Kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 12

Kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 12

Câu 1: Màu sắc sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim, cá. chủ yếu để:

A: Ngụy trang B: Doạ nạt D: Nhận biết đồng loại

C: Khoe mẽ với con cái trong sinh sản E: Báo hiệu nguy hiểm

Câu 2: Những loài cá mắt rất nhỏ, màu xỉn đen không sống trong:

A: Rạn san hô B: Biển sâu C: Nước quá đục D: Các hang hốc sâu E: Đáy bùn

Câu 3: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?

A: Cây gỗ chịu bóng B: Cây gỗ ưa bóng D: Cây thân bụi chịu bóng

C: Cây gỗ ưa sáng E: Cây thân cỏ ưa sáng

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra trắc nghiệm Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ...................................
Lớp: 12 ...
Ngày Kiểm tra: tháng năm 200....
Kiểm tra trắc nghiệm Sinh học
Câu 1: Màu sắc sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim, cá... chủ yếu để:
A: Ngụy trang
B: Doạ nạt
D: Nhận biết đồng loại
C: Khoe mẽ với con cái trong sinh sản
E: Báo hiệu nguy hiểm
Câu 2: Những loài cá mắt rất nhỏ, màu xỉn đen không sống trong:
A: Rạn san hô
B: Biển sâu
C: Nước quá đục
D: Các hang hốc sâu
E: Đáy bùn
Câu 3: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
A: Cây gỗ chịu bóng
B: Cây gỗ ưa bóng
D: Cây thân bụi chịu bóng
C: Cây gỗ ưa sáng
E: Cây thân cỏ ưa sáng
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là không xác đáng? - Hiện tượng Tê giác Đông Dương bị suy giảm nghiêm trọng là do: 
A: Rừng bị thu hẹp và huỷ hoại
C: Môi trường luôn bị xáo động và không ổn định
B: Nguồn thức ăn suy giảm
D: Đất bị bạc màu
E: Săn bắn quá mức
Câu 5: Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng biết bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa vào các vật thể trôi trong nước. Đương nhiên, chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta đưa vào bể một ít rong với mục đích để: A: Làm cho bể thêm sinh động B: Làm giảm bớt các chất ô nhiễm
C: Tăng hàm lượng O2 cho nước nhờ khả năng quang hợp của rong
D: Giảm sự cạnh tranh của hai loài
E: Bổ sung lượng thức ăn hữu cơ
Câu 6 - 8: Với các dữ kiện 5 loài sinh vật sống ở 5 địa điểm khác nhau: con A sống trong nước ngọt, con B sống ở cửa sông (cửa biển), con C ở biển gần bờ, con D sống xa bờ trên lớp nước mặt, con E sống ở biển sâu 4000 m.
6. Con nào rộng muối nhất
A
B
C
D
E
7. Con nào hẹp muối nhất
A
B
C
D
E
8. Con nào hẹp nhiệt nhất
A
B
C
D
E
Câu 9 - 11: Những loài động vật dưới đây có những đặc điểm nổi bật là:
a. Thở bằng phổi, ít nhất thân có vỏ bọc rất tốt (vẩy sừng), trứng được bọc bằng vỏ đá vôi, làm tổ và sống trong cát.
b. Thở bằng phổi và một phần nhờ da, thân bọc bằng lớp da nhờn, ẩm, đẻ trứng trong nước.
c. Thở bằng phổi, thân có vỏ bọc rất tốt, trứng được bọc bằng vỏ đá vôi, đẻ trên cạn, sống trong nước.
d. Sống trong nước, thở bằng phổi, đẻ con, thân phủ bằng lớp da trần trơn láng.
e. Chủ yếu sống trên cạn, thở bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa, thân phủ lớp lông dày.
09. ếch nhái
A
B
C
D
E
10. Rùa biển, cá sấu
A
B
C
D
E
11. Rái cá và gấu bắc cực
A
B
C
D
E
Câu 12: Muối chính phân chia vùng sống của thuỷ sinh vật là
A: CaCO3
B: MgSO4
C: KNO3
D: NaCl
E: MgCl2
Câu 13: Nước chứa trong đất có vai trò: A: Cung cấp nước cho ĐV và TV 
B: Là dung môi hoà tan của các muối dinh dưỡng
D: Duy trì độ ẩm cho đất
C: Là môi trường sống của các loài sinh vật nhỏ bé sống trong kẽ đất
E: Tất cả đều đúng
Câu 14: Đất A: Là một chất trơ B: chỉ là giá thể bám của TV, chỗ tựa cho ĐV
C: Chỉ là nơi dự trữ nước và muối khoáng cho TV
D: Là một hệ sinh thái điển hình
E: Chỉ là nơi ở của các loài ĐV sống trong đất
Câu 15: Thủ phạm quan trọng nhất làm tăng Hiệu ứng nhà kính là:
A: Hơi nước
B: Khí N2
C: Khí CO2
D: Khí CO
E: Khí O2
Câu 16: Bọ xít có vòi chích dịch cây để sinh sống thuộc mối quan hệ:
A: Vật dữ - con mồi
B: Hội sinh
C: Cạnh tranh
D: Kí sinh - vật chủ
E: Hãm sinh
Câu 17: Gấu trắng Bắc cực đến đầu mùa xuân thường tìm kiếm những con hải cẩu dưới lớp băng đang tan để bắt và ăn thịt. Hiện tượng đó nằm trong mối quan hệ:
A: Vật dữ - con mồi
B: Hợp tác
C: Cạnh tranh
D: Kí sinh - vật chủ
E: Không qhệ
Câu 18: Kiến tha lá vể tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ:
A: Vật dữ - con mồi
B: Hội sinh
C: Cộng sinh
D: Hợp tác đơn giản
E: Hãm sinh
Câu 19: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:
A: Một loài bị hại
B: Một loài có lợi
D: Giảm đa dạng sinh học
C: Sự tiến hoá của sinh vật
E: Mất cân bằng sinh học trong quần xã
Câu 20: Khai thác quá mức của con người (săn bắn ĐV, đánh cá) dẫn đến các hiện tượng sau, loại trừ một hiện tượng: A: Mất cân bằng sinh học trong tự nhiên
B: Sự tiến hoá của SV, tương tự như vật dữ khai thác con mồi
D: Sự suy giảm nguồn lợi
C: Sự suy giảm đa dạng sinh học
E: Mất cơ hội phục hồi nguồn lợi
Câu 21: Các cá thể sinh vật dưới đây sống trong một ao không phải là quần thể:
A: Đàn con lai của cá chép Việt - Hung
D: Cá Rô phi đơn tính
 E: Lươn
B: Rong đuôi chó
C: Cá diếc
Câu 22: Các sinh vật dưới đây là những sinh vật tiêu thụ, loại trừ nhóm:
A: Nấm linh chi
B: Dương xỉ
C: Rươi và sâu đất
D: Ruồi, muỗi
 E: VK
Câu 23: Những sinh vật sau đây là những sinh vật tham gia quá trình sản xuất vật chất, loại trừ:
A: Rong đuôi chó
B: Cỏ tháp bút
C: Nấm linh chi
D: VK lam
E: Dương xỉ
Câu 24: Sự khác nhau cơ bản giữa cỏ trong đồng cỏ và cỏ trong rừng nhiệt đới là gì ?
Nam Sách, ngày 05 tháng 09 năm 2005
Đỗ Văn Mười

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh thai hoc(1).doc