Ôn tốt nghiệp THPT môn Sinh theo chủ đề

Ôn tốt nghiệp THPT môn Sinh theo chủ đề

Chuyên đề 1:

CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

*Câu hỏi tự luận:

Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN

1.Gen là gì?. Gen mã hoá protein có cấu trúc như thế nào?. Có bao nhiêu loại gen?

1’. Phân biệt exon và intron?.

2. Tại sao ADN có 4 loại Nu nhưng protein lại có khoảng 20 aa khác nhau?

3. Mã di truyền có những đặc điểm nào?

 

doc 47 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tốt nghiệp THPT môn Sinh theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TỐT NGHIỆP THPT- Năm học 2008- 2009
Chuyên đề 1: 
CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
*Câu hỏi tự luận:
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN
1.Gen là gì?. Gen mã hoá protein có cấu trúc như thế nào?. Có bao nhiêu loại gen?
1’. Phân biệt exon và intron?.
2. Tại sao ADN có 4 loại Nu nhưng protein lại có khoảng 20 aa khác nhau?
3. Mã di truyền có những đặc điểm nào?
4. Bộ ba nào qui định tín hiệu khởi đầu dịch mã (bộ 3 mở đầu) và bộ 3 nào qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã (bộ 3 kết thúc)
5. Quá trình nhân đôi của ADN tuân theo những nguyên tắc nào?. Thế nào là nguyên tắc bán bảo toàn?.
6. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ có những enzim nào tham gia?. Chức năng của các enzim đó?
7. Vai trò của nguyên tắc bổ xung trong quá trình tự nhân đôi của ADN?
8. Quá trình tự nhân đôi của AND tại sao phải diễn ra vào kỳ trung gian?
10. Tên của loại enzim đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tự nhân đôi của ADN? Vai trò của enzim đó?
11. Các nu tự do trong môi trường sẽ liên kết như thế nào với các nu trên mạch khuôn của ADN mẹ?. Đoạn Okazai là gì?
12. Cơ chế tự nhân đôi của ADN bắt đầu tại một điểm trên ADN hay tại từng điểm nhất định? Sự khác nhau giữa sự tự nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn?
13. Trong quá trình bắt cặp Nu tự do trong môi trường với mạch khuôn nếu có sự bắt cặp sai thì được gọi là gì?
14. Tại sao quá trình tự nhân đôi của ADN lại là cơ chế di truyền thông tin di truyền của tế bào?
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
1. Phiên mã là gì?. Quá trình phiên mã còn gọi là gì?
2. Phiên mã gồm những giai đoạn nào? Kết quả của quá trình phiên mã là gì?
3. Phiên mã bắt đầu và kết thúc ở vị trí nào trên đoạn ADN (gen)?. Enzim nào tham gia quá trình phiên mã?.
4. Mạch mã gốc dùng để làm khuôn tổng hợp mARN có chiều như thế nào?. Chiều tổng hợp và nguyên tắc bổ sung khi tổng hợp mARN ra sao?.
5. Ở sinh vật nhân thực, hiện tượng gì xảy ra khi kết thúc phiên mã?
6. Quá trình dịch mã là gì?. Những thành phần tham gia vào quá trình dịch mã?. 
7. Khi có mặt mARN, 2 tiểu phần riboxom liên kết với nhau ở vị trí nào? Trên Riboxom có những vị trí nào?.
8. Quá trình dịch mã gồm những giai đoạn nào?. Tại sao quá trình sinh tổng hợp prôtêin phải có giai đoạn phiên mã?
9. Chiều của quá trình tổng hợp protein trên mARN? Bộ ba mở đầu là.......? aa đầu tiên của quá trình sinh tổng hợp protêin được gọi là...............?aa sau aa mở đầu được gọi là................Anticođon tương ứng của tARN mang aa mở đầu là...............Các sinh vật khác nhau có bộ 3 mở đầu và bộ ba kết thúc giống nhau hay khác nhau? 
10. Nếu không có bộ 3 mở đầu hoặc không có bộ 3 kết thúc thì quá trình sinh tổng hợp protêin có diễn ra hay không?
11. Tiểu phần lớn hay nhỏ của riboxom bám vào mARN trước?
12. Riboxom tiếp xúc với mARN ở bao nhiêu bộ 3(tương ứng với bao nhiêu Nu)?. Mỗi lần dịch chuyển của Riboxom qua bao nhiêu bộ ba?
13. aa hoạt hoá là gì? Các aa đã được hoạt hoá được vận chuyển đến mARN nhờ cấu trúc nào?
14. Riboxom sẽ dịch chuyển trước hay sau khi liên kết peptit được hình thành?
15. poliriboxom là gì?. Vai trò của poliriboxom?.
16. Sự khác biệt giữa chuỗi polipeptit hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh? So sánh số lượng aa trong chuỗi polipeptit với số lượng bộ 3 trong phân tử mARN tạo ra nó?
17. Diễn biến xảy ra đối với chuỗi polipeptit hoàn chỉnh?
18. Mối liên hệ giữa ADN – ARN – protêin – tính trạng.
19.Một phân tử mARN có khả năng mã hoá mấy loại polipeptit?. Có khả năng tạo ra bao nhiêu phân tử protêin?
20. Biến đổi trên mARN có làm biến đổi protêin tương ứng hay không?
Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen
1. Thế nào là điều hoà hoạt động của gen?. Quá trình điều hoà hoạt động của gen có liên quan đến các chất nào?.
2. Thế nào là operon? Cấu trúc của ôpêron Lac? Trình tự xắp xếp của các gen trên operon?
3. Sự hoạt động của operon chịu sự điều khiển của yếu tố nào?.Điều gì sẽ xảy ra khi protêin ức chế bám vào và bị loại bỏ khỏi vùng gen chỉ huy?
4. Tại sao hoạt động của gen phải được điều hoà?
5.Yếu tố nào giúp loại bỏ protêin ức chế?
6. Tại sao cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?. Sự điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực trải qua những giai đoạn nào?
7. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực có điểm gì khác so với điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?
8. Vai trò của gen gây tăng cường và gen gây bất hoạt trong việc điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực như thế nào?.
Bài 4: Đột biến gen
1.Đột biến gen là gì?. Có những dạng đột biến điểm nào?. Thế nào là thể đột biến?
2.Tại sao đột biến diễn ra một cách ngẫu nhiên và vô hướng?
3.Đột bíên gen phụ thuộc những yếu tố nào?
4.Trong các loại đột biến gen, loại đột biến nào gây hậu quả nặng nề nhất, tại sao?
5.Hậu quả đột biến làm thay đổi bộ ba AUG trên m ARN?
6.Sự bắt cặp sai trong quá trình phiên mã tạo ra mARN có gây nên sự biến đổi chuỗi polipeptit do gen đó mã hoá và có di truyền hay không? Tại sao?
7. Đột biến gen phát sinh do những nguyên nhân nào?Tại sao khi có mặt các bazơ nitơ dạng hiếm thường dẫn đến phát sinh đột biến gen?.
8. Khi xử lí ADN bằng chất acridin sẽ dẫn tới hậu quả gì?
9.Nếu cho tác động vào cơ thể chất 5 BU thì ADN có hiện tượng gì xảy ra?
10.Những loại đột biến nào có thể di truyền qua sinh sản hữu tính, vô tính?
11.Điều kiện để một đột biến gen lặn biểu hiện thành kiểu hình?
12.Đột biến gen có làm thay đổi cân bằng di truyền của quần thể hay không? Nếu có thì mức độ thay đổi nhiều hay ít?
13.Tại sao đột biên gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình chọn lọc và tiến hoá?
Các đột biến gen lặn có được coi là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống hay không? Tại sao?
14.Một gen trội có thể đột biến thành gen lặn và ngược lại hay không?
15.Tại sao đa số đột biến có hại cho cơ thể?
16.Quá trình nào làm phát tán đột biến trong quần thể và làm trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần hình thành nên tổ hợp gen thích nghi?
17. Đột biến tiền phôi diễn ra vào giai đoạn phôi có bao nhiêu tế bào?
18. Một gen bị đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác dẫn đến làm xuất hiện bộ ba kết thúc. Hậu quả của đột biến này nặng nề nhất khi bộ ba bị đột biến đó nằm ở vị trí nào?
19. Một đột biến làm thay đổi toàn bộ trình tự aa bắt đầu từ điểm đột biến, đó là dạng đột biến gen nào?
20. Khi áp dụng hoá chất gây đột biến đối với 1 gen A, sau đó người ta cho gen đó thực hiện quá trình giải mã thấy số lượng aa trong phân tử protêin không thay đổi so với ban đầu. Kết luận gen đó không bị đột biến đúng hay sai?
21. Một gen khi áp dụng hoá chất gây đột biến dẫn đến hình thành 1 tiền đột biến trên phân tử ADN – gen đó tự nhân đôi lần 1( và 2 lần) tạo ra bao nhiêu ADN con mang đột biến ?
22. Một gen sau khi nhân đôi thấy rằng ở 1 trong 2 gen con có số liên kết hidro khác so với gen ban đầu? có thể kết luận gen con đã bị đột biến hay chưa? Tại sao?
23. Ở gen con thấy tất cả các thông số về chiều dài, số lượng và thành phần ATGX không thay đổi, có thể khẳng định gen đó không mang đột biến?Đ – S?
24. Một gen khi áp dụng tác nhân gây đột biến, người ta thấy phân tử mARN có chiều dài không thay đổi nhưng không thấy hình thành phân tử prôtein - hỏi đột biến nào gây nên hiện tượng này?
25.Khi tỉ lệ A+T/G+X thay đổi ta có thể kết luận gen đó bị đột biến, đúng hay sai? tại sao?
26. Khi tỉ lệ A+T/G+X không thay đổi ta có thể kết luận gen đó không thể có đột biến đúng hay sai?
27. Khi áp dụng tác nhân gây đột biến 5 BU (làm thay thế AT thành GX hoặc ngược lại) lên cơ thể ta có thể thu được ngay sự biến đổi tính trạng như mong muốn ?
28. Một gen bị đột biến làm chênh lệch 1 liên kết Hiđro so với gen ban đầu? Có thể chắc chắn là những loại đột biến nào có thể xảy ra?
Chuyên đề 2: 
CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
*Câu hỏi tự luận:
Bài 5: Nhiễm sắc thể
1. Vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực là gì?.
2. Nêu đặc trưng của bộ NST của loài?.Những loài nào chỉ có 1 NST giới tính?.
3. Mối quan hệ giữa số lượng NST của các loài với mức độ tiến hoá của chúng?.
4. NST ở kì giữa có hình thái như thế nào?.
5. Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực?. Đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc là gì?. Cấu tạo ra sao?.
6. Ý nghĩa của cấu trúc cuộn xoắn?.
7. Chức năng của NST?
8. Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?.
9. Cơ chế nào đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính?.
10. Thế nào là đột biến cấu trúc NST?. Có những dạng ĐB cấu trúc nào?. Thực chất của các dạng ĐB này là gì?.
11. Có thể phát hiện các dạng đột biến cấu trúc NST nhờ vào phương pháp nào?.
12. Mô tả các dạng ĐB cấu trúc?.
13. Nguyên nhân gây ĐB cấu trúc NST? Hậu quả của ĐB cấu trúc NST?
14. Hậu quả của các dạng ĐB cấu trúc NST? Vai trò của từng dạng ĐB cấu trúc đó?
15. Bệnh ung thư máu là kết quả của dạng ĐB nào? Dạng ĐB nào được ứng dụng trong việc xác lập bản đồ gen ở người, trong tạo giống và trong việc tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài?
16. Thế nào là ĐB số lượng NST?. Có những dạng ĐB số lượng nào?
17. ĐB lệch bội là gì?. Dạng ĐB này thường gặp ở đối tượng sinh vật nào?
18. Sự rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST xảy ra trong giảm phân dẫn đến kết quả gì?
19. Thể khảm được hình thành như thế nào?.
20. Hậu quả và vai trò của ĐB lệch bội?Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành các hội chứng Đao, Claiphento, Toocnơ, siêu nữ?. 
21. Thế nào là ĐB đa bội?. Có những dạng ĐB đa bội nào?.Thể dị đa bội được hình thành như thế nào?.
22. Cơ chế phát sinh thể tứ bội?. Rối loạn nguyên phân của tế bào xoma dẫn đến hiện tượng gì?.
23. Thể đa bội thường gặp ở đối tượng nào?. Đặc điểm của thể đa bội ?. Thể đa bội lẻ có đặc điểm riêng là gì?.
24. Nêu những ứng dụng của thể đa bội trong thực tiễn.
19. Khái niệm cromatit được dùng khi nào?
21. Khi NST duỗi xoắn hoàn toàn lúc đó NST được gọi là sợi cơ bản hay sợi nhiễm sắc?
Chuyên đề 2: 
CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Các công thức làm bài tập tế bào:
I. Cơ chế nguyên phân
 Kí hiệu: k là số đợt nguyên phân liên tiếp của một tế bào, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
1. Tính số TB con tạo thành từ 1 TB ban đầu qua k lần nguyên phân:	 2k 
2. Tính số lượng NST cung cấp cho nguyên phân.
- Số NST tương đương với nguyên liệu được môi trường nội bào cung cấp = tổng số NST sau cùng có trong tất cả TB con trừ cho số NST ban đầu của TB mẹ: ∑= 2n. 2k - 2n = (2k – 1)2n 
- Nguyên liệu cung cấp tạo nên các NST có nguyên liệu mới hoàn toàn: 
Dù ở đợt nguyên phân nào trong số NST của TB con cũng có 2 NST mang một nửa NST cũ của mẹ => số NST có chứa một nửa NST cũ = 2 lần số NST ban đầu => Số TB con chứa NST mới hoàn toàn từ nguyên liệu MT = 2k – 2 =>Số NST được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu mới = (2k – 2)2n 
II. Cơ chế giảm phân
3. Tính số giao tử hình thành và số hợp tử tạo ra:
+ Số tinh trùng hình thành= số tế bào sinh tinh x 4, trong đó số giao tử X = số giao tử Y
+ Số trứng hình thành = số tế bào trứng x 1, và số thể định hướng = số  ... g
- Tổ chức ngày càng cao
- Thích nghi ngày càng hợp lí
Như quan niệm của5 ĐU và nêu cụ thể các chiều hướng tiến hoá của các nhóm loài
11. Luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hoá trung tính của Kimura. Thuyết này có phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường CLTN không?
12. Có những nhân tố tiến hoá nào?. Vai trò của các nhân tố?
Các nhân tố tiến hoá
Vai trò
Quá trình ĐB
CLTN
Di nhập gen
CÁc yếu tố ngẫu nhiên
Giao phối không ngẫu nhiên
13.Phân biệt CLTN và CLNT
Chỉ tiêu so sánh
Chọn lọc nhân tạo
Chọn lọc tự nhiên
Khái niệm
Là sự chọn lọc do con người tiến hành, tích luỹ những biến dị có lợi ở SV có lợi đối với con người và đào thải những biến dị ở SV có hại với con người
Là quá trình tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại đối với bản thân sinh vật
Tính chất
Do con người tiến hành, vì mục đích của con người
Diễn ra trong tự nhiên
Nội dung
Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại với con người
Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại đối với bản thân sinh vật
Động lực
Nhu cầu có lợi cho con người
Đấu tranh sinh tồn của SV
Cơ sở
Tính DT và biến dị ở SV
Tính DT và biến dị ở SV
Kết quả
Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người, mỗi loài thích nghi với một nhu cầu nhất định
SV thích nghi với điều kiện sống
Vai trò
Qui định chiều hướng biến đổi của các giống vsật nuôi, cây trồng. Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng thích nghi cao độ vơí nhu cầu của con người
Nhân tố chính định hướng tốc độ biến đổi của SV trên qui mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, quá trình phân li tính trạng đã dẫn tới nhiều loài mới được hình thành từ một loài ban đầu
14. Phân biệt quan niệm của ĐU và hiện đại về CLTN
Chỉ tiêu
Quan niệm ĐU
Quan niệm hiện đại
Nguyên liệu của CLTN
- Biến dị cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và tập quán hoạt động
- Các sai dị cá thể qua quá trình sinh sản
- ĐB và biến dị tổ hợp
- Thường biến có ý nghĩa gián tiếp
Đơn bị tác động của CLTN
Cá thể
- Chủ yếu là cá thể
- ở loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản
Thực chất của CLTN
Phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài
Phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
Kết quả của CLTN
Sự sống sót của các các thể thích nghi nhất
Sự phát triển và sinh sản ưu thế của các kiểu gen thích nghi hơn
Vai trò
CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất, xác định chiều hướng và nhịp độ tích luỹ các biến dị
15. Giải thích sự hoá đen của các loài bướm vùng công nghiệp và sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn?
16. Vì sao nói đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối?
17. Thế nào là hiện tượng đa hình cân bằng?. Giải thích?
18. Khái niệm về loài sinh học?. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc?.Cho VD?.
19. Loài có cấu trúc như thế nào?. Phân biệt các thành phần cấu trúc đó?
20. Có những dạng cách li nào?. Vai trò của các cơ chế cách li với quá trình tiến hoá?
21. Thực chất của hình thành loài mới là gì?.Các con đường hình thành loài?. Cho VD?.
22. Phân biệt phân li tính trạng và đồng qui tính trạng?.
23. Nêu các hướng tiến hoá chung của sinh giới ?. Chiều hướng nào là cơ bản nhất?
24. Nêu các hướng tiến hoá của từng nhóm loài?. Dấu hiệu của từng chiều hướng đó?. Trong 3 chiều hướng đó chiều hướng nào là quan trọng nhất?
25. Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình phát sinh sự sống?.
26. Vì sao ngày nay sự sống không còn tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học?
27. Hoá thạch là gì?. Ý nghĩa của hoá thạch?.
28. Các căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất?.Nêu đặc điểm của sinh vật qua các đại địa chất?.
29. Loài người có nguồn gốc từ đâu?. Đã tiến hoá qua những giai đoạn nào?.Phân biệt đặc điểm của các giai đoạn đó?.
Dạng người
Đặc điểm cấu tạo
Lối sống
Vượn người hoá thạch Đriopitec
Tay chân chưa phân hoá, đi leo trèo bằng tứ chi. Não bé 350 cm3
Chủ yếu sống trên cây
Người vượn hoá thạch (người tối cổ) Ôxtralopitec
Tay được giải phóng để cầm nắm, đi bằng 2 chân, thân hơi khom về phía trước. Não 450- 750 cm3
Sống ở mặt đát, sử dụn công cụ tự nhiên (cành cây, đá, xương)
Người cổ Hômo
Người khéo léo Homo habilis
Chân đi thẳng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ. Não lớn 600- 800 cm3
Sống thành bầy đàn, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá
Người đứng thẳng Homo erectus
Đi thẳng đứng, tay chế tạo và sử dụng công cụ.Não lớn 900- 1000 cm3
Biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa
Người Neanđectan
Xương hàm gần giống người, có lồi cằm.Não lớn 1400 cm3
Sống thành XH, dùng lửa thông thạo, sống săn bắt và hái lượm, công cụ từ đá silic, bước đầu có đời sống văn hoá
Người hiện đại Homo sapiens
Lồi cằm rõ, răng to khoẻ, hộp sọ 1700 cm3
Tổ chức XH phức tạp. Tiếng nói phát triển. Văn hoá, KHKT phát triển cao. Công cụ lao động đa dạng, phức tạp
30. Nêu các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người?. Nhân tố nào là quyết định?.
CHUYÊN ĐỀ 8: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯƠNG
1. Môi trường là gì?. Có những loại môi trường nào?
2. Nhân tố sinh thái là gì?. Có những nhóm nhân tố sinh thái nào?. Cho VD
3. Các qui luật tác động của các nhân tố sinh thái ?.
4. Thế nào là giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu của 1 NTST?.
5. Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái?.
6. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Yếu tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng: mọc ở nơi trống trải, lá dày, màu xanh nhạt
- Nhóm cây ưa bóng: tiếp nhận AS khuyếch tán, lá mỏng, màu xanh đậm
- Nhóm cây chịu bóng: phát triển cả những nơi giàu hoặc ít AS
- Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày: thị giác phát triển, thân có màu sắc sặc sỡ, định hướng nhờ AS
- Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm: mắt rất tinh hoặc nhỏ lại hoặc tiêu giảm, xúc giác hoặc cơ quan phát sáng phát triển
- Nhóm hoạt động vào chiều tối hay sáng sớm
Nhiệt độ
TV biến nhiệt: Ở nơi giá rét có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm
- ĐV biến nhiệt:
+ thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ MT 
+ nhiệt được tích luỹ trong một giai đoạn phát triển hay đời sống tuân theo công thức:
 T = (x - k). n=> Nhiệt độ MT(x) càng tăng thì thời gian hoàn thành 1 gđ hay cả đời sống (n) giảm
- ĐV đồng nhiệt: 
+ thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ MT
+ Ở vùng lạnh, kích thước các phần cơ thể nhô ra thường nhỏ hơn còn kích thước cơ thể lại lón hơn với những loài tương tự ở vùng ấm
Độ ẩm
- TV chịu hạn: 
+ tích trữ nước trong cơ thể, + giảm thoát hơi nước, 
+ tăng khả năng tìm nước
+ Có khả năng trốn hạn
- TV ưa ẩm: sống ở nơi có độ ẩm cao, gần mức bão hoà
- TV ưa ẩm vừa (trung sinh)
- ĐV ưa ẩm
- ĐV ưa ẩm vừa
- ĐV chịu được khô hạn
+ ĐV biến nhiệt: tuổi thọ rút ngắn khi độ ẩm giảm thấp
+ ĐV đồng nhiệt: giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hđ vào ban đêm, thay đổi màu sắc thân(vàng ở vùn nóng, trắng ở vùng lạnh)
7. Nêu những tác động của sinh vật đưa đến những biến đổi của MT?.
CHUYÊN ĐỀ 9: QUẦN THỂ- QUẦN XÃ- HỆ SINH THÁI- SINH QUYỂN
1. Phân biệt các khái niệm và cho ví dụ về các cấp độ tổ chức sống trên mức cá thể?.
Cấp độ
Khái niệm
Ví dụ
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Sinh quyển
2. Phân biệt quần thể và quần xã.
Nội dung
Quần thể
Quần xã
Khái niệm
Đơn vị cấu trúc
Mqh giữa các cấu trúc
Độ đa dạng về loài
Cấu trúc
Chức năng dinh dưỡng
Cơ chế đảm bảo cân bằng sinh học
3. Phân biệt khái niệm tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ sinh thái và tuổi của QT?.
4. Phân biệt các đặc trưng cơ bản của quần thể - quần xã
Quần thể
Quần xã
Sự phân bố các cá thể trong không gian
Sự phân bố các cá thể trong không gian
Cấu trúc
Tỉ lệ giới tính
Thành phần loài
Số lượng loài
Nhóm tuổi
Số lượng cá thể mỗi loài
Kích thước QT
Các nhóm loài
Mật độ cá thể
5. Nêu các mối quan hệ giữa các đơn vị cấu trúc trong quần thể và quần xã và cho VD?.
Quần thể
Quần xã
Quan hệ hỗ trợ
Tụ họp
Quan hệ hỗ trợ
Cộng sinh
Bầy, đàn
Hội sinh
Xã hội
Hợp tác
Cạnh tranh
Cạnh tranh
Quan hệ đối kháng
Cạnh tranh
Kí sinh cùng loài
Con mồi - vật ăn thịt
Ăn thịt đồng loại
Ức chế - cảm nhiễm
Kí sinh - vật chủ
6. Những trường hợp nào tỉ lệ đực / cái của QT < 1?.
7. Thế nào là tháp tuổi của QT?. Phân tích các tỉ lệ nhóm tuổi ở 3 dạng tháp tuổi?
8. Phân biệt kích thước và mật độ QT?.
9. Kích thước QT có những cực trị nào?. Ý nghĩa của chúng?.
10. Các kiểu tăng trưởng của QT?
Nội dung
Trong điều kiện MT lí tưởng
Trong điều kiện MT bị giới hạn
Các loài đặc trưng
Biểu thức tăng trưởng
Dạng đường cong
Đặc điểm
11. Biến động số lượng là gì?. Nguyên nhân của biến động?.
12. Có những dạng biến động số lượng nào?. Cho VD?.
13. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của QT?.
14. Phân biệt các nhóm loài trong QX dựa vào số lượng của chúng?. Có các chỉ số nào biểu hiện vai trò số lượng của các nhóm loài trong QX?.
15. Phân biệt các nhóm loài trong QX dựa vào hoạt động chức năng?
16. Các QXSV có kiểu phân bố như thế nào?. VD?. Ý nghĩa của các kiểu phân bố đó?.
17. Trong những QX phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới thì QX nào có mức đa dạng về loài cao hơn?. Giải thích?.
18. Tại sao nói cạnh tranh giữa các loài là động lực chủ yếu của quá trình tiến hoá?.
19. Thế nào là chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng?. Cho VD?.
20. Có mấy loại chuỗi TĂ cơ bản?. Mqh giữa các loại chuỗi đó?.
21. Thế nào là tháp sinh thái?. Có những dạng tháp sinh thái nào?.
22. Tại sao tháp sinh khối của thuỷ sinh vật trong tầng nước lại có dạng khác thường?. Trong trường hợp nào tháp số lượng bị đảo ngược?
23. Khi đi từ vùng cực đến vùng nhiệt đới thì lưới thức ăn phức tạp hay đơn giản hơn?. Giải thích?.
24. Thế nào là diễn thế sinh thái (DTST)?. Nguyên nhân gây nên DTST?.
25. Có những dạng DTST nào?. Cho VD?. Đặc trưng của mỗi dạng?.
26. Chứng minh HST biểu hiện chức năng như 1 tổ chức sống?.
27. Phân tích vai trò từng thành phần cấu trúc của 1 HST hoàn chỉnh?.
28. Phân biệt HST tự nhiên và HST nhân tạo?
Đặc điểm so sánh
HST tự nhiên
 HST nhân tạo
Nguồn vật chất và năng lượng
Độ đa dạng
Khả năng tự điều chỉnh
Trạng thái cân bằng và tính ổn định
29. Chu trình sinh địa hoá là gì?. Có những nhóm chu trình nào?
30. Sơ đồ khái quát một số chu trình SĐH?. Chu trình P khác với chu trình nước, cacbon và nitơ ở những điểm cơ bản nào?.
31. Sự biến đổi của dòng NL trong HST có đặc điểm gì?. HSST của bậc sau thường là bao nhiêu so với bậc trước liền kề?.
32. Những nguyên nhân chính nào gây nên sự thất thoát NL trong HST?.
33. Phân biệt sản lượng sơ cấp và sản lượng thứ cấp?.
34. Thế nào là khu sinh học?. Mô tả các đặc trưng của các khu sinh học trên cạn?.
Khu sinh học
Đặc điểm MT
Hệ thực vật 
Hệ động vật
Đồng rêu
Rừng lá kim
Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới bắc Bán cầu
Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
35. Phân biệt các dạng tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?. Tài nguyên tái sinh chỉ vô tận trong điều kiện nào?.
36. Con người đang tác động nên các nguồn tài nguyên thiên nhên như thế nào?. Sự suy giảm diện tích rừng dẫn đến những hậu quả sinh thái to lớn nào?.
37. Những giải pháp chủ yếu nào con người cần phải thực hiện cho sự phát triển bền vững?.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi tn THPT theo chu de.doc