Hướng dẫn ôn tập môn Sinh học 12

Hướng dẫn ôn tập môn Sinh học 12

Chương I.CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

I. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới

1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 a. Định nghĩa gen: Gen là một đoạn của phân tử axit nucleic mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay ARN.

 Gen có cấu trúc gồm 3 vùng:

 + vùng điều hòa đầu gen

 + vùng mã hóa

 + vùng kết thúc.

 CHÚ Ý

+ Gen không phân mảnh: là gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục;

+ Gen phân mảnh: phần lớn gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 12
I.Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT(Số lượng: 40 câu; Thời gian: 60 phút)
Phần
Nội dung cơ bản
Số câu chung
Phần riêng
Chuẩn
Nâng cao
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị
7
2
2
Tính quy luật của hiện tượng di truyền
8
0
0
Di truyền học quần thể
2
0
0
Ứng dụng di truyền học
3
1
1
Di truyền học người
1
0
0
Tổng số
21
3
3
Tiến hóa
Bằng chứng tiến hóa
1
0
0
Cơ chế tiến hóa
4
2
2
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
1
0
0
Tổng số
6
2
2
Sinh thái học
Sinh thái học cá thể
1
1
0
Sinh thái học quần thể
1
1
Quần xã sinh vật
2
1
1
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
1
1
1
Tổng số
5
3
3
Tổng số câu cả ba phần
32
(80%)
8
(20%)
8
(20%)
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THPT
(Số lượng: 40 câu; Thời gian: 60 phút)
Phần
Nội dung cơ bản
Số câu
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị
8
Tính quy luật của hiện tượng di truyền
9
Di truyền học quần thể
2
Ứng dụng di truyền học
3
Di truyền học người
2
Tổng số
24
Tiến hóa
Bằng chứng tiến hóa
1
Cơ chế tiến hóa
6
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
1
Tổng số
8
Sinh thái học
Cá thể và quần thể sinh vật
4
Quần xã sinh vật
2
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
2
Tổng số
8
Tổng số câu cả ba phần
40
Chương I.CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới
1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
	a. Định nghĩa gen: Gen là một đoạn của phân tử axit nucleic mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay ARN. 
	Gen có cấu trúc gồm 3 vùng: 
SGK trang 7
	+ vùng điều hòa đầu gen
	+ vùng mã hóa
	+ vùng kết thúc.
	CHÚ Ý
+ Gen không phân mảnh: là gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục; 
+ Gen phân mảnh: phần lớn gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.
	b. Cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ:
+ Thời điểm: pha S của chu kì tế bào
SGK trang 9
+ Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
+ Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: 
+ Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành.
	c. Định nghĩa mã di truyền 
Mã di truyền: là trình tự các nucleotit trong gen quy định trình tự các axit amin trong protein(cứ 3 nucleotit kế tiếp nhau quy định 1 axit amin).
	+ Mã mở đầu(Khởi đầu dịch mã): AUG à mã hóa aa metionin(foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ)
	+ Mã kết thúc(không mã hóa aa, quy định tín hiệu kết thúc phiên mã): UAA, UAG, UGA
	d. Bốn đặc điểm của mã di truyền
+ Mã không gối.
SGK trang 7
+ Mã phổ biến.
+ Mã đặc hiệu.
+ Mã thoái hóa.
2. Phiên mã và dịch mã
a Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã:
- Các loại ARN
+ ARN thông tin (mARN): là phiên bản của gen, làm nhiệm vụ khuôn mẫu cho dịch mã của gen
+ ARN vận chuyển (tARN): là loại ARN có cấu trúc đặc hiệu để vận chuyển các axit amin trong quá trình dịch mã.
+ ARN riboxom (rARN): là thành phần cấu tạo nên Riboxom.
Cơ chế phiên mã: là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN sang phân tử ARN mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. 
	- Cơ chế phiên mã: là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN sang phân tử ARN mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. 
	+ Mở đầu: Enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo soắn để lộ mạch khuân 3’-5’ à bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu(khởi đầu phiên mã)
	+ Kéo dài: ARN-polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen theo chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung(A=T, GX, và ngược lại) à phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’-3’.
	+ Kết thúc: Khi enzimdi chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
	à 2 mạch đơn của ADN đóng xoắn lại
CHÚ Ý:
	+ Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuân để tổng hợp protein(dịch mã)
	+ Ở tế bào nhân chuẩn: mARN sau phiên mã chỉ là dạng sơ khai, sau đó phải cắt các intron và nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành à đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuân để tổng hợp protein(dịch mã)
- Cơ chế dịch mã: là quá trình tổng hợp protein, trong đó các tARN nhờ có bộ ba đối mã đã mang các aa tương ứng đặt đúng vị trí theo khuôn m ARN để tổng hợp nên chuỗi polipeptit xác định.
	+ Hoạt hóa aa: nhờ enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo thành phức hợp aa-tARN.
	+ Tổng hợp chuỗi polipeptit: 
SGK trang 12,13
Mở đầu: 
Kéo dài chuỗi polipeptit
Kết thúc
 Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rồi dịch mã từ mARN sang protein và từ protein quy định tính trạng.
3. Điều hòa hoạt động gen
a. khái niệm: Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
- Trong mỗi tế bào cơ thể có rât nhiều gen song ở mỗi thời điểm để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường mà chỉ có một số gen hoạt động còn phần lớn gen ở trạng thái không hoạt động hay hoạt động yếu.
- Quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật rất phúc tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ:
	+ Điều hòa phiên mã: điều hòa số lượng ARN được tổng hợp trong tế bào(chủ yếu)
	+ Điều hòa dịch mã: điều hòa số lượng protein được tổng hợp để thực hiện một chức năng nhất định.
	+ Điều hòa sau dịch mã: biến đổi protein sau khi được tổng hợp để thực hiện chức năng.
b. Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình của Mônô và Jacôp). Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
	+ Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa (chủ yếu) diễn ra ở giai đoạn phiên mã trong các operon, dựa vào một protein nhận biết một trình tự ADN ngắn.
	+ Ở sinh vật nhân thực, sự điều hòa phức tạp hơn nhiều, dựa vào những phân tử do các tế bào biệt hóa cao độ sản sinh ra và được thể dịch đưa đi khắp cơ thể. Quá trình điều hòa diễn ra ở nhiều mức độ từ phiên mã, sau phiên mã, dịch mã đến sau dịch mã.
NGHIÊN CỨU SGK
4. Đột biến gen
a. khái niệm: 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
- Đột biến điểm: là những biến đổi chỉ liên quan đén 1 cặp nucleotit trong gen
- Tần số đột biến: tùy thuộc vào kiểu gen và tác nhân đột biến
	+ Tính ở mỗi gen là rất thấp: 10-6 - 10-4
+ Tính toàn bộ gen trong cơ thể thì tỉ lệ số cá thể có mang gen đột biến là rất lớn
- Tác nhân gây đột biến
	+ Chất hóa học
+ Tác nhân vật lí:tia phóng xạ
+ Tác nhân sinh học: virut
- Đột biến có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
- Thể đột biến: những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
- Ứng dụng: sử dụng tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao à gây đột biến có định hướng à tạo nên sản phẩm tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống.
b Các dạng đột biến gen:
	- Đột biến thay đổi 1 cặp nucleotit: cặp nucleotit này bị thay thế bằng cặp nucleotit khác
+ Hậu quả: 	..Thay cùng loại, mã di truyền không thay đổi, không ảnh hưởng đến phân tử protein nó điều khiển tổng hợp
.. Thay thế khác cặp, làm thay đổi mã di truyền, có thể ảnh hưởng đến protein nó điều khiển tổng hợp.
	- Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotit: ADN bị mất hoặc thêm 1 cặp nu cleotit
	+ Hậu quả: hàng loạt bộ 3 bị bố trí lại kể từ điểm đột biến nên ảnh hưởng lớn đến phân tử protein mà nó quy định tổng hợp.
c. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
- Nguyên nhân: do tác động lí hóa hay sinh học ở ngoại cảnh( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các hóa chất, một số virut,) gây rối loạn sinh hóa của tế bào.
d. Cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN
Các bazo nito thường tồn tại ở 2 dạng: dạng thường và dạng hiếm.
à bazo nito dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi khiến chúng kết cặp không đúng khi tái bản và làm phat sinh đột biến.
- Tác động của các nhân tố đột biến;
	+ Tác nhân vật lí: tia tử ngoại: có thể là cho 2 bazo tinin liên kết với nhauà phát sinh đột biến gen.
	+ Tác nhân hóa học: 5BU là chất đồng đẳng của tinin gây thay thế A-T bằng G-X
- Tác nhân sinh học: Virut tác động gây đột biến gen
e. Hậu qủa của đột biến gen cấu trúc: 
- Ba cặp nuclêôtit liền nhau trong gen mã hoá một axit amin trong prôtêin. Nếu một cặp nuclêôtit bị thay thế hoặc bị đảo vị trí trong phạm vi một bộ mã hoá thì chỉ gây ra biến đổi ở một axit amin.
- Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thì tất cả các bộ ba tiếp sau đó đều bị thay đổi. 
- Nếu đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit xảy ra ở cuối ADN thì sẽ gây hậu quả ít nhất, ngược lại vẫn xảy ra đột biến càng ở phía đầu của gen thì sẽ gây hậu quả càng nhiều, và nhiều nhất khi nuclêôtit bị mất hoặc thêm thuộc bộ ba mã hoá đầu tiên.
- Đa số đột biến gen là có hại cho cơ thể mang đột biến, một số đột biến gen có thể trung tính hay có lợi. 
- Mức độ gây hại của alen đột bến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và phụ thuộc vào tổ hợp gen.
- Nếu bộ 3 quy định một axít amin nào đó bị biến thành bộ ba kết thúc thì chuỗi pôlipeptit bị ngắn đi do đó prôtêin sẽ bị mất chức năng khi đoạn bị mất đi là khá dài.
5. Hình thái và cấu trúc NST
a. Ở một số virut là ADN kép hoặc ẢN đơn
b. Ở sinh vật nhân sơ là ADN kép dạng vòng
c. Ở sinh vật nhân thực
	* Đại cương về NST
	- NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và protein histon
	- Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
	- Trong tế bào soma NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng.
	- Trong tế bào sinh dục(giao tử) NST thường tồn tại thành từng chiếc
	- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính
	* Cấu trúc hiểm vị của NST ở tế bào động vật và thực vật
	- Quan sát rỏ nhất ở kì giữa của nguyên phân
	- Mỗi NST có cấu trúc kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động(vị trí liên kết với thoi phân bào)
	- Các nucleotit ở 2 đầu cùng của NST được gọi là đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và làm cho các NST không dính vào nhau, các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu nhân đôi.
	* Cấu trúc siêu hiểm vi của NST 
	- Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là nucleoxom: được cấu tạo từ 1 phân tử ADN quấn quanh và 8 phân tử protein histon( vòng khoảng 146 cặp nucleotit) à sợi cơ bản(đường kính 11nm)
	- Sợi cơ bản tiếp tục xoắn tạo thành sợi nhiễm sắc(30nm)
	- Sợi nhiễm sắc xoắn tiếp à siêu soắn(300nm)à xoắn tiếpàcromatit(700nm)
	Chú ý: mỗi NST chỉ chứa một phân tử ADN có thể dài hơn gấp ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào
d. Chức năng của NST
	- Lưu giũ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
	- Bộ NST các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
6. Đột biến câu trúc NST 
a. Đột 	biến cấu trúc NST 
	* Khái niệm: là những biến đổi trong cấu trúc của NST 
	* Tác nhân: vật lí, hóa học, sinh học
b. Các dạng đột biến cấu trúc NST 
	* Mất đoạn: mất 1 đoạn của NST nào đó, làm giảm số lượng gen
	- Hậu quả: làm mất cân bằng trong hệ gen thường gây chết đối với thể đột biến, Một số đột bến mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng đến sức sống.
	- Ví dụ: SGK
	* Lặp đoạn: ... mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
C. tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
9. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
A. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin	B. tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin	D. cả B và C
10. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A.tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền	B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin	D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
11. Vai trò của enzym ADN – polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN	B. bẻ gẫy các liên kết hiđro giữa hai mạch ADN
C. lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN	D. cả A, B và C
12. Trong quá trình tái bản ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym nối. Enzym nối ở đây là enzym:
A. helicaza	B. ADN – gyraza	C. ADN – ligaza	D. ADN – polimeraza 
13. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A. ADN	B. ARN	C. Protein	D. ADN và ARN
14. Dich mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A. protein	B. mARN	C. ADN	D. mARN và protein
15. Các protein có vai trò xúc tác sinh học được gọi là:
A. hoocmon	B. Phytohoocmon	C. Enzym	D. coenzym
16. Các yếu tố tham ra tổng hợp protein là:
A. mARN, tARN, riboxom	B. mARN, tARN, rARN	
C. mARN, rARN, riboxom	D. mARN, tARN, rARN, riboxom
17. Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. tế bào chất	B. Nhân	C. màng nhân	D. nhân con
18. Hai mẫu cá thể con đực của loài gặm nhấm Akodon moliae thuộc cùng một quần thể được phân tích di truyền tế bào học: một cá thể có 43 nhiễm sắc thể, còn cá thể còn lại có 42 nhiễm sắc thể. Trong khi đó, số nhiễm sắc thể cơ bản (tính theo số vai nhiễm sắc thể có mặt trong tế bào xoma) đối với cả hai cá thể này là 44. Hiện tượng này có thể xảy ra do:
A. mất nhiễm sắc thể B. đảo đoạn nhiễm sắc thể C. chuyển đoạn Robertson	 A. sự có mặt của các nhiễm sắc thể B
19. Một đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau:
	3’ XGAGAATTTXGA 5’ (mạch mã gốc)
	5’ GXTXTTAAAGXT 3’
Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là:
– Ala – Leu – Lys – Ala – 
– Ala – Leu – Asn – Ala – 
– Ala – Pro – Asn – Ala – 
– Val – Leu – Lys – Val – 
20. Một đoạn phân tử protein có trình tự như sau:- Lơxin – Alanin – Valin – Lizin –
Trình tự các cặp nucleotit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn phân tử protein đó là:
	A. 	3’ GAAXGAXAATTX 5’ (mạch mã gốc)
	5’ XT TGXTG TTAAG 3’
	B. 	3’ GGAGTAGXATXA 5’ (mạch mã gốc)
	5’ XXTXATXGTAGT 3’
	C. 	3’ XGAXGGXTATXG 5’ (mạch mã gốc)
	5’ GXTGXXGATAGX 3’
	D. 	3’ TAATGATTXXXX 5’ (mạch mã gốc)
	5’ ATTAXTAAGGGG 3’
21. Các protein được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:
A. bắt đầu bằng axit amin Met	B. bắt đầu bằng axit amin foocmin - Met
C. có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim	D. cả A và C
** Một đoạn mARN có trình tự các ribonucleotit như sau:	- XAUAAGAAUXUUGX –
Sử dụng dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi số 22, 23 và 24.
22. Trình tự nucleotit của đoạn AND đã tạo ra đoạn mARN này là:
	A. 	3’ XATAAGAATXTTGX 5’ (mạch mã gốc)
	5’ GTATTXTTAGAAXG 3’
	B. 	3’ GXAAGATTXTTATG 5’ (mạch mã gốc)
	5’ XGTTXTAAGAATAX 3’ 
	C. 	3’ GTATTXTTAGAAXG 5’ (mạch mã gốc)
	5’ XATAAGAATXTTGX 3’ 
	D. 	3’ XGTTXTAAGAATAX 5’ (mạch mã gốc)
	5’ GXAAGATTXTTATG 3’
23. 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên là:
A. – Histiđin – Lizin – Asparagin – Lơxin – 	B. – Histiđin – Lơxin – Asparagin – Lizin –
C. – Asparagin – Lơxin – Lizin – Phenilalanin –	 	D. – Asparagin – Histiđin – Lizin – Phenilalanin – 
24.Cho rằng đột biến thay thế nucleotit xảy ra trong AND làm cho ribonucleotit thứ 3 là U của mARN được thay bằng G:
- XAG*AAGAAUXUUGX –
	Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn mARN bị biến đổi trên là:
A. – Phenilalanin – Lizin – Asparagin – Lizin –	B.– Threonin – Lizin – Asparagin – Lơxin –
C.– Glutamin – Lizin – Asparagin – Lơxin –	D.– Tirozin – Lơxin – Asparagin – Lizin –
25. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao trong hai mạch polinucleotit được tổng hợp thì một mạch được hình thành từng đoạn, sau đó các đoạn được nối với nhau? 
A. Trong phân tử ADN, hai mạch polinucleotit đi ngược chiều nhau.
B. Enzym xúc tác quá trình tự nhân đôi ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’.
C. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.	D. cả A và B
26. ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?
A. Từ cả hai mạch	B. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2
C. Từ mạch có chiều 5’ – 3’	D. Từ mạch mang mã gốc
27. Bản chất của mã di truyền là:
A. thông tin quy định các tính trạng truyền đạt từ bố mẹ sang con cháu.	B. thông tin quy định cấu trúc các loại protein
C. trình tự các nucleotit trong ADN quy định trình tự các axit amin trong protein.
D. 3 ribonucleotit trong mARN quy định 1 axit amin trong protein
28. Hai nhà khoa học Pháp nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà qua Operon ở vi khuẩn đường ruột (E.coli) và đã nhận được giải thưởng noben về công trình này?
A. F. Jacop và Pasteur	B. F. Jacop và J. Mono	C. J. Mono và Pasteur	D. Pasteur và Linne
** Cho sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) như sau:
	 Gen điều hoà	Operon Lac
P
R
P
O
Z
Y
A
Sử dụng các dữ kiện trên sơ đồ trên để trả lời cho các câu hỏi 29, 30, 31, 32.
29. Các kí hiệu Z, Y, A trên sơ đồ chỉ:
A. gen điều hoà	B. các gen cấu trúc	C. vùng vận hành	D. vùng khởi động
30. Kí hiệu P trên sơ đồ chỉ:
A. gen điều hoà	B. các gen cấu trúc	C. vùng vận hành	D. vùng khởi động
31. Kí hiệu O trên sơ đồ chỉ:
A. gen điều hoà	B. các gen cấu trúc	C. vùng vận hành	D. vùng khởi động
32. Kí hiệu R trên sơ đồ chỉ:
A. gen điều hoà	B. các gen cấu trúc	C. vùng vận hành	D. vùng khởi động
33. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:
A. nơi tiếp xúc với enzym ARN polimeraza B. mang thông tin quy định protein ức chế
C. mang thông tin quy định enzym ARN polimeraza D. nơi liên kết với protein điều hoà
34. Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung một cơ chế điều hoà được gọi là:
A. vùng vận hành B. Operon C. vùng khởi động D. vùng điều hoà
35. Các dạng đột biến điểm của đột biến gen là:
A. đột biến thay thế một cặp nucleotit B. đột biến thêm một cặp nucleotit 
C. đột biến mất một cặp nucleotit D. cả A, B và C
36. Trong các dạng đột biến điểm sau, dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn?
A. đột biến thay thế một cặp nucleotit B. đột biến thêm một cặp nucleotit 
C. đột biến mất một cặp nucleotit D. cả B và C
37. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau đây nới về đột biến điểm:
A. trong số các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế một cặp nucleotit là ít gây hại nhất.
B. đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
C. trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
D. đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tến hoá.
38. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:
A. mất đoạn, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn, đảo đoạn	B. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
C. mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, đảp đoạn và thay thế một cặp nucleotit 
D. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và thay thế một cặp nucleotit 
39. Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể do:
A. đứt gãy nhiễm sắc thể 	B. đứt gãy nhiễm sắc thể hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường
C. trao đổi chéo không đều	 D. cả B và C
40. Phần lớn các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến do:
A. làm rối loạn cân bằng cho một gen quy định trình tự của một phân tử protein 
B. làm rối loạn cân bằng cho cả một khối lớn các gen
C. gây chết cho tất cả các thể đột biến	D. làm mất khả năng sinh sản của tất cả các thể đột biến
41. Hội chứng Đao, hội chứng Tocnơ thuộc dạng đột biến:
A. cấu trúc nhiễm sắc thể B. lệch bội C. đa bội D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể 
42. Hiện tượng đa bội thể phổ biến ở:
A. thực vật B. động vật C. vi sinh vật D. cả A và C
43. Sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?
A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.	B. Chỉ cơ quan sinh dục amng tế bào đột biến.
C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh sản thì không.
D. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến.
44. Thế nào là hiện tượng song nhị bội thể?
A. Là hiện tượng trong tế bào có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.
B. Là hiện tượng tăng nguyên lần số nhiễm sắc thể đơn bội của cùng một loài lớn hơn 2n.
C. Là hiện tượng trong tế bào có hai bộ nhiễm sắc thể 2n. D. Là hiện tượng trong tế bào có bộ nhiễm sắc thể tứ bội (4n)
45. Ghép nối mỗi ý của cột A với một ý của cột B cho tương ứng:
Cột A
Chức năng (cột B)
1. Gen điều hoà
A. Là nơi ARN – polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
2. Vùng khởi động
B. Là nơi mà protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
3. Các gen cấu trúc
C. Tổng hợp nên protein ức chế khi gen này hoạt động. 
4. Vùng vận hành
D. Kiểm soát tổng hợp các enzym tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào
46. Ghép nối mỗi ý của cột A với một ý của cột B cho tương ứng:
Cột A
Cột B
1. Mất đoạn
A. Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một nhiễm sắc thể hoặc giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng
2. Đảo đoạn
B. Là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể 
3. Lặp đoạn
C. Là dạng đột biến làm cho một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại
4. Chuyển đoạn
D. Là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần
E. Là dạng đột biến làm mất đi một cặp nucleotit trong gen
47. Ghép nối mỗi ý của cột A với một ý của cột B cho tương ứng:
Cột A
Cột B
1. Đột biến lệch bội
A. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen
2. Đột biến đa bội
B. Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của nhiễm sắc thể 
3. Đột biến gen
C. Là đột biến làm thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
4. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
D. Là đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng
5. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 
E. Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n
48. Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường có các dạng chính sau:
a. Thể một (2n – 1) b. Thể một kép (2n – 1 – 1) c. Thể không (2n – 2)
d. Thể bốn (2n + 2) e. Thể ba (2n + 1) g. Thể bốn kép (2n + 2 + 2)
	Hãy chú thích vào hình vẽ dưới đây cho các số từ 1 – 6 từ các gợi ý trên.
	Bộ nhiễm sắc thể 
 1 2 3 4
1
XX XX XX xx
2
XX XX XX
3
XX XX XX x
4
XX XX X x
5
XX XX XX xxx
6
XX XX XX xxxx
7
XX XX XXXX xxxx

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap sinh hoc 12(2).doc