Kì thi khảo sát chất lượng học kì I môn: Sinh học 12

Kì thi khảo sát chất lượng học kì I môn: Sinh học 12

01. Mã thoái hóa là hiện tượng

A. các mã bộ ba có tính đặc hiệu. C. một mã bộ ba mã hóa cho một axit amin.

B. một mã bộ ba mã hóa nhiều axit amin. D. nhiều mã bộ ba cùng mã hóa một axit amin.

02. Gen đa hiệu là gen

A. tạo ra nhiều loại mARN.

B. mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

C. điều khiển sự hoạt động của các gen khác.

D. tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi khảo sát chất lượng học kì I môn: Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 483
Họ, tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:....................... Lớp.................
01. Mã thoái hóa là hiện tượng
A. các mã bộ ba có tính đặc hiệu.
C. một mã bộ ba mã hóa cho một axit amin. 
B. một mã bộ ba mã hóa nhiều axit amin.
D. nhiều mã bộ ba cùng mã hóa một axit amin.
02. Gen đa hiệu là gen
A. tạo ra nhiều loại mARN.
B. mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
C. điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
D. tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
03. Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. riboxom rời khỏi mARN và trở về trạng thái tự do.
B. riboxom tiếp xúc với một trong các bộ ba UAA, UAG, UGA trên mARN.
C. riboxom gắn axit amin Metionin vào vị trí cuối cùng của chuỗi polipeptit.
D. riboxom tiếp xúc với codon AUG trên mARN.
04. Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit là
A. foocmin metionin.
B. metionin.
C. pheninalanin.
D. glutamine.
05. Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến dạng
A. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
C. mất một cặp A-T.
B. thêm một cặp G-X.
D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
06. Những cơ thể sinh vật trong đó có bộ nhiễm sắc thể trong nhân chứa số lượng tăng hay giảm một hoặc một số nhiễm sắc thể, di truyền học gọi là:
A. Thể tự đa bội.
B. Thể lệch bội.
C. Thể đơn bội.
D. Thể dị đa bội.
07. Hậu quả di truyền của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là
A. tăng cường sức sống cho toàn bộ cơ thể sinh vật.
B. có thể làm tăng cường hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. chỉ tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
D. chỉ làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
08. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?
A. Đột biến ở mã mở đầu.
C. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.
B. Đột biến ở mã kết thúc.
D. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.
09. ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ cả 2 mạch.
C. Từ mạch có chiều 5’ – 3’.
B. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
D. Từ mạch mang mã gốc.
10. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. mã di truyền.
B. bộ ba mã hóa (cođon).
C. gen.
D. bộ ba đối mã (anticođon).
11. Trong quần thể cây giao phấn, nếu xét 5 cặp gen dị hợp quy định 5 cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập thì theo định luật phân li độc lập của Menden sẽ có
A. 25 kiểu giao tử, 25 kiểu gen, 35 kiểu hình.
C. 25 kiểu giao tử, 35 kiểu gen, 35 kiểu hình.
B. 25 kiểu giao tử, 25 kiểu gen, 52 kiểu hình.
D. 25 kiểu giao tử, 35 kiểu gen, 25 kiểu hình.
12. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh thuần chủng, kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 5 hạt vàng : 1 hạt xanh.
C. 100% hạt vàng.
B. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
D. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
13. Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ truyền nguyên vẹn cho con 
A. tính trạng.
B. alen.
C. kiểu hình.
D. kiểu gen.
14. Cơ thể có kiểu gen AABbCCDd có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là:
A. 16.
B. 2.
C. 8.
D. 4.
15. Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nàm trên nhiễm săc thể giới tính X là:
A. chỉ biểu hiện ở giới cái.
B. di truyền thẳng.
C. di truyền chéo.
D. chỉ biểu hiện ở giới đưc.
16. Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
A. có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.
C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
B. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. nằm ở ngoài nhân.
17. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở
A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp.
C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.
B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.
D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.
18. Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là
A. XX, con đực là XY.
B. XY, con đực là XX. 
C. XO, con đực là XY. 
D. XX, con đực là XO.
19. Phương pháp do Menđen sáng tạo và áp dụng, nhờ đó phát hiện ra các định luật di truyền mang tên ông là:
A. Phương pháp lai phân tích
C. Phương pháp lai kiểm chứng
B. Phương pháp lai và phân tích con lai
D. Phương pháp xác suất thống kê.
19. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
20. Vốn gen của quần thể là 
tổng số các kiểu gen của quần thể.
toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
tần số kiểu gen của quần thể.
tần số các alen của quần thể.
21. Trong kĩ thuật chuyển gen để cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp, người ta dùng
A. Peptidaza và ligaza.
C. ADN-polymeraza và riboza.
B. Restrictaza và ligaza.
D. Amilaza và polymeraza.
22. Trong tạo giống trên nguồn biến dị tổ hợp, để tạo dòng thuần chủng người ta thường sử dụng phương pháp:
A. Lai khác dòng
B. Tự thụ phấn hay giao phối gần
C. Lai khác loài
D. Lai khác thứ
23. Hiện tượng con lai hơn hẳn bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sức chống chịu được gọi là hiện tượng:
A. Trội hoàn toàn
B. Siêu trội
C. Ưu thế lai
D. Đột biến trội
24. Sinh vật biến đổi gen là:
A. Sinh vật có gen bị biến đổi
C. Sinh vật có hệ gen thay đổi vì lợi ích con người
B. Sinh vật bị đột biến nhân tạo
D. Sinh vật chứa gen nhân tạo trong hệ gen của nó
25. Lai xôma (hay dung hợp tế bào trần) là:
A. Dung hợp (ghép) 2 tế bào bất kì với nhau
C. Dung hợp 2 loại tế bào sinh dưỡng với nhau
B. Dung hợp (ghép) 2 giao tử bất kì với nhau
D. Dung hợp 2 loại tế bào sinh dục với nhau
26. Bác sĩ chuẩn đoán cho một bệnh nhân: người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn, si đần, người đó bị bệnh
A. Đao.
B. Tơno.
C. Claiphentơ.	
D. hội chứng XXX
27. Chồng có một dúm lông ở tai, vợ bình thường. Các con trai của họ
A. một phần tư số con của họ có dúm lông ở tai.
C. tất cả đều có dúm lông ở tai.
B. một nửa số con trai bình thường, một nửa có dúm lông ở tai. 
D. tất cả đều bình thường
28. Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là
A. góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.
B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.
C. cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.
D. cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường.
29. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về
A. Số lượng NST ổn định trong tế bào lưỡng bội, đơn bội.
B. Hình thái NST đặc trưng ở kì giữa trong phân bào.
C. Cấu trúc NST đặc trưng về số lượng gen và locut.
D. Số lượng, hình thái và cấu trúc các NST trong bộ NST.
30. Hội chứng Klinefelter (Claiphentơ) ở người là do có 3 nhiễm sắc thể giới tính
A. XXY
B. XYY
C. XXX
D. OX

Tài liệu đính kèm:

  • docHKI.1.doc