Ôn tập Ngữ văn khối 12

Ôn tập Ngữ văn khối 12

Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Đề: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Dàn ý

1. Mở bài: Sau năm 1975, Thanh Thảo là một trong những tên tuổi nổi bật của làng thơ Việt Nam. Ông nổi bật bởi vì ông là một trong số không nhiều nhà thơ nỗ lực tìm kiếm cách tân nghệ thuật và đã thành công. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo minh chứng cho sự thành công đó.

2. Thân bài: *Đàn ghi ta của Lor-ca là một tác phẩm tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưg của tư duy thơ Thanh Thảo.

a) Khổ thơ đầu: giới thiệu về nghệ sĩ Lor-ca

“những tiếng đàn bọt nước

trên yên ngựa mỏi mòn”

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Đề: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Dàn ý
1. Mở bài: Sau năm 1975, Thanh Thảo là một trong những tên tuổi nổi bật của làng thơ Việt Nam. Ông nổi bật bởi vì ông là một trong số không nhiều nhà thơ nỗ lực tìm kiếm cách tân nghệ thuật và đã thành công. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo minh chứng cho sự thành công đó.
2. Thân bài: *Đàn ghi ta của Lor-ca là một tác phẩm tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưg của tư duy thơ Thanh Thảo.
a) Khổ thơ đầu: giới thiệu về nghệ sĩ Lor-ca
“những tiếng đàn bọt nước
trên yên ngựa mỏi mòn”
- Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu của một thiên tài nhạc sĩ: tiếng đàn bọt nước (trôi nổi, vỡ tan), áo choàng đỏ gắt, giai điệu âm nhạc “li-la li-la”, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn
- Các hình ảnh ấy đều có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho nền văn hoá Tây Ban Nha, quê hương của đàn ghi ta, quê hương của môn đấu bò tót.
- Các hình ảnh ấy gợi nên một đấu trường Tây Ban Nha nhưng không phải là đấu trường bình thường, mà là đấu trường giữa con người cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua, đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ của công dân - nghệ sĩ Lor-ca với nền chính trị độc tài.
b) Khổ thứ 2, 3: Cái chết của Lor-ca
“Tây Ban Nha
ròng ròng máu chảy”
- Cái chết của Lor-ca được khắc hoạ bằng những chi tiết “áo choàng bê bết đỏ” và “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”.
- Cái chết củaLor-ca là cái chết bi tráng, đột ngột cái chết khiến những người yêu mến anh và cà đất nước Tây Ban Nha sững sờ “bỗng kinh hoàng”.
- Tiếng đàn tượng trưng cho khát vọng và sức sống của Lor-ca: màu nâu với khát vọng tự do và tình yêu, màu xanh của sự sống đã không còn, thành ra vỡ tan và ròng ròng màu chảy.
c) Khổ thứ tư: sức mạnh bất tử của người nghệ sĩ 
“không ai chôn tiếng đàn 
long lanh trong đáy giếng”.
- Đây là một khổ thơ thể hiện nhiều ý tứ sâu xa khác nhau nhiều cách cảm nhận khác nhau.
- Hai câu: “không ai mọc hoang”
+ Sinh thời Lor-ca có di ngôn: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Lời di ngôn ấy gợi ý cho chúng ta hiểu về nhân cách người nghệ sĩ, Lor-ca luôn muốn thế hệ sau sẽ tài năng hơn mình. Thế nhưng sức ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn, ông mất đi những mong muốn của Lor-ca về việc cách tân nghệ thuật không có ai tiếp tục. Thanh Thảo nuối tiếc cho điều đó.
+ Sự tiếc nuối của tác gỉa cho nền nghệ thuật của Tây Ban Nha vắng thiếu không có người dẫn đường như “cỏ mọc hoang”.
+ Khát vọng nghệ thuật của Lor-ca như tiếng đàn sống mãi, không thể chôn cất.
- Hai câu: “giọt nước mắt trong đáy giếng”.
+ Bọn phát xít giết được Lor-ca nhưng chúng không thể giết được khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca. Tinh thần của Lor-ca vẫn sống trong chiều rộng của không gian “như cỏ mọc hoang”, chiều sâu của mặt đất “trong đáy giếng” và chiều cao của vũ trụ “vầng trăng”.
+ Cái chết của Lor-ca đã để lại niềm thương tiếc cho biết bao người, trong đó cỏ tác giả. Không những thế ngay cả thiên nhiên cũng thương tiếc cho cái chết bi thảm của Lor-ca.
d) Những khổ thơ cuối: suy niệm về cuộc giã từ của Lor-ca
“đường chỉ tay đã đứt li-la li-la li-la ».
- Những khổ thơ cuối cùng xuất hiện rất nhiều hình ảnh tượng trưng. Mỗi hình ảnh mang một ý nghĩa khác nhau thể hiện những suy tư của tác giả về cuộc đời của nghệ sĩ Lor-ca.
- Khổ thơ: « đường chỉ tay màu bạc »
+ Đường chỉ tay đã đứt là nói đến sự chấm dứt của một số phận, một nghệ sĩ thiên tài.
+ Nhưng số phận chấm dứt không có nghĩa Lor-ca chết. Lor-ca bơi ngang dòng sông thời gian trên chiếc ghi ta màu bạc. Bên kia dòng sông là thế giới của tự do của vĩnh hằng, Lor-ca trở nên bất tử trong lòng nhân dân Tây Ban Nha và những người yêu mến Lor-ca.
- Khổ thơ: « chàng ném lặng yên bất chợt »
+ Lor-ca không chết mà chàng chủ động rời bỏ tất cả, cả tình yêu lẫn trái tim đầy khát vọng.
+ Bọn phát xít không thể giết Lor-ca mà chỉ có thể làm cho tiếng đàn của Lor-ca “lặng yên bất chợt”.
- Khổ cuối: « li-la li-la li-la ». Tiếng đàn ngân vang mãi trong lòng mọi người Lor-ca sống mãi.
*Bài thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với những hình ảnh tượng trưng ở tần số cao « áo choàng đỏ gắt” chỉ Tây Ban Nha, “áo choàng bê bết đỏ » chỉ cái chết của Lor-caVề mặt cấu trúc, bài thơ có lối cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc, kết hợp hình thức mượn âm tiếng đàn tạo cho bài thơ nét độc đáo riêng. Việc tác giả không sử dụng cách viết hoa và cách ngắt dòng thông thường giúp người đọc có thể cảm thụ tác phẩm theo cách riêng của mình.
Kết bài: Đàn ghi ta của Lor-ca đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và cái chết của một nghệ sĩ thiên tài bằng những hình ảnh, những chi tiết độc đáo. Có thể nói với Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo đã ghi tên mình vào lớp những nhà thơ tài năng của văn học Việt nam hiện đại.
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Đề: Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Mở bài: Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một cây đại thụ. Ông có đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam: thúc đẩy thể tuỳ bút, bút kí của văn học Việt Nam phát triển, làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Người lái đò sông Đà là sáng tác nổi bật của ông, trong tác phẩm hình tượng nổi bật nhất là hình ảnh người lái đò.
b. Thân bài:
*Trong cuộc thuỷ chiến:
- Lực lượng:
+ Một bên là ông lái đò không tên không tuổi, như bao người dân bình thường khác.
+ Một bên là con sông Đà với trùng vi thạch trận, với thác nước reo hò làm thanh viện cho đá à sức mạnh thần thánh của thiên nhiên.
- Chiến đấu:
+ Trận thứ nhất: “Sóng nước như quân liều mạng”, “trận nước vang trời thanh la não bạt”, “mặt sông sáng lòa lên”, “ông đò cố nén vết thương”, “trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái” ànghệ thuật đối lập làm nổi bật hình tượng người lái đò bình tĩnh, gan dạ.
+ Trận thứ hai: “Nắm được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông lái đò ghì cương lái”, “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn mà chặt đôi ra để mở đường tiến” ànghệ thuật liên tưởng kì thú,ông lái đò như một dũng tướng trong chiến trận.
+ Trận thứ ba: “cứ phóng thẳng thuyền”, “thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép” àsự kiên quyết,ngoan cường.
èHình ảnh ông lái đò hiện lên trong cuộc thủy chiến là hình ảnh của một dũng tướng xông pha trận mạc đã dạn dày. Ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần nước để rồi khuất phục chúng àcuộc chiến đấu với thủy thần là khúc hùng ca ca ngợi ý chí, ca ngợi sự lao động vinh quang của con người trước thiên nhiên hung dữ.
*Trong đêm giữa rừng: “Đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh” àCuộc sống phóng khoáng như một nghệ sỹ.
c. Kết bài: Nếu thiên nhiên Tây Bắc là “vàng” thì con người Tây Bắc là “vàng mười” đã qua thử lửa. Ông lái đò là một trong những thứ “vàng mười” ấy, thứ vàng mười lấp lánh ánh sáng bởi sự cần cù mà vỹ đại trong lao động, thứ vàng còn lấp lánh ánh sáng bởi tâm hồn nghệ sỹ phóng khoáng.
Đề: Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Dàn ý
a. Mở bài: Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một cây đại thụ. Ông có đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí của văn học Việt Nam phát triển, làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Người lái đò sông Đà là sáng tác nổi bật của ông, trong tác phẩm hình tượng nổi bật nhất là hình tượng con sông Đà vừa hung dữ vừa thơ mộng trữ tình.
b. Thân bài:
*Sông Đà hùng vỹ, hiểm trở:
- Vách đá: dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời.
- Hút nước: nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào thuyền trồng ngay cây chuối ngược tan xác ở khuỷnh sông dưới.
- Thác: rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa.
- Đá sông: bày thạch trận trên sông nhổm dậy vồ lấy thuyền.
àNghệ thuật miêu tả với những so sánh liên tưởng bất ngờ, thú vị cùng với việc vận dụng kiến thức thuộc các lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật quân sự cổ, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một con sông Đà hung dữ như một quái vật.
*Sông Đà thơ mộng, trữ tình:
- Vẻ đẹp như một người phụ nữ: sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình hoa ban, hoa gạo.
- Sông Đà được miêu tả với nhiều thời điểm, nhiều sắc độ khác nhau.
+ Mùa xuân: dòng xanh ngọc bích.
+ Mùa thu: lừ lừ chín đỏ.
- Nắng sông Đà: loé sáng màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.
- Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
àVẫn là thủ pháp miêu tả và liên tưởng cùng với việc vận dụng những kết cấu câu văn có cấu trúc đặc biệt tác giả đã thể hiện được vẻ đẹp vừa lãng mạn nên thơ vừa hoang dại cổ kính của sông Đà. Sông Đà trở thành nỗi nhớ ,thành tình yêu, thành niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật của tác giả. àTình cảm yêu mến và gắn bó với Tây Bắc của tác giả.
c. Kết bài: Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên thật sinh động. Ẩn đằng sau những câu chữ là niềm tự hào của tác giả về thiên nhiên đất nước tươi đẹp. Đây cũng là các tôn vinh con người vì chính nơi đầu sóng ngọn gió ấy con người đã chinh phục thiên nhiên để nau con sông Đà trở thành nguồn tài nguyên cho Tổ quốc.
“Ai đã đặt cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đề: Vẻ đẹp của dòng sông Hương được thể hiện qua bút kí “Ai đã đặt cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Dàn ý:
I. Mở bài: 
Huế đẹp bởi sông Hương và sông Hương trở nên mơ màng vì Huế. Sông Hương - dòng sông với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, dòng sông với những trầm tích văn hóa lịch sử đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường tái hiện qua bài tùy bút trứ danh “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Bài bút ký có ba phần nhưng phần hay nhất có thể nói là phần đầu của tác phẩm.
II. Thân bài: 
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm xuất sắc của HPNT. Tác phẩm ra đời vào đầu năm 1981 tại Huế và in trong tập sách cùng tên. Vẻ đẹp sông Hương được thể hiện dưới những góc độ khác nhau: cảnh sắc thiên nhiên và những khám phá về sông Hương dưới góc độ văn hoá, lịch sử.
1.Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
a. Sông Hương ở đầu nguồn (thượng nguồn):
- Sông Hương ở đầu nguồn với sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng dịu dàng và say đắm tựa “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.
- Và với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. 
èVùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.
b. Sông Hương ở đồng bằng: Sông Hương hiện lên sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế.
- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”.
- Khi ra khỏi vùng núi cũng như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng và thay đổi liên tục. Sông Hương như được thay đổi về tính cách: “Sông như chế ngự được bản năng của người con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”
- Sông Hương mang vẻ đẹp như bức tranh có đường nét, có hình khối: “Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”.
- Sông Hương mang vẻ đẹp đa màu mà biến ảo: “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
- Sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc khi qua dãy đồi phía tây nam thành phố và kiêu hãnh khi qua lăng mộ của các vua chúa triều Nguyễn, rồi bừng sáng tươi tắn, tre trung khi gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”.
èBằng bút pháp kể và tả kết nhuần nhuyễn cùng nét tài hoa, lịch lãm đã làm nổi bật một sông Hương thật đẹp và sinh động.
c. Sông Hương khi chảy vào thành phố
- Khi gặp thành phố thân yêu sông Hương như tìm thấy chính mình nó “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc”. 
- Khi giáp mặt thành phố nó “uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng” khiến “dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói của tình yêu”. 
- Nằm ngay giữa lòng thành phố sông Hương không chỉ mang vẻ đẹp như những con sông khác trên thế giới và còn hiện lên với vẻ đẹp nhiều góc độ khác nhau: 
+ Nhìn bằng con mắt hội hoạ sông Hương tạo những nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính cho cố đô.
+ Qua cách cảm nhận âm nhạc sông Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
+ Với cái nhìn say đắm của một trái tim đa tình sông Hương là người tình dịu dàng, chung thuỷ và một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu.
*Baèng tình yeâu thieát tha, söï am hieåu veà ñòa lyù, vaên hoùa, taùc giaû ñaõ taùi hieän hình aûnh con soâng Höông thaät sinh ñoäng: mang veû ñeïp hoang daïi bí aån, luùc maõnh lieät khi dòu daøng, tröõ tình eâm aùi, noù coøn laø caùi noâi vaên hoá cuûa vuøng ñaát coá ñoâ.
2.Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hoá:
- Sông Hương không chỉ là một nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời mà còn như một thiếu nữ dịu dàng, tình tứ. Có lẽ điều đó đã làm cho nó không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các thi sĩ.
+ “Dòng sông trắng - lá cây xanh” (Chơi xuân - Tản Đà)
+ “Như kiếm dựng trời xanh” (Trường giang như kiếm lập thanh thiên - Cao Bá Quát).
+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thơ Thu Bồn)
+ Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế.
+ Với ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, tác giả nhớ tới Nguyễn Du: “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.
3. Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử - Nó là bản hùng ca tấu lên bao chiến công trong lịch sử dân tộc.
+ Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi: “Nó được ghi là Linh Giang”.
 Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kỳ Đại Việt.
 Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
 Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa”.
 Nó chứng kiến thời đại mới với Cách mạng tháng Tám và biết bao chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc.
* Nét tài hoa uyên bác, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
+ Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này.
+ Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa.
+ Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
III. Kết luận: Với ngòi bút giàu chất suy tưởng, mê đắm, tài hoa và lịch lãm. Tác giả đã tái hiện lại các dáng vẻ của sông Hương một cách xuất sắc. Ai đã đặt tên cho dòng sông? thực sự có vị trí vững chắc trong lòng người đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP(1).doc