Kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 12 – chương trình chuyên

Kiểm tra học kỳ I  môn: Ngữ văn lớp 12 – chương trình chuyên

 ĐỀ:

Câu 1: (2 điểm)

 Anh (chị) hãy hoàn chỉnh những chỗ trống [.] trong các trích dẫn sau và nêu nhận xét về đặc sắc của những cách ví von, so sánh đó trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường :

a- “ Phía đó, nơi cuối đường, nó (Sông Hương) đã nhìn thấy chiếc cầu trắng

của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như [.].”

 b- “Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sống Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như [.]. ”

 c- “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của [.]. ”

Câu 2:(8 điểm)

 Cảm nhận của anh (chị) về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn lớp 12 – chương trình chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN : NGỮ VĂN
 LỚP: 12 – Chương trình Chuyên.
 Thời gian làm bài: 120 Phút (Không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ:
Câu 1: (2 điểm) 
 Anh (chị) hãy hoàn chỉnh những chỗ trống [...] trong các trích dẫn sau và nêu nhận xét về đặc sắc của những cách ví von, so sánh đó trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường :
a- “ Phía đó, nơi cuối đường, nó (Sông Hương) đã nhìn thấy chiếc cầu trắng
của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như [...].”
	b- “Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sống Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như [...]. ”
	c- “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của [...]. ”
Câu 2:(8 điểm)
 Cảm nhận của anh (chị) về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”
 - Hết -
KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN : NGỮ VĂN
 LỚP: 12 – Chương trình Chuyên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
 Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(2 điểm)
Câu 2
(8 điểm)
-Điền đúng các chỗ thiếu :
 + a- những vành trăng non 
 + b- một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
 + c- sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc
-Yêu cầu học sinh chỉ ra được, đồng thời phải phân tích, đánh giá được cái tài của tác giả khi đưa ra những cách ví von so sánh đó.
a. Chiếc cầu trắng nhìn từ xa mà ví với vành trăng non thì thật tuyệt vời. Có màu sắc chiếc cầu, có ánh sáng bầu trời, có nét dịu dàng duyên dáng của cô gái Huế. Có một cái gì bừng sáng nhưng không chói gắt ở chân trời xa, thể hiện một niềm vui mà không ồn ào.
 b. So sánh  như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu: Biểu hiện sự thuận tình mà không nói ra vì e lệ. Đây là một cách diễn đạt tinh tế của tác giả về cái vẻ tình tứ, duyên dáng dịu hiền của sông Hương ở những cánh cung của dòng sông 
 c . So sánh với : sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc – sử thi là chiến công, là cái hùng thường đi với màu đỏ. Nhưng sông Hương là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc thì sử thi mà trữ tình, hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng, tươi mát, đó là nét độc đáo của Huế.
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn 
và phân tích dẫn chứng làm sáng rõ trọng tâm.
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”, học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh tiếng đàn. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được những ý chính sau:
Sự cách tân của Thanh Thảo theo trường phái thơ tượng trưng với những biểu hiện về kết cấu, hình thức nghệ thuật, sự hài hòa giữa thơ và nhạc
- những tiếng đàn bọt nước: tiéng đàn nổi lên tròn trịa ,trẻ trung, nhảy nhót , nở bùng rồi lại tan đi, tan đi rồi laị nở bùng như những giọt nước mà cơn mưa rào to làm nảy lên trên mặt sân à tiếng đàn thanh xuân , sinh sôi nảy nở.
- tiếng ghi ta nâu: từ màu nâu của chiếc đàn Tây Ban Nha truyền thống vẫn vang lên âm thanh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà tâm hồn Lor-ca hướng tới ngay cả trước họng súng quân thù .
- tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: tiếng ghi ta màu lá xanh ,màu của sự sống,của tình yêu .
- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: tiếng ca đẹp nhưng đã bị đập vỡ oà trong cái đẹp ..
 2 .Sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh với sự chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao khi miêu tả tiếng đàn.
- Không ai chôn cất tiếng đàn (hoán dụ)
- tiếng đàn như .--> có sự hoá thân đẹp đẽ của người nghệ sĩ
- tiếng li-la li – la : tiếng đàn thánh thoát vang lên kết thúc bài thơ, linh hồn bất tử của Lor – ca vẫn ca hát, mãi mãi hát ca li – la... li –la là biểu tượng tượng thanh của tiếng hát trẻ trung, thanh xuân, đầy sức sống của người “nghệ sĩ du ca”Tây Ban Nha 
3.Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi- ta.
+ Tiếng đàn ấy là tâm hồn, cuộc đời Lor-ca, làm cho tên tuồi ông sống mãi.
+Sự sáng tạo tiếng đàn là cách thể hiện sự ca ngợi, ngưỡng mộ với cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lor- ca – một con người tài hoa và cao cả của đất nước Tây Ban Nha.
0,5 điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
2điểm
3điểm
2điểm
1điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde KT hk 2009 2010.doc