊ BẢO TƯỜNG 4.8 3 NGÔ HOÀNG THIÊN ÂN 7.3 
4 NGUYỄN THÀNH CÔNG 7.5 4 PHẠM VĂN BẢO 5.3 
5 LẠI XUÂN CƯỜNG 5.8 5 VỎ MẠNH CƯỜNG 8.8 
6 TRẦN VĂN CƯỜNG 7.3 6 NGUYỄN HOÀNG CHÂU 7.5 
7 PHAN VĂN DIỆP 4.8 7 ĐINH CÔNG DUY 4.8 
8 NGUYỄN THỊ DỊU 7.5 8 PHẠM NG.HƯƠNG GIANG 5.3 
9 NGUYỄN CÔNG HẬU 4.8 9 NGUYỄN THỊ NGỌC HẢO 5.5 
10 NGUYỄN THẢO HIỀN 5.5 10 TRẦN NGỌC THÚY HẰNG 6.3 
11 CHU THỊ THÚY HIỀN 6.5 11 TRẦN THỊ THU HUYỀN 7.0 
12 ĐOÀN MINH HIẾU 8.8 12 HOÀNG QUỐC HƯNG 9.3 
13 TRỊNH NGỌC HỔ 4.3 13 NGUYỄN HỒNG HỮU 7.3 
14 VŨ DUY KHÁNH 4.8 14 NGUYỄN THANH KHẢI 7.3 
15 PHẠM ĐÌNH KHỞI 7.8 15 LÊ THỊ MỸ LINH 5.5 
16 NGUYỄN THỊ LIÊN 5.8 16 TRẦN YẾN LINH 7.8 
17 PHAN THỊ MỸ LINH 6.8 17 ĐINH THỊ LOAN 6.3 
18 NGÔ THỊ THÙY LINH 7.3 18 PHẠM THỊ BẢO LY 6.0 
19 PHƯƠNG KIM MINH 6.3 19 PHAN ĐỖ TRÀ MY 7.5 
20 NGUYỄN NHẬT MINH 6.3 20 LÊ BỘI NGỌC 8.5 
21 NGUYỄN THỊ KIM NGÀ 7.0 21 HOÀNG Ý THANH NHƯ 6.5 
22 LÊ THỊ BÍCH NGỌC 7.3 22 NGUYỄN TẤN PHÁT 9.0 
23 VÕ THỊ PHI NGỌC 6.5 23 LÊ HỮU PHONG 8.5 
24 VŨ THỊ THẢO NGUYÊN 4.8 24 VÕ THỊ PHƯƠNG 4.0 
25 TẠ TUYẾT NHI 8.0 25 BÙI TRỌNG QÚI 6.0 
26 PHẠM ĐÌNH QUANG 7.5 26 LÊ VĂN SƠN 8.8 
27 TRẦN THỊ NGỌC QUÝT 5.8 27 NGUYỄN VĂN SƠN 5.3 
28 HOÀNG VĂN TẤN 5.5 28 NGUYỄN VĂN TÂN 7.8 
29 PHẠM MINH TÂM 6.3 29 LÝ QUỐC THÁI 7.8 
30 TRẦN THỊ TRIẾT TÂM 5.8 30 TÔ THỊ THANH THẮM 5.3 
31 NGUYỄN NGỌC TÂN 5.8 31 K' THI 7.5 
32 NGUYỄN VĂN THÀNH 6.5 32 TRƯƠNG THỊ THU 7.3 
33 NGUYỄN THANH THẢO 7.8 33 CAO NHƯ THUẦN 6 
34 KA THẮM 4.5 34 NGUYỄN QUỲNH TRANG 5.3 
35 ĐÀM HỮU THIÊN 6.5 35 MAI NGỌC TRÍ 6.5 
36 NGUYỄN HOÀI THƯƠNG 8.3 36 MAI THẾ TUẤN 6.8 
37 CAO THỊ HOÀNG TRANG 5.3 37 NGUYỄN ĐÌNH TUÂN 7.8 
38 LÊ THỊ KIỀU TRANG 4.3 38 LỘC THỊ KIM TUYẾN 6.3 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 40/45 
39 LÊ ĐÌNH VÂN TRƯỜNG 5.0 39 TỪ TRUNG VIỆT 7 
40 NGUYỄN VĂN TUẤN 5.8 40 NGUYỄN NGỌC VIỆT 6.8 
* Bảng so sánh chất lượng ở lớp đối chứng (12A4) với lớp thực nghiệm (12A2) 
Lớp 
Sĩ 
số 
Trên 
Tbình 
Giỏi Khá T.bình Yếu 
12A4 (đối chứng) 40 
31 
(77,5%) 
3 (7,5%) 13 (32,5) 15 (37,5%) 9 (22,5%) 
12A2 (thực nghiệm) 40 
38 
(95%) 
6 (15%) 18 (45%) 14 (35%) 2 (5%) 
3.2. Kết quả bài kiểm tra học sinh hai lớp 12A2,12A3 năm học: 2017 - 2018. 
LỚP 12A3 ĐỐI CHỨNG LỚP 12A2 - THỰC NGHIỆM 
Stt Họ và Tên Điểm Stt Họ và Tên Điểm 
1 NGUYỄN QUỐC ANH 5.0 1 BÙI THỊ ÁI 4.5 
2 KA BƯỞI 2.8 2 NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH 6.0 
3 ĐỒNG THỊ NGỌC CHÂU 4.0 3 TRẦN THỊ LAN ANH 7.0 
4 ĐINH THỊ THÚY HOA 6.3 4 LƯU GIA BẢO 6.0 
5 HOÀNG KHIÊM HỒNG 4.0 5 NGUYỄN ĐÌNH DUY 4.5 
6 VÕ THỊ THU HƯƠNG 8.5 6 PHẠM QUANG DUY 6.8 
7 LÊ THỊ MAI LAN 5.8 7 ĐỖ HOÀNG DƯƠNG 7.3 
8 KHÚC THỪA LONG 5.0 8 NGUYỄN THÀNH ĐẠT 6.5 
9 NGUYỄN THẾ NAM 3.3 9 ĐẶNG THỊ THU HẢO 7.5 
10 TRẦN TRỌNG NGHĨA 4.3 10 LÊ THỊ KIM HẰNG 7.0 
11 TRẦN TRỌNG BÁU 6.0 11 PHẠM THỊ QUẾ HÂN 6.3 
12 NGUYỄN THÁI HOÀNG 3.8 12 KA HỢP 7.0 
13 TRẦN T.PHƯƠNG NGỌC 5.3 13 NGUYỄN ĐỖ LAN HƯƠNG 5.3 
14 KA NGUỘI 5.0 14 KA HƯỚNG 4.5 
15 TRƯƠNG ĐỖ KIỀU NHI 5.3 15 LÊ NGUYỄN MINH KHÔI 5.0 
16 NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI 2.0 16 PHÙNG CÔNG NGỌC KIÊN 5.3 
17 HUỲNH THỊ KIM NHIÊN 6.5 17 VÕ TRÍ KIỆT 7.5 
18 KA PHƯỢNG 4.5 18 PHẠM HOÀNG LAN 6.8 
19 ĐỖ VĂN QUANG 5.8 19 LÊ QUỲNH MY 6.5 
20 NGUYỄN THỊ KIM HOA 5.8 20 
LÊ PHẠM NGUYÊN 
NGHĨA 
6.0 
21 NGUYỄN BẢO QUYÊN 3.5 21 TRỊNH THỊ MỸ NGỌC 9.3 
22 TRƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH 4.3 22 ĐÀM KIỀU OANH 5.8 
23 MAI ĐỨC TÀI 5.8 23 BÙI THỊ ĐAN PHƯƠNG 6.3 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 41/45 
24 DƯƠNG TỬ THÀNH 6.5 24 HUỲNH MINH QUÂN 6.5 
25 HUỲNH THỊ PHƯƠNG THẢO 4.0 25 ĐỖ TRẦN NHẬT TÂN 7.3 
26 NGÔ TRUNG HIẾU 5.5 26 LÊ THỊ THANH THẢO 8.5 
27 NGUYỄN HÙNG THẮNG 6.8 27 NGUYỄN THỊ THU THẢO 7.8 
28 LA THANH THIÊN 3.3 28 NGUYỄN MINH THIỆN 5.8 
29 NGUYỄN TRUNG TÍN 5.0 29 NGUYỄN HỮU TOÀN 9.5 
30 NGÔ MAI TRANG 4.3 30 NGUYỄN THANH TRÚC 6.0 
31 NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI 5.8 31 ĐÀO NHẬT TRƯỜNG 6.8 
32 NGUYỄN TIẾN VƯƠNG 7.8 32 LÊ THỊ TƯỜNG VY 5.5 
33 NGUYỄN THỊ KIỀU VY 7.5 33 PHAN TRẦN HẢI YẾN 9.5 
* Bảng so sánh chất lượng ở lớp đối chứng (12A3) với lớp thực nghiệm (12A2) 
Lớp 
Sĩ 
số 
Trên Tbình Giỏi Khá T.bình Yếu 
12A3 
(đối chứng ) 
33 19 (57,58%) 1 (3,03%) 4(12,12%) 14 (42,42%) 13(39,39%) 
12A2 
(thực nghiệm) 
33 30 (90,91%) 4 (12,12%) 14 (42,42%) 12 (36,36%) 3 (9,09%) 
- Qua hai bảng so sánh chất lượng học tập Tôi thấy kết quả lớp thực nghiệm 
cao hơn lớp đối chứng là do phương pháp áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả 
trong giáo dục chứ không phải do ngẫu nhiên. 
 - Tỉ lệ học sinh bị điểm yếu-kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp 
các đối chứng; ngược lại, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá-giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn 
lớn hơn các lớp đổi chứng. 
- Các kết quả trên đã khẳng định việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn 
môn hoá học vào dạy học ở trường THPT là cần thiết và có tính hiệu quả. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 42/45 
G. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA GIẢI PHÁP 
Trên đây là hệ thống bài tập thực tiễn Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương 
Este-Lipit và Cacbohidrat.Trong thời gian tới đây, bản thân Tôi sẽ tiếp tục việc áp 
dụng phương pháp này trong các Chương còn lại. Đồng thời không ngừng tìm tòi các 
phương pháp mới nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Bên cạnh đó Tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu thêm các bài tập thực tiễn theo 
các bài nhưng cụ thể cho từng vấn đề. 
 Phát triển các sáng kiến về sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học 
nhằm đưa ra những phương pháp sử dụng hiệu quả nhất hệ thống bài tập đã được xây 
dựng; vừa đảm bảo nội dung sách giáo khoa, vừa tăng được hứng thú học tập cho học 
sinh và đạt được mục tiêu kết hợp lý thuyết với thực hành, giáo dục gắn liền với thực 
tiễn. 
Trên đây là một số giải pháp của bản thân Tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. 
Hoàn thành được sáng kiến này Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã nhiệt 
tình giúp đỡ. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, độc 
giả và Ban Giám Hiệu cho giải pháp của Tôi được hoàn thiện để giải pháp của tôi đạt 
kết quả cao. 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 43/45 
H. KIẾN NGHỊ 
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sáng kiến, Tôi có một số đề nghị sau: 
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng 
- Trong các đợt tập huấn chuyên môn cho GV nên tăng cường bồi dưỡng kiến 
thức hóa học gắn với thực tế; 
- Xây dựng hệ thống các BTHH gắn với thực tiễn với số lượng nhiều hơn và có 
nội dung phong phú hơn ở các khối 10,11,12 làm tài nguyên học tập cho GV và HS 
tham khảo. 
2. Đối với nhà trường nhà trường 
- Tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn: như tổ chức tham quan 
thực tế, tổ chức các cuộc thi vận dụng kiến cho HS; 
- Xây dựng các hình thức tổ chức ngoại khóa về các vấn đề liên quan đến hóa 
học trong nhà trường; 
- Nhà trường nên phát huy việc dạy phụ đạo môn Hoá ngay từ đầu năm, mỗi tuần 
1 buổi dạy để giáo viên có thời gian nhiều hơn cho việc phát huy các phương pháp dạy 
học tích cực, cho các em học sinh có thời gian trao đổi và học tập; 
- Động viên các GV khác tham gia viết sáng kiến - kinh nghiệm của việc vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn; 
- Nhà trường nên mua thêm các sách tham khảo về các phương pháp dạy học 
mới, các sách tham khảo về kĩ năng làm bài tập cho học sinh và giáo viên. 
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời 
gian đầu tư có hạn nên chưa đề cập hết mọi hiện tượng có liên quan trong từng tiết 
dạy. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót kính mong các quý 
Thầy, Cô, các đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
Đạ Huoai, ngày 08 tháng 12 năm 2017 
TÁC GIẢ 
Bùi Phương Thúy 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 44/45 
Nhận xét, đánh giá của Ban giám khảo 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..................................................................................... 
Phê duyệt của Ban Giám Hiệu Nhà Trường 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................... 
SKKN: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn” 
Trường THPT Đạ Huoai GV: Bùi Phương Thuý Trang 45/45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. SGK Hóa học 12 - NXB GD, năm 2008 
2. SGK Hóa học 12 Nâng cao - NXB GD, năm 2008 
3. Phương pháp giảng dạy môn hóa học ở trường THPT (Trịnh Văn Biều) 
4. Hóa học và ứng dụng (Tạp chí của hội hóa học Việt Nam) 
5. 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống (Nguyễn Xuân Trường) - NXB GD, 
năm 2006 
6. Hóa học quanh ta (Dương Văn Đảm) NXB GD, năm 006 
7. Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hóa học 
trung học phổ thông (phần Hóa hữu cơ) (Đỗ Công Mỹ) Luận văn thạc sĩ Giáo dục 
học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2005. 
8. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn 
với thực tiễn (Trần Thị Phương Thảo) - Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư 
phạm TP. HCM 2005. 
7. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh môn: hóa học - Vụ giáo dục trung học. 
8. Bài tập trắc nghiệm theo chương Hoá 12 của Sở GD và ĐT Lâm Đồng. 
8. Trang điện tử: giaoanbachkim 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_chuong_est.pdf