Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

 - Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng phân tích cho học sinh, Phân biệt 2 kiểu đường cong sinh trưởng

 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường. Nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

II. Chuẩn bị :

 - Tranh phóng to các hình 38.1- 4 SGK

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4. HKII BµI 38: 
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA 
QUẦN THỂ SINH VẬT (Tiếp Theo)
Tiết: 40
Ngày soạn:17.01.11
Ngày dạy:19.01.11
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích cho học sinh, Phân biệt 2 kiểu đường cong sinh trưởng 
 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường. Nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 
II. Chuẩn bị :
 - Tranh phóng to các hình 38.1- 4 SGK
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
2. Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Trình bày khái niệm nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính và ý nghĩa của nó trong sản xuất?
 CH2: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới quần thể như thế nào?
3. Bài mới :
 V. Kích Thước Của Quần Thể Sinh Vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và hình vẽ 38.1 trả lời câu hỏi sau:
+ Thế nào là kích thước của quần thể sinh vật? 
+ Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa? Nêu ví dụ? 
+ Nếu số lượng cá thể trên hoặc thấp hơn kích thước tối đa, hay tối thiểu sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
- Quan sát hình ảnh quần thể voi, và quần thể kiến à phân tích số lượng cá thể trên đơn vị diện tích rồi kích thước cơ thể so với diện tích à rút ra mối quan hệ kích thước cơ thể với kích thước quần thể?
- Dựa vào hình 38.2 hãy cho biết có những yếu tố nào ảnh hưởng tới kích thước quần thể? nhân tố nào làm tăng số lượng, nhân tố nào làm giảm số lượng cá thể? Vì sao?
- Mức độ sinh sản là gì?
- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào những yếu tố nào? Và ảnh hưởng đến kích thước quần thể như thế nào?
- Mức độ tử vong là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây tử vong?
- Thế nào là phát tán? thế nào là xuất cư, nhập cư? Khi nào quần thể xảy ra hiện tượng này?
* GV liên hệ phương pháp khai thác, bảo vệ các động vật quý hiếm.
Học sinh thảo luận và trả lời dựa vào SGK.
- Nếu thấp hơn dẫn đến quần thể bị suy vong do, gặp gỡ giao phối ít, giao phối gần...
- Nếu cao hơn các cá thể trong QT cạnh tranhà tử vong hoặc di cư.
à cá thể có kích thước lớn, số lượng cá thể ít ( kích thước quần thể nhỏ) chiếm không gian rộng, Cá thể có kích thước nhỏ có số lượng nhiều ( kích thước quần thể lớn), chiếm không gian hẹp
- Hs thảo luận và trả lời dựa vào SGK:
Có 4 nhân tố ảnh hưởng: 
- Mức độ sinh sản. - Mức độ tử vong.- Xuất cư.- Nhập cư. 
- HS trao đổi nêu khái niệm mức độ sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng.
- HS vận dung kiến thức, suy luận trả lời. Nguyên nhân tử vong do khách quan và từ chính sinh vật.
- HS nghiên cứu SGK 167 mục C trả lời
- Giới hạn số lượng cá thể của QTSV phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Môi trường sống thuận lợi, gia đình tăng số lượng cá thể trong QT.
 - Kích thước quần thể : Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể. Có hai trị số kích thước quần thể :
+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
+ Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Kích thước quần thể phụSinh
Kích thước
Quần thể
Tử
Nhập cư
Xuất cư
 thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật. 
Sinh
Kích thước
Quần thể
Tử
Nhập cư
Xuất cư
 VI. Tăng Trưởng Của QTSV
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và hình vẽ 38.3: Phân tích đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật. Hoàn thành nội dung vào bảng sau:
Điểm so sánh
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
Tăng trưởng thực tế
Điều kiện môi trường
Đặc điểm sinh học
Đồ thị sinh trưởng 
- Nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của QTSV luôn thay đổi và nhiều QTSV không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?
-Hs thảo luận và trả lời dựa vào SGK
- Đường cong hình J: QT tăng trưởng liên tục trong điều kiện hoàn toàn thuận lợi.
Đường cong hình S tăng trưởng dần cực đại ở điểm uốn, sau đó giảm dần và đạt mức ổn định.
HS hoàn thành nội dung PHT.
Do điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi 
- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J).
- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).
 VII. Tăng trưởng của QT Người 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và hình vẽ 38.4 trả lời câu hỏi sau:
? Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? 
- Nhờ yếu tố nào quần thể người có sự tăng trưởng nhanh như vậy?
- Hậu quả việc tăng dân số quá nhanh?
- Con người đã làm gì để giảm gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?
Học sinh thảo luận và trả lời dựa vào SGK
- Trước công nguyên tăng dần, sau công nguyên tăng mạnh.
-Thành tựu y học, cơ khí hóa, hiện đại hóa giúp cải thiện môi trường và tăng tuổi thọ.
- Là nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tạo ra sức năng về cung cấp nguồn sống, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống
- Thực hiện giáo dục sinh đẻ có kế hoạch, đề ra chiến lược phát triển bền vững, tăng cường khám chữa bệnh...
Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút.
4. Củng Cố :
 - Theo câu hỏi và bài tập cuối bài SGK/170.
5. Dặn Dò :
 - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai38.doc