Phân tích chi tiết: Tây tiến (Quang Dũng)

Phân tích chi tiết: Tây tiến (Quang Dũng)

TÂY TIẾN.

(Quang Dũng)

A. Kiến thức cơ bản:

I/ Tác giả:

 - Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Đồng thời, Quang Dũng cũng là gương mặt thơ khá tiêu biểu cho thơ kháng chiến.

 -So với các nhà thơ cùng thời, Quang Dũng không phảI là một nhà thơ sáng tác nhiều nhưng thơ Quang Dũng mang lại một vẻ đẹp rất riêng cho thơ kháng chiến, đó là một hồn thơ lãng mạn đầy bi tráng được thể hiện qua một cái Tôi hào hoa nhưng lại rất đậm đà, thanh lịch.

 - Thơ Quang Dũng có một giọng điệu rất riêng vừa giàu chất trữ tình lại vừa giàu chất sử thi. Sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố đó trong thơ Quang Dũng đã tạo ra những hình ảnh thơ đầy sáng tạo độc đáo.

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 9490Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích chi tiết: Tây tiến (Quang Dũng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây Tiến.
(Quang Dũng)
A. Kiến thức cơ bản:
I/ Tác giả:
 - Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Đồng thời, Quang Dũng cũng là gương mặt thơ khá tiêu biểu cho thơ kháng chiến.
 -So với các nhà thơ cùng thời, Quang Dũng không phảI là một nhà thơ sáng tác nhiều nhưng thơ Quang Dũng mang lại một vẻ đẹp rất riêng cho thơ kháng chiến, đó là một hồn thơ lãng mạn đầy bi tráng được thể hiện qua một cái Tôi hào hoa nhưng lại rất đậm đà, thanh lịch.
 - Thơ Quang Dũng có một giọng điệu rất riêng vừa giàu chất trữ tình lại vừa giàu chất sử thi. Sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố đó trong thơ Quang Dũng đã tạo ra những hình ảnh thơ đầy sáng tạo độc đáo.
II/ Hoàn cảnh sáng tác và đối tượng thẩm mỹ.
Hoàn cảnh sáng tác.
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với một chủ trương toàn dân toàn diện trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Có rất nhiều binh đoàn tình nguyện ra đời trong đó có binh đoàn Tây Tiến. Binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Lính Tây Tiến phần đông là những chàng trai Hà Nội, họ là những học sinh, sinh viên, trí thức, những thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ. Nhiệm vụ của binh đoàn Tây Tiến là bảo vệ vùng đất biên giới Viịet- Lào và phối hợp với bộ đội Lào để giảI phóng vùng biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc. Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến vào cuối mùa xuân 1947 nhưng đến năm 1948 thì ông được chuyển sang công tác ở một đơn vị khác. Ngồi ở Phù Lưu Chanh-một làng quê thuộc tỉnh Hà Đông cũ-nhớ lại những ngày ở binh đoàn Tây Tiến đã qua Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến. Bài thơ có tên ban đầu là: Nhớ Tây Tiến. Sau này in vào tập thơ kháng chiến, nhà thơ bỏ đI chữ “Nhớ”, bởi vì bản thân bài thơ đã là nỗi nhớ rồi.
2. Đối tượng thẩm mỹ :
a. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây tiến là núi rừng Tây Bắc với vẻ đẹp lãng mạn vừa dữ dội, hùng vĩ; vừa mỹ lệ, thơ mộng. Núi rừng Tây Bắc vừa là thử thách lớn lao đối với người nghệ sĩ lại vừa là gợi cảm hứng lãng mạn.
b. Đối tượng thẩm mỹ của bài thơ còn là những người lính Tây Tiến.
Họ phần lớn là học sinh – sinh viên (trong đó có Quang Dũng)
Nhiều người xuất thân từ thủ đô Hà Nội nên tâm hồn và phong thái mang vẻ đẹp hào hoa, phong nhã đầy chất lãng mạn.
Cuộc sống của họ đầy gian khổ hy sinh, bệnh tật, nhất là bệnh sốt rét gây nhiều tử vong nhưng những người lính Tây Tiến vẫn yêu đời, vẫn lạc quan, tin tưởng, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng. Điều này gợi lên cảm hứng lãng mạn và bi tráng.
III. Kết cấu bài thơ.
1. Đoạn 1: 17 câu đầu
Bao trùm là nỗi nhớ đơn vị Tây Tiến. Đoạn thơ đã gợi nên hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội khác thường và hình tượng người lính với những chặng đường hành quân gian khổ và sâu nặng nghĩa tình quân dân.
Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hoành tráng, những nét vẽ chắc, khỏe, gân guốc, thủ pháp nghệ thuật đối lập giàu chất tạo hình.
Đoạn 2: Qua nỗi nhớ gợi lên cảnh sống và thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp mỹ lệ, thơ mộng và đã phơi mở tâm hồn lãng mạn của người lính qua nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần.
- Bút pháp lãng mạn thể hiện qua những nét vẽ mềm mại, tài hoa, những hình ảnh thơ mộng, huyền ảo, cảm xúc lãng mạn thể hiện qua việc hướng tới những hình ảnh mang màu sắc xứ lạ phương xa.
* Đoạn 3: Trực tiếp khắc họa vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng (qua dáng vẻ bề ngoài, đời sống tâm hồn, tư thế lên đường, sự hy sinh cao đẹp), Bút pháp lãng mạn thể hiện qua việc nhấn mạnh vào những yếu tố phi thường, việc sử dụng nghệ thuật đối lập, âm hưởng hào hùng, tha thiết.
* Đoạn kết: 
Trở lại với nỗi nhớ Tây Tiến, nhớ lại lời thề trước buổi lên đường mang vẻ đẹp lãng mạn của một thời: “một đi không về”.
Đồng thời thể hiện sự gắn bó với đoàn quân Tây Tiến: Người có đi nơi đâu, tâm hồn vẫn ở lại với đoàn quân Tây Tiến.
B. Phân tích:
 Ra đời từ trong một hoàn cảnh như thế, cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tây Tiến vẫn là nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong lòng của Quang Dũng đã xua tan cáI sương khói của thời gian và của không gian để đưa Quang Dũng trở về những ngày Tây Tiến đã qua. Cảm xúc của bài thơ đI từ bức tranh thiên nhiên Tây Tiến đến cuộc sống sinh hoạt của người lính Tây Tiến, những gian khổ hi sinh mà người lính Tây Tiến đã phảI trảI qua để rồi khép lại bằng tấm lòng thuỷ chung của nhà thơ đối với Tây Tiến.
 Hai câu thơ đầu của bài thơ đã mở ra cái khung cảnh khơi nguồn cảm hứng cho cả bài thơ, đó là cáI hiện tình xa cách: 
 “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” 
“ Sông Mã xa rồi”- đó là một thực tại mà nhà thơ phải chấp nhận. Cách gọi của nhà thơ “Tây Tiến ơi” thật là xúc động. Chỉ bằng một ngôn ngữ thơ như thế, Qaung Dũng đã thể hiện được tất cả tấm chân tình của mình với Tây Tiến. Sự gắn bó của nhà thơ với Tây Tiến . Sự dắn bó của nhà thơ với Tây Tiến là sự gắn bó máu thịt. Cho nên trước hiện tình xa cách ấy làm sao mà nhà thơ không nhớ được. Câu thơ sau đó hai chữ nhớ tiếp ứng làm cho nỗi nhớ trào dâng trong lòng như có tầng có lớp. Đặc biệt là hai chữ “chơi vơi” nó làm cho chúng ta hiểu được những ngày Tây Tiến trở về trong hoài niệm, trở về trong nỗi nhớ cho nên nỗi lòng của nhà thơ xôn xao rất khó định hình rõ. Từ hoài niệm của Quang Dũng bức tranh Tây Tiến lần lượt được mở ra với những định danh cụ thể: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai ChâuMỗi địa danh như thế đều để lại trong nhà thơ những kỉ niệm sâu sắc về những bản làng, những đèo dốc mà binh đoàn đã đi qua.
 Có thể nói một cách khái quát bức tranh thiên nhiên Tây Tiến mang hai vẻ đẹp đan xen vào nhau; nó tạo ra hai âm hưởng trong một bản giao hoà về bức tranh thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ đI liền với vẻ đẹp duyên dáng , trữ tình và ấm áp tình người. Đó là cái âm hưởng hùng ca đan xen vào trong cáI âm hưởng tình ca.
 Xuất phát từ hai vẻ đẹp ấy mà đoạn thơ viết về thiên nhiên có một cấu tứ thật độc đáo: cứ vài ba câu thơ viết về cáI hùng vĩ dữ dội, hoang sơ lại đan xen với một vài câu thơ thể hiện vẻ đẹp duyên dáng nên thơ và ấm áp tình người.
 Câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” lắng nghê như có tiếng thở nặng nhọc của người lính trên bước đường hành quân, lại đi kèm với một câu thơ thật dịu mát và êm đềm trong cái khung cảnh “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Cái âm điệu của hai câu thơ ấy được được tạo ra không chỉ bởi cái hình ảnh từ ngữ mà còn bởi sự phối hợp âm thanh: câu trên nhiều thanh trắc và câu dưới phần lớn là thanh bằng. Phải nói rằng đoạn thơ hoài niệm về bức tranh thiên nhiên Tây Tiến có những câu thơ tả cảnh tài tình, độc đáo:
 “ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
 Đây là những câu thơ giàu bút pháp hội hoạ, bởi những đường nét và gam màu rất độc đáo. Những câu thơ nhiều thanh trắc, những từ ngữ giàu sức gợi tả: khúc khuỷu, thăm thẳm heo hútđã vẽ ra nhiều chiều lên xuống. Lên cao rồi lại xuống sâu, những đèo dốc cheo leo, chênh vênh tạo ra những đường gấp khúc “Ngàn thước lên cao nàgn thước xuống”. Câu thơ “Heo hút cồn mây súng gửi trời” thật là thần tình trong việc vẽ cảnh. Câu thơ ấy làm cho ta hình dung được những con đèo rất hiểm trở mây mù bao phủ. Người lính dường như đang đi trong mây, nòng súng chạm vào đỉnh trời. Cho nên chữ “ngửi” là một nhãn tự của câu thơ thể hiện cảm quan độc đáo của thi sĩ. Nó làm cho bức tranh thiên nhiên kì vĩ ấy không thể đè bẹp nổi ý chí của con người.
 Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” hoàn toàn là thanh bằng mở ra một khung cảnh khác của của bức tranh thiên nhiên. Ta hình dung: trên bước đường hành quân những người lính Tây Tiến tạm dừng chân ở lưng đèo, phóng tầm mắt ra xa để chi lấy cáI hình ảnh nhà ai đó thấp thoáng trong sương rừng mưa núi. Trong bài thơ “Thăm mã cũ bên đường” thi sĩ Tản Đà cũng có hai câu thơ: “Tài cao phận thấp chí khí uất. Giang hồ mê chơi quên quê hương”. Câu thơ trên nhiều thanh trắc thể hiện sự uất nghẹn, câu dưới hoàn toàn thanh bằng thể hiện sự buông lơi. Hai thi sĩ ở hai thời đại cách xa nhau đều có chung một cách cảm nhận, chỉ có điều Tản Đà thì tình còn Quang Dũng thì lại vịnh cảnh.
 Đoạn thơ có nhiều hình ảnh, chi tiết gợi sự hoang sơ, dữ dằn của chốn “rừng thiêng nước độc” như thác gầm thét, cọp trêu người lại được đI kèm với những hình ảnh, chi tiết thể hiện một sự sống con người rất ấm áp và tình tứ qua hình ảnh “cơm lên khói” và cáI hương vị ngọt ngào của thêm nếp xôi.
 Nỗi nhớ và hoài niệm của Quang Dũng đưa ta đến một bức tranh khác của Tây Tiến mà ở đó có hai cảnh: cảnh 1: một đêm liên hoan của bộ đội có bà con, nhân dân đến vui và cảnh sông nước nên thơ kiều diễm. ở cảnh đầu ta thấy dưới ánh sáng bừng lên của hội đuốc hoa, có hình ảnh của cô gáI TháI đẹp, dịu dàng trong vũ điệu dân tộc, trong nhạc điệu lạ “man điệu” và đặc biệt là trong bộ y phục rất sang trọng, với vẻ đẹp thẹn thùng rất đáng yêu “nàng e ấp”.
 Hình ảnh xiêm áo là một hình ảnh đựoc viết bằng cảm hứng lãng mạn. Thật ra làm gì có xiêm áo, bởi vì đó là một bộ xiêm y của những cô gáI con nhà đài các thời xưa. Đó chỉ là bộ váy áo của những cô gáI TháI trong ngày hội qua cáI nhìn lãng mạn của Quang Dũng đã trở thành bộ xiêm áo sang trọng kia.
 Cảnh sau của bức tranh, đó là cảnh sông nước. Nhà thơ không tả mà chỉ gợi. Ông thả hồn để chi lấy cáI dáng người và nhận lấy cáI hồn lau, thế mà bức tranh sông nước thật là diễm lệ. Trên bức tranh sông nước diễm lệ ấy ta thấy nổi lên hình ảnh của một cô gáI TháI đang xuôI thuyền về Châu Mộc. Chiếc thuyền độc mộc giữa sông nước chỉ còn là chiếc lá thuyền và hình ảnh cô gáI chỉ được ghi nhậnỉơ cáI dáng người thật là tình tứ. Bên cạnh hình ảnh cô gáI TháI xuôI thuyền về Châu Mộc là hình ảnh những bông hoa rừng cũng đang “đong đưa” như muốn làm duyên bên dòng thác lũ.
 Nỗi bật lên trên bức tranh cảnh vật và thiên nhiên Tây Tiến là hình ảnh những người lính Tây Tiến. Hoài niệm về Tây Tiến, Quang Dũng chỉ dành 8 câu thơ ngắn viết về người lính Tây Tiến, thế mà hình ảnh người Tây Tiến để lại thật sâu đậm trong lòng người đọc.
 Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ nói về cuộc sống của người lính Tây Tiến . ở đây Quang Dũng không hề né tránh hiện thực như một số nhà thơ đương thời vẫn thường thi vị hoá chiến tranh. Nhà thơ Trần Việt Châu đI vào chiến khu Bình Trị Thiên khói lửa mà lại tưởng tượng: 
 “Vui chơI sống lại thời nguyên thuỷ
 Thong thả buông lòng trong phút giây”
 Quang Dũng cũng không hề bôI đen hiện thực của một số người nhìn cuộc kháng chiến hoàn toàn mất mát:
 “Lấy chồng đời chiến binh
 Mấy người đI trở lại”
Quang Dũng phản ánh rất chân thực, kể cả những mất mát hi sinh của người lính Tây Tiến, nhưng ông nói bằng cách khác dễ chấp nhận hơn. Sự thực thì bện sốt rét đã làm cho không ít chiến sĩ Tây Tiến thân xác tiều tuỵ, đầu rụng hết tóc, thậm chí không ít người chết. Nhưng viết “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” thì con người bị bệnh tật và cáI chết nó đè bẹp. Cách nói “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” gợi một sự lạ lùng, dữ dằn làm át đI cáI vẻ tiều tuỵ trên, thêm vào đó là màu do lính đã được oai hùng hoá để trở thành “dữ oai hùm”.
 Hai câu thơ sau, Quang Dũng tập trung thể hiện lí tưởng chiến đấu và đời sống tâm hồn của người lín ... i gần xa.
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”
hay sự dữ dội, hiểm trở trong thơ Lý Bạch.
“Thục đao chi nan, nan ư thướng thanh thiên)
(Đường thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh)
Vì vậy, người ta gọi 4 câu thơ của Quang Dũng là những câu thơ tuyệt bút vì những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của nó.
- Trên bối cảnh hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên đã xuất hiện những nét phác thảo đầu tiên về hình tượng người lính.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời”
Hai câu thơ gợi lên vẻ đẹp của người lính, một vẻ đẹp thanh thản trong sự dầu dãi gian khổ một phút dừng chân, nghỉ ngơi hay sự ra đi vĩnh viễn? Dù thế nào chăng nữa thì đối với người lính cũng thật nhẹ nhàng, thanh thản, đó chỉ là sự “bỏ quên đời” sau khi đã hoàn thành nghĩa lớn với nước non.
Sự hoang vu của núi rừng Tây Bắc, bao hiểm nguy của một vùng rừng thiêng nước độc với bóng cọp vờn người. Nhưng tiếng thác gầm thét cũng không ngăn cản được bước tiến của đoàn quân. Thiên nhiên dữ dội cũng không hù họa được người lính. Từ trên đem đến sự cảm nhận bóng cọp vờn người. Người chiến sĩ vẫn đối mặt với gian lao và hiểm nguy như một trò đùa.
+ Những chặng đường hành quân của người lính không chỉ có gian khổ hi sinh mà còn có cả tình quân dân thắm thiết. Kết thúc đoạn 1 là nỗi nhớ Tây Tiến nhưng không phải là cảnh núi rừng hoang vu mà là cảnh sinh hoạt ấm áp tình dân.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Sau những chặng đường hành quân vất vả, người lính dừng chân nơi bản làng, họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của nhân dân. Cơm nếp thơm mà cũng là sự thơm thảo của lòng người. Câu thơ gợi hình ảnh những nồi cơm lên khói đang bốc quanh những mái đầu dầu dãi và nghe như thấy cả những tiếng xuýt xoa cảm động của những người lính. Câu thơ hiện thực nhưng cũng đầy cảm hứng thi vị, lãng mạn.
2. ở đoạn 2 tác giả lại tạo dựng một bối cảnh thiên nhiên Tây Bắc khác nhưng cũng mang một vẻ đẹp lãng mạn nhưng là lãng mạn trong sự mỹ lệ thơ mộng. Bối cảnh này rất phù hợp với tâm hồn hào hoa lãng mạn của người lính Tây Tiến.
Nổi bật lên trong đoạn thơ là cảnh một đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước Tây Bắc.
- Đêm liên hoan văn nghệ của bộ đội có đồng bào địa phương đến góp vui được gợi lên vừa thực lại vừa huyền ảo.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng em ấp.
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.
Khi đêm liên hoan bắt đầu cả doanh trại bừng lên trong ánh sáng ngọn đuốc như một hội hoa đăng, tất cả đều như ngất ngây chao đảo trong âm thanh của tiếng khèn và nổi bật lên trên hội hoa đăng ấy là hình ảnh, vẻ đẹp của những thiếu nữ Tây Bắc. Hai chữ “kìa em” vừa để chỉ để trỏ, vừa là tiếng kêu trầm trồ thán phục, đằng sau hai chữ “kìa em” ấy còn là nụ cười, là ánh mắt nhìn tinh nghịch của người lính trẻ. Những dáng hồng sơn cước hiện lên với vẻ đẹp vừa rực rỡ, lộng lẫy trong bộ xiêm y đủ mầu sắc lại vừa dịu dàng, tình tứ trong dáng điệu “nàng e ấp”
+ Cảm hứng lãng mạn của tác giả về người lính còn được thể hiện qua sự hướng tới những màu sắc xứ lạ, phương xa. Những người lính Tây Tiến đi vào cuộc chiến đấu không chỉ có súng gươm giáo mác mà còn có cả nhu cầu đời sống tinh thần, họ biết đắm say trong những điệu khèn, biết thưởng thức những điệu múa, điệu xòe của người Mán, người dân tộc, người vùng núi xa xôi.
- Cảnh sông nước Tây Bắc cũng mang một vẻ đẹp hiện thực và lãng mạn, thực mà ảo.
“Người đi Châu mộc chiều sương ấy
Có thầy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc nộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
+ Chỉ bằng vài nét gợi tác giả vừa nói lên được hình sắc của cảnh, vừa nói lên được cái hồn, cái thần của cảnh. Cảnh rừng núi trong buổi chiều tĩnh lặng với đôi bờ sương giăng, đôi bờ phơ phất ngàn lau. Dòng sông như chảy từ thời tiền sử, bờ sông hoang dại như nỗi niềm cổ tích tự ngàn xưa.
+ Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất, sâu đậm nhất về cảnh Tây Bắc vẫn là vẻ đẹp của con người trong cảnh. Vì vậy, nổi bật trên dòng sông mang nỗi niềm cổ tích ấy là vẻ đẹp của những thiếu nữ Tây Bắc. Những cô gái Thái thật duyên dáng trên con thuyền độc mộc, họ xinh đẹp như những bông hoa rừng. Hai chữ “đong đưa” (chứ không phải đung đưa) đã biến bông hoa thành sinh thể có hồn, dường như hoa cũng như người, biết làm duyên, làm dáng trên gương mặt nước chòng chành.
Đoạn thơ vừa giàu chất nhạc, vừa giàu chất họa, nhạc điệu tạo nên từ câu thơ, từ âm thanh tiếng khèn, chất họa tạo nên từ đường nét, hình ảnh. Cảnh sông nước Tây Bắc đẹp như một bức tranh lụa mượt mà. Cảnh phơi mở tâm hồn lãng mạn của người chiến binh Tây Tiến. Tâm hồn ấy được xây đắp bằng nhạc, bằng họa, bằng thơ.
Chế Lan Viên cũng đã từng có những câu thơ thật hay về Tây Bắc.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Mảnh đất Tây Bắc đã một thời gắn bó với người lính Tây Tiến chắc đã hóa vào tâm hồn họ. Hình ảnh những thiếu nữ Tây Bắc sẽ mãi còn là những kỷ niệm đẹp đẽ trong hành trang tinh thần của người lính Tây Tiến.
3. Trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ ở đoạn 1, thiên nhiên mỹ lệ, thơ mộng ở đoạn hai. Người lính xuất hiện xứng đáng với tầm vóc của họ ở đoạn ba. Với đoạn này Quang Dũng đã dựng tượng đài bi tráng mà bất tử về hình tượng người lính.
a. Người lính mang vẻ đẹp lãng mạn từ dáng vẻ bề ngoài đến đời sống tâm hồn.
- Dáng vẻ bề ngoài của người lính mang vẻ đẹp oai phong, dữ dội khác thường.
+ Viết về anh bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ cũng đã tập trung thể hiện được những gian lao, vất vả, hy sinh mà người lính phải chịu đựng. Đó là cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” trong thơ Chính Hữu, là hình ảnh.
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
(Cá nước – Tố Hữu)
+ Quang Dũng viết về người lính cũng không né tránh sự thật nghiệt ngã này. Chỉ có điều hiện thực khắc nghiệt đã được nhìn qua cảm hứng lãng mạn. Trên cơ sở hiện thực, tác giả đã lãng mạn hóa hiện thực. Sự thực là do bệnh sốt rét mà người lính rụng cả tóc, da dẻ xanh xao. Nhưng qua cái nhìn lãng mạn, những cái đầu không tóc ấy của anh vệ quốc quân lại gợi lên vẻ dữ dằn oai phong khác thường. Màu xa xanh lại liên tưởng tới màu xanh của lá, của rừng đại ngàn. Trong cảm hứng lãng mạn của nhà thơ, người lính oai hùng dũng mãnh như hổ ngự trị giữa chốn rừng thiêng. Đúng là họ ốm mà không yếu, sức mạnh tinh thần của họ vẫn làm kẻ thù phải khiếp sợ.
- Người lính còn mang vẻ đẹp lãng mạn trong đời sống tâm hồn nhiều mộng và mơ.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Lính Tây Tiến phần lớn xuất thân từ học sinh, sinh viên, nhiều người ra đi từ thủ đô Hà Nội, trong gian khổ họ vẫn mang vẻ đẹp hào hoa phong nhã.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Người Tràng An là người thanh lịch, những chàng trai chưa tráng nợ anh hùng “xếp bút nghiên theo việc đao cung” từ nơi ấy nên họ mang theo nhiều mộng và mơ. Họ mộng về chiến công, truy kích giặc qua biên giới Việt – Lào; và họ mơ về một “dáng kiều thơm”, về một mái tóc thề, một tà áo trắng một ánh mắt huyền, mơ về một góc phố có gió heo may xao xác, một hàng me, hàng sấu, về lớp cũ trường xưa
Nếu trong thơ Chính Hữu hay Hồng Nguyên, nỗi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân là nỗi nhớ tới “giếng nước gốc đa” nhớ mái nhà gianh hay nhớ người vợ trẻ – mòn chân bên cối gạo canh khuya” thì người lính Tây Tiến lại thắp sáng tâm hồn mình bằng nhiều mộng và mơ.
+ Bút pháp nghệ thuật cũng góp phần thể hiện vẻ đẹp lãng mạn của tâm hồn, nghệ thuật đối lập: “mắt trừng gửi mộng” đã diễn tả tâm tình cảm của người lính: “mắt trừng” là để nhìn về phía kẻ thù, để mài sắc cảnh giác, mài sắc quyết tâm chiến đấu, còn “gửi mộng” là để về với người thân qua những giấc mơ. Trái tim người lính đằm thắm yêu thương mà cũng cháy bỏng căm hờn. Cách nói có phần ước lệ. Người đẹp thành “dáng kiều thơm” chứng tỏ đây là gnười lính đã một thời ngôi trên ghế nhà trường; tâm hòn họ tắm trong văn chương cổ của Kiều, Chinh phụ ngâm
b. Tư thế lên đường vì lý tưởng, sự hy sinh cao đẹp của người lính cũng mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng.
- Theo tiếng gọi của lý tưởng, của non sông coi chiến binh TT lên đường coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
“Rải rác biên cương, mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Câu thơ nói đến cái bi mà không lụy, cái bi được gợi qua cảnh mồ hoang nơi biên cương nhưng nấm mồ nằm rải rác lạnh lẽo ít người qua lại không hương khói. Tuy nhiên cái bi đã vơi đi nhiều khi câu thơ xuất hiện nhiều từ Hán Việt, “Biên cương mồ viễn xứ”. Những từ Hán Việt trang trọng này đã biến những nấm mồhoang thành những mộ chí tôn nghiêm, vĩnh hằng. Cái bi thương, bi đát bị vơi hẳn đi bởi lý tưởng lên đường “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Hai chữ: Chẳng tiếc “đặt giữa câu thơ thể hiện một thái độ tự nguyện thanh thản, hai chữ “đời xanh” gợi tuổi trẻ với bao hoa mộng. Đẹp là thế, hy vọng nhiều là thế mà chẳng tiếc, sẵn sàng hiến dâng cho tổ quốc. Thật không có sự hy sinh nào lớn lao cao cả hơn. Câu thơ khắc họa vẻ đẹp của những người ra đi cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
- Cái chết của người lính cũng được bao phủ bởi hào quang của cảm hứng lãng mạn và bi tráng.
“áo bào thay chiếu anh về đất
Sông mã gầm lên khúc độc hành”
Nếu bằng cái nhìn hiện thực đơn thuần thì cái chết của người lính bùi ngùi thương cảm đến xót xa khi các anh ra đi đến mảnh chiếu che thân cũng không có (có cách hiểu khác là chiếu mà không có áo bào).
Nhưng bằng cái nhìn lãng mạn thì người lính ngã xuống nơi chiến trường không có da ngựa bọc thây thì có áo bào thay chiếu. Tấm áo lính lạc màu vì sương gió; rách sờn vì đạn bom bỗng trở thành tấm áo bào sang trọng bao bọc thân thể đưa các anh về cõi vĩnh hằng.
Người lính ra đi không có tiếng kèn đưa tiễn của đoàn quân nhạc thì đã có tiếng gầm của dòng sông Mã. Tiếng gầm của dòng sông Mã vừa căm hờn, vừa đau đơn, dường như cả đất trời nghiêng mình tiễn biệt anh tỏng âm hưởng hào hùng của dòng sông quê hương.
+ Biện pháp nghệ thuật nói giảm: vừa làm vơi đi nỗi đau thương vừa vĩnh viễn hóa sự hy sinh cao đẹp. Khi nói “anh về đất” với người lính chết chưa phải là hết. Các anh về đất là về trong vòng tay âu yếm, yêu thương của mẹ hiền, tổ quốc. Các anh hóa thân vào sông núi để vĩnh viễn với núi sông này để: 
“Ôi đất nước ngàn năm đi đâu ta cũng thấy.
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
III. Kết luận.
Thơ ca kháng chiến chống Pháp có nhiều bài hay viết về người lính như “Đồng Chí” của Chính Hữu “Nhớ” của Nguyên Hồng, “Viếng Bạn” của Hoàng Lộc, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu.
Nhìn chung thơ viết về người lính thường theo hai cảm hứng, hai bút pháp khác nhau; có thể là hiện thực như các bài thơ trên nhưng cũng có bài được viết bằng cảm hứng, bút pháp lãng mạn như Tây Tiến của Quang Dũng.
Với bài thơ Tây Tiến Quang Dũng đã góp vào viện bảo tàng người lính bức tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến độc đáo của mình.
 Đề 2
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
 “ Người đI Châu Mộc chiều sương ấy
 Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
 Có nhớ dáng người trên độc mộc
 TrôI dòng nước lũ hoa đong đưa”
 Gợi ý
 - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kì

Tài liệu đính kèm:

  • docTay Tien Quang Dung phan tich chi tiet.doc