Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 12 – Chương trình chuẩn - Bài viết số 5

Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 12 – Chương trình chuẩn - Bài viết số 5

Chủ đề 1

Truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” ( Tô Hoài)

Số câu:

Số điểm: -Thấy được VCAP là một tr/ngắn viết về đề tài miền núi, về cuộc sống đồng bào dân tộc ít người dưới ách thống trị của bọn Thực dân- Phát xít.

-Nắm được kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề văn học thông qua việc phân tích hình tượng nhân vật Mị và A phủ trong tác phẩm VCAP.

Số câu:

Số điểm: Hiểu được:

- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.

Số câu:

Số điểm: -Sắp xếp hệ thống luận điểm một cách logic.

-Tìm được các dẫn chứng thích hợp làm rõ từng ý, từng luận điểm.

-Viết được những đoạn văn cho từng ý, từng luận điểm.

Số câu:

Số điểm:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2615Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 12 – Chương trình chuẩn - Bài viết số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 
LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
BÀI VIẾT SỐ 5
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút.
Cấp độ
Tên
chủ đề
(ndung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” ( Tô Hoài)
Số câu:
Số điểm:
-Thấy được VCAP là một tr/ngắn viết về đề tài miền núi, về cuộc sống đồng bào dân tộc ít người dưới ách thống trị của bọn Thực dân- Phát xít.
-Nắm được kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề văn học thông qua việc phân tích hình tượng nhân vật Mị và A phủ trong tác phẩm VCAP. 
Số câu:
Số điểm:
Hiểu được:
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
Số câu:
Số điểm:
-Sắp xếp hệ thống luận điểm một cách logic.
-Tìm được các dẫn chứng thích hợp làm rõ từng ý, từng luận điểm.
-Viết được những đoạn văn cho từng ý, từng luận điểm.
Số câu:
Số điểm:
Vận dụng kĩ năng viết năn nghị luận văn học, hoàn thành phần viết về chủ đề 1 một cách chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt, văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
5 điểm =50%
Chủ đề 2
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” ( Kim Lân)
Số câu:
Số điểm:
-Thấy được VN là một tr/ngắn viết về đề tài bức tranh nạn đói nước ta năm Ất Dậu 1945, về lòng nhân ái của con người Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp này.
-Nắm được kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề văn học thông qua việc phân tích hình tượng nhân vật Tràng, người “vợ nhặt, bà cụ Tứ trong tác phẩm VN.
Số câu:
Số điểm:
Hiểu được:
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tinh yêu vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của tác giả.
Số câu:
Số điểm:
-Sắp xếp hệ thống luận điểm một cách logic.
-Tìm được các dẫn chứng thích hợp làm rõ từng ý, từng luận điểm.
-Viết được những đoạn văn cho từng ý, từng luận điểm.
Số câu:
Số điểm:
Vận dụng kĩ năng viết năn nghị luận văn học, hoàn thành phần viết về chủ đề 1 một cách chặt chẽ, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, diễn đạt.
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
5 điểm =50%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ%:
Số câu:
Số điểm: 2
20 %
Số câu:
Số điểm: 4.5
45 %
Số câu:
Số điểm: 3,5
35 %
Số câu: 1
Số điểm: 10
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 
LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
BÀI VIẾT SỐ 5
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút.
==–&—==
 Số phận người lao động nghèo Việt Nam thời Pháp thuộc qua hai truyện ngắn : Vợ chồng A phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân)./.
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 
LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - BÀI VIẾT SỐ 5
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học thông qua việc phân tích một số hình tượng nhân vật, hình tượng văn học trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn ; bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn lưu loát, có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các nội dung sau:
2.1 Số phận người lao động nghèo qua hai truyện ngắn : 
2.1.1.Qua truyện ngắn : Vợ chồng A phủ (Tô Hoài) .
a/ Nhân vật Mị:
 Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống .
b/Nhân vật A Phủ:
 Số phận éo le, là nạn nhân ủa hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).
2.1.2.Qua truyện ngắn :Vợ nhặt ( Kim Lân)
a. Nhân vật Tràng: 
 Người lao động nghèo, chịu sự đe dọa của nạn đói, của cái chết vì đói, như bao nhiêu người dân khác của xóm ngụ cư.
b. Người “vợ nhặt”: 
- Nạn nhân của nạn đói. 
- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. 
c. Bà cụ Tứ: 
- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; 
- Đau khổ, bất lực trước sự đe dọa của cái đói, cái chết.
2.2. Những con người lao động nghèo ấy lại có những phẩm chất cao đẹp:
2.2.1. Lòng hiếu thảo (Mị); dũng cảm (A Phủ); yêu tự do, cần cù trong lao động và sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng vươn lên, khát khao thoát khỏi cuộc sống cực nhục, tăm tối (Mị, A Phủ). ( truyện Vợ chồng A Phủ).
2.2.2. Nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha,lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng (bà cụ Tứ); Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc (Tràng, người “vợ nhặt”). 
=>Họ có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.
2.3 Thành công trong nghệ thuật miêu tả Số phận người lao động nghèo qua hai truyện ngắn :
2.3.1 Qua truyện Vợ chồng A Phủ:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu được khắc họa tâm tư,).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,
2.3.2 Qua truyện Vợ nhặt:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; 
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
3. Cách cho điểm:
-Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát, có cảm xúc, có thể mắc vài lỗi
-Điểm 7-8, : Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, còn vài lỗi sai.
-Điểm 5-6 : Nêu khoảng nửa số ý, hành văn có thể chưa trôi chảy.
-Điểm 3-4 : Phân tích sơ sài, diễn đạt còn nhiều lỗi sai 
-Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, diễn đạt kém.
-Điểm 0: không viết được gì, có thể bài làm lạc đề.
-----o0o-----

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran de kiem tra 90phut.doc