Phân tích Bên kia sông Đuống (3)

Phân tích Bên kia sông Đuống (3)

Dòng sông quê hương – cây đa, bến nước, con đò, hàng tre soi tóc, dòng sông đỏ nặng phù sa. - biết bao là nên thơ, nên nhạc! Trong điệp trùng hình ảnh ấy thuộc đề tài quê hương sông nước ấy, Hoàng Cầm gửi vào bài thơ “BBên kia sông Đuống” nổi tiếng. Vùng đất bên kia sông Đuống chính là quê hương sinh thành của nhà thơ. Hoàng Cầm là nhà thơ của xứ sở quê ông - một vùng quê tươi đẹp, trù phú, cổ kính, dồi dào truyền thống văn hóa dân gian.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Bên kia sông Đuống (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên kia sông Đuống
Dòng sông quê hương – cây đa, bến nước, con đò, hàng tre soi tóc, dòng sông đỏ nặng phù sa... - biết bao là nên thơ, nên nhạc! Trong điệp trùng hình ảnh ấy thuộc đề tài quê hương sông nước ấy, Hoàng Cầm gửi vào bài thơ “BBên kia sông Đuống” nổi tiếng. Vùng đất bên kia sông Đuống chính là quê hương sinh thành của nhà thơ. Hoàng Cầm là nhà thơ của xứ sở quê ông - một vùng quê tươi đẹp, trù phú, cổ kính, dồi dào truyền thống văn hóa dân gian. 
ANH ĐƯA EM VỀ BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG
Lời thơ vào bài mượt mà, giọng điệu trữ tình, chất thơ, chất nhạc êm đềm lắng đọng như dòng sông quê hương muôn đời hiền hòa, chảy trôi thanh bình qua một vùng quê xanh rờn ngô lúa:
	“Em ơi buồn làm chi
	Anh đưa em về Sông Đuống
	Ngày xưa cát trắng phẳng lì”
	“Em” là nhân vật phiếm chỉ, nhưng hình như không thể thiếu được trong hồn thơ Hoàng Cầm. “Em” có thể là người yêu, người bạn đồng hương khác giới, người trong mộng tưởng... và cũng có thể là sự phân thân của chính nhà thơ để đối thoại nội tâm. Nhưng dù là ai thì cũng rất đỗi thân thương, giúp nhà thơ bộc bạch tâm tình sâu lắng, tha thiết bằng một giọng nói mềm mại, trìu mến. Nhà thơ an ủi “em” chớ buồn và hứa “đưa em về sông Đuống”. Vậy là cô gái đang buồn. Nhắc đến nỗi buồn của “em” chẳng qua là để diễn đạt tâm tình của chính mình cho thêm sâu lắng, thêm mềm mại, thiết tha. Cho nên, nói “em” buồn thực chất cũng là nói “anh” buồn đó thôi! Buồn vì xa quê, buồn vì nhớ quê. Như thế, nỗi buồn ở đây chẳng phải là vô cớ, nó gắn với quê hương, gắn với chủ đề “Bên kia sông Đuống”. Vì lẽ đó, lời hứa của “anh” cũng hướng tới “sông Đuống”, như cố tạo cớ để “khoe” khéo quê mình! anh như muốn nói: Về sông Đuống thì em sẽ hết buồn vì sông Đuống đẹp lắm, nên thơ lắm, sông Đuống có khả năng giải tỏa nỗi buồn cho con người, cho em; sông Đuống là quê hương chúng mình (đoạn kết bài thơ: “em” về Kinh Bắc mắc áo điều trẩy hội, cho nên rất có thể “em” là cô gái bên kia sông Đuống). Cách vào bài của tác giả thật khéo, giàu cảm xúc trữ tình. Tiếp đến vẫn là lời tâm tình dịu ngọt của “anh” với “em”, nhưng thực chất là một cách giới thiệu vẻ đẹp của dòng sông: “Ngày xưa cát trắng phẳng lì”. Câu thơ chủ yếu vẽ cái hồn của thiên nhiên và cuộc sống hơn là miêu tả cụ thể. Hình tượng thơ gợi mở cảnh một vùng quê phẳng lặng, rộng rãi, êm đềm với đôi bờ “cát trắng phẳng lì”, phẳng không gì có thể phẳng hơn và mịn, cả sạch nữa, dẫm lên mát đôi bàn chân! Hình ảnh thơ còn gợi không khí quê hương yên bình, thanh nhàn, con người hiền hòa thơ mộng. Nhưng tất cả đã thuộc về “ngày xưa”! Đây là thời gian tâm lí vì cảnh thiên nhiên thanh bình, yên vui của sông Đuống chỉ vừa mới mất đi từ khi giặc tràn lên đốt phá. Cảm nhận ấy biểu hiện nỗi nhớ tiếc, xót xa cao độ, cảm thấy những gì đẹp đẽ của quê hương như đã trôi về quá khứ xa vời, không bao giờ trở lại, trở thành “ngày xưa” mất rồi!
	Một trong những hình ảnh sáng ngời trong hoài niệm nhà thơ là dòng sông Đuống lấp lánh:
	“Sông Đuống trôi đi
	Một dòng lấp lánh
	Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
	Dòng thơ đâu chỉ có bốn tiếng, từng tiếng rơi xuống chậm, thong thả, trầm tĩnh: “Sông Đuống trôi đi”. Hình tượng thơ gợi ấn tượng về sự bất diệt của dòng sông. Muôn đời, sông Đuống vẫn thế, vẫn khoan thai “trôi đi”, tiến về phía trước, tuy lặng lẽ nhưng khôgn sức gì cản được. Một dòng sông dồi dào nội lực! Sông Đuống trong tâm tưởng nhà thơ còn là “một dòng lấp lánh”. Hai tiếng “lấp lánh” đã biến sông Đuống thành dòng ánh sáng. Đó có thể là ánh sáng rực rỡ của mặt trời phản chiếu xuống mặt nước, cũng có thể là ánh sáng ảo huyền của những đêm trăng thanh lan tỏa trên mặt sông. Đó cũng còn là cái lóe sáng của hoài niệm nhà thơ, làm cho hình ảnh sông rực sáng hơn bình thường. Câu cuối hiện hình một dáng sông mềm mại: “nằm nghiêng nghiêng”, dáng kín đáo, duyên dáng, mềm mại, giàu nữ tính. Đồng thời cồn chứa đựng tâm trạng khó nói, có gì như trông chờ hy vọng, có gì như phấp phỏng lo âu. Dáng nằm này được đặt trong kháng chiến trường kì. Nhờ đó, dòng sông trở thành một bộ phận của cuộc kháng chiến, dòng sông không chỉ chứng kiến mà còn chia sẻ và tham gia vào cuộc chiến đấu dài lâu ấy.
	Từ dòng sông, tác giả đưa chúng ta đến với phong cảnh đôi bờ, với nương dâu bãi mía xanh tươi:
	“Xanh xanh bãi mía bờ dâu
	Ngô khoai biêng biếc”
	Phép liệt kê “bãi mía”, “bờ dâu”, “ngô khoai” bổ sung thêm sự phong phú, bát ngát của cây trồng. Các từ “xanh xanh”, “biêng biếc” gợi màu sắc tốt tươi, dồi dào sức sống và mửo ra một khôgn gian rộng. Hình tượng thơ cho thấy cảnh trù phú của quê hương, sự màu mỡ của đất đai, vẻ xanh tốt của cây cối đôi bờ sông Đuống.
	Nhưng thật đau xót, tất cả những vẻ đẹp ấy đã không còn, kể từ khi giặc tràn đến. Vì thế:
	“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
	Sao xót xa như rụng bàn tay”
	“Đứng bên bày sông”, hinh ảnh hư cấu đau xót! (Thực tế lúc này “anh” – tác giả đang ở Việt Bắc xa xôi). Bên kia sông là quê hương đang quằn quại đau dớn dưới gót giày quân xâm lược. Nhân vật trữ tình đứng bên này sông, cách nhau một dải nước nhỏ mà hóa thành hai thế giới không thể vượt qua, uất ức và tiếc xót! Tiếp đến, hai câu hỏi tu từ dồn dập: “Sao nhơ tiếc”, “Sao xót xa” diễn tả nỗi đau dữ dội và mãnh liệt, dữ dội và mãnh liệt đến khó hiểu! Nỗi đau còn được so sánh “như rụng bàn tay”. Ở đây, nỗi đau tinh thần đã chuyển hóa thành nỗi đau thể xác, vừa cụ thể vằ dữ dội. Quê hương bị giặc tàn phá, tác giả cảm thấy như bàn tay của mình bị rụng. Với Hoàng Cầm, quê hương là một phần cơ thể, là máu thịt không thể tách rời. Tình yêu quê hương như thế, phải kể là rất sâu sắc vậy!
	Đoạn một là tiếng lòng yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt cảu Hoàng Cầm trong một hoàn cảnh đặc biệt: Quê hương bị giặc tàn phá. Tình yêu ấy, hoàn cảnh ấy đã làm sống dậy một Kinh Bắc đẹp tươi, trù phú, thơ mộng và đã gieo vào lòng nhà thơ tâm trạng nhớ tiếc, xót xa đến xé ruột. Hình ảnh, từ ngữ, nhạc điệu, cách diễn đạt... ở phương diện nào, đoạn thơ nào cũng có nhiều thành công đáng nhớ. 
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Nối tiếp dòng cảm hứng được khơi nguồn từ cái nhìn bao quát toàn cảnh quê hương sông Đuống, Hoàng Cầm quên sao được hương vị “lúa nếp thơm nồng” như là dấu hiệu sự giàu có của quê hương:
“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”
Thật nhiều thương nhớ và đau xót đằng sau bốn tiếng “Bên kia sông Đuống”! Nó gợi sự xa xôi, cách trở. Hương vị “thơm nồng” không chỉ là hương vị nồng nàn, ngào ngạt của lúa nếp mà còn là hương vị đậm đà, nồng ấm đặc sắc, riêng biệt của quê hương. Hình ảnh thơ làm sống dậy cảnh tươi đẹp, trù phú, cuộc sống phong lưu, no đủ của Kinh Bắc với những cánh đồng phì nhiêu, không khí hội hè đình đám tưng bừng, những ngày tết nhất, giỗ chạp gia đình sum họp... Nó là nỗi nhớ của Hoàng Cầm, nỗi nhớ như có hương vị! Và cả niềm tự hào nữa, niềm tự hào hãnh diện!
Hoài niệm còn gọi về trong tâm tưởng tác giả một Kinh Bắc thơ ca nhạc họa, trong đó tranh Đông Hồ là tiêu biểu của tài hoa dân gian:
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Những bức tranh Đông Hồ in rất đậm trong tâm hồn Hoàng Cầm. Nó càng trở nên “sáng bừng”, lấp lánh bội phần vào giờ phút hồi ức được khơi dậy mãnh liệt này. Theo nhà thơ, vẻ hấp dẫn đáng quý nhất của tranh làng Hồ là “màu dân tộc”. Tính chất dân tộc, dân gian ấy thể hiện từ đề tài “gà lợn” bònh dị, thân quen đến đường nét, màu sắc “tươi trong” biểu tượng cho tâm hồn Việt Nam, và kể cả chất liệu “giấy điệp” độc đáo. Đằng sau hình ảnh những bức tranh, người đọc còn như thấy thấp thoáng cảnh sống yên vui của Kinh Bắc: cảnh mua tranh bán tranh; phiên chợ ngày tết; niềm vui trong nhà có tờ tranh mới đón xuân... Nó là những kỉ niệm biết bao thương mến, nhà thơ làm sao có thể nguôi quên?
Thế nhưng, tất cả đã chấm dứt! Kể từ ngày giặc tràn lên đốt phá quê hương. Chỉ còn “lửa” và “máu” và “kiệt cùng” thảm khốc:
	“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
	Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
Hình ảnh “lửa” và “máu” là biểu tượng của tội ác và đau thương. Cách diễn đạt của nhà thơ phóng túng, câu thoắt dài thoắt ngắn, biểu đạt tâm trạng đau xót và căm uất. Lời thơ là cmả xúc cất thành lời nói. Cả xúc đau đớn uất nghẹn nên lời nói cũng dài ngắn đứt đoạn. Giữa khổ thơ chen ngang hai dòng thơ ngắn, khô cứng, quặn thắt: “Ruộng ta khô – Nhà ta cháy”. Tác giả không miêu tả nhiều, chỉ liệt kê hai sự việc tiêu biểu, nhằm tác động mạnh vào ấn tượng người đọc, bổ sung ý: Tội ác kể thù đã tới mức không bút nào tả xiết. Đây là cách tả mà không trực tiếp tả! Hình ảnh lũ giặc được phóng đại theo kiểu vật hóa, không mới nhưng cũng gây cảm giác ghê tởm: “Lưỡi dài lê sắc máu”. Câu cuối cùng nêu ý tuyệt đối, qua một hiện trạng có tính chất tiêu biểu cho sự tàn phá của quân xâm lược: “Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”. “Ngõ thẳm, bờ hoang” là những vùng đất hẻo lánh, hoang hóa nhất, tưởng như đã bị bỏ quên từ lâu. Ấy thế mà, vẫn bị kẻ thù triệt phá đến “kịêt cùng”, không bỏ sót lại chút gì. Vậy, liệu còn nơi nào được yên? Căm giận và tiếc thương đã đạt tới đỉnh điểm.
Bốn câu cuối cùng là kết quả của sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, xuất phát từ các hình ảnh trong tranh Đông Hồ:
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu”
Đây là hình tượng thơ có nhiều biến ảo, đa nghĩa, cái ảo cái thực hòa trộn vào nhau khó phân biệt, vừa là cảnh trong tranh vừa là cảnh ngoài đời. “Mẹ con đàn lợn, đám cưới chuột” là những hình ảnh trong tranh làng Hồ. Giặc kéo đến tàn phá, cuộc sốgn của chúng đâu còn được yên. Đó cũng là những ẩn dụ đau xót về đời. Còn đâu nữa cảnh quây quần ấm tình mẫu tử như cảnh “mẹ con đàn lợn” có những cái xoáy “âm dương” là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, phát triển. Cũng còn đâu nữa cảnh “tưng bừng rộn rã” như cảnh “đám cưới chuột”được khắc họa trong tranh. Chỉ còn lại cảnh đau thương tan tác! Bốn dòng thơ đối lập quá khứ hiện tại thành từng cặp, có tác dụng diễn tả cái hẫng hụt choáng váng của lòng người trước tai họa bất ngờ ập đến: “Mẹ con đàn lợn âm dương” bỗng chốc “chia lìa đôi ngả”; “đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã” lập tức “tan tác về đâu”. Kết thúc khổ thơ là một câu hỏi vọng vào cõi vô cùng, mĩa mãi không có hồi âm. Câu thơ đồng hiện cả thời gian và không gian. “Bây giờ”, thời gian cụ thể, xác định, gắn liền với cái tan tác, chia lìa. Còn “về đâu”, không gian thăm thẳm mịt mù, không xác định, chẳng rõ trôi dạt về phương trời nào. Một câu hỏi vừa hướng ngoại vừa hướng nội, thực chất là tự hỏi mình, thật buồn!
Đoạn thơ vừa phân tích quả thật rất tiêu biểu cho “Bên kia sông Đuống” cảu Hoàng Cầm. Nổi lên trong đó là tâm trạng nhớ tiếc, đau xót và căm giận cảu tác giả trước cảnh quê hương Kinh Bắc - một vùng đất giàu đẹp, tài hoa - bị giặc tàn phá. Tinh tế, gợi cảm, giàu hình ảnh, đó là những đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của đoạn thơ. “Bên kia sông Đuống”, sông Đuống không ở bên kia, sông Đuống ở ngay trong lòng ta, mỗi dịp tiếp xúc với bài thơ nổi tiếng mà bạc mệnh này (âu cũng là kiếp hồng nhan muôn thuở!) 

Tài liệu đính kèm:

  • docBen kia song Duong.doc