Giáo án Tuần 26 Lớp 2

Giáo án Tuần 26 Lớp 2

TẬP ĐỌC

TÔM CÀNG VÀ CÁ CON

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Đọc :

- HS đọc lưu loát được cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : búng càng, đáy sông ,tròn xoe ,nắc nỏm , ngoắt, quẹo , thoắt .

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy , dấu chấm và sau các cụm từ . Biết phân biệt lời của các nhân vật .

- Có ý thức luyện đọc thường xuyên .

 2. Hiểu :

- HS hiểu nghĩa các từ : Búng càng, nhìn trân trân , nắc nỏm khen ,bánh lái , mái chèo

- Hiểu nội dung bài : Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ và sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con .

 

doc 30 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 26 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–— TUẦN 26 –—
Ngày soạn : 11 – 3 – 2006 
Ngày giảng : Thứ 2 – 13 – 3 – 2006 
TẬP ĐỌC 
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON 
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Đọc :
- HS đọc lưu loát được cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : búng càng, đáy sông ,tròn xoe ,nắc nỏm , ngoắt, quẹo , thoắt .
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy , dấu chấm và sau các cụm từ . Biết phân biệt lời của các nhân vật .
- Có ý thức luyện đọc thường xuyên .
 2. Hiểu :
- HS hiểu nghĩa các từ : Búng càng, nhìn trân trân , nắc nỏm khen ,bánh lái , mái chèo 
- Hiểu nội dung bài : Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ và sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con .
II. Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án , bảng phụ ,tranh SGK .
- Trò : Bài cũ , vở , SGK .
III. Các hoạt động chủ yếu .
Tiết 1 
** Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá : ( 4 – 5 phút )
- Yêu cầu HS đọc thuộc bài : Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi :
H. Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng ?
H. Những hình ảnh nào cho thấy biển giống trẻ con ?
H. Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ? 
– GV nhận xét , Ghi điểm .
** Hoạt động 1 : Luyện đọc câu và từ khó (22-23 phút ) 
 * HS đọc đúng từ, câu, đoạn. Biết giải nghĩa từ mới.
- GV giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng .
- GV đọc mẫu .
- Gọi học sinh .
- Yêu cầu HS .
H. Trong bài có những từ nào khó đọc ?
(đáy sông , tròn xoe , trân trân , nắc nỏm , ngoắt , quẹo , thoắt .)
- GV đọc lại .
- GV yêu cầu HS 
- GV treo đoạn khó đọc .
“ Có loài cá sống ở sông ngòi ,/ có loài cá sống ở hồ ao ,/ có loài ở biển cả .//”
- GV đọc mẫu .
- Yêu cầu HS đọc .
- Các từ cần giải nghĩa : (búng càng, nắc nỏm khen , bánh lái, mái chèo , quẹo .)
- Cho HS luyện đọc nhóm .
- GV theo dõi , nhận xét cùng HS .
- Gọi HS .
- Yêu cầu HS .
* Tâm, Khương, Lân.
- HS thực hiện
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại 
- HS theo dõi đọc thầm .
- 1 em đọc bài .
- Đọc thầm , gạch chân từ khó .
- Học sinh trả lời .
- HS đọc cá nhân .
- HS đọc đồng thanh 1 lượt .
- HS lắng nghe 
- HS đọc tiếp sức câu ( mỗi em đọc 1 câu, 1 – 2 lượt ).
- HS quan sát đọc thầm .
- HS đọc cá nhân – Nêu cách đọc .
- HS chú ý lắng nghe 
- HS đọc cá nhân 5 – 6 em .
- Lớp đọc đồng thanh 1 lần .
- HS đọc cá nhân kết hợp giải nghĩa từ khó .
- Thi đọc giữa các nhóm .
- Nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt .
- 1 em đọc toàn bài .
- Lớp đọc đồng thanh 1 lượt .
TIẾT 2
** Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (25-26 phút )
 * HS hiểu nội dung bài, trả lời đúng câu hỏi,biết đọc phân vai.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS .
H. Tôm càng đang làm gì dưới đáy sông ?
H. Khi đó cậu ta gặp một con vật có hình dáng như thế nào ?
H. Cá Con làm quen với tôm càng như thế nào?
H. Đuôi Cá Con có lợi ích gì ?
H. Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con ?
H. Tôm càng có thái độ như thế nào đối với Cá Con ?
H. Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra ?
H. Em thấy tôm càng có gì đáng yêu ?
+ GV chốt : Tôm càng rất thông minh nhanh nhẹn nó dũng cảm cứu bạn và luôn lo lắng cho bạn .
- Yêu cầu HS .
- GV theo dõi , nhận xét , đánh giá , tuyên dương nhóm đọc tốt .
** Hoạt đỗng 4: Tiếp nối: (2-3’)
 * Hệ thống bài học, Dặn dò chuẩn bị cho bài học sau.
H. Em học được ở Tôm Càng đức tính gì ?
- Hệ thống bài – nhận xét giờ học .
- Về nhà đọc bài cho người thân nghe .
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện . Chuẩn bị SGK, vở, ...cho tiết Tập đọc sau.
- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm .
- HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi .- Đang tập búng càng
- Thân dẹt trên đầu có hai mắt tròn xoe , người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh .
- Giới thiệu : “ Chào bạn tôi là Cá Con , chúng tôi sống ở dưới nước như họ nhà tôm các bạn .“
- Vừa là mái chèo , vừa là bánh lái .
- Lượn nhẹ nhàng , ngoắt sang trái 
uốn đuôi )
- Nắc nỏm khen, phục lăn .
- Thấy một con cá to lao tới .
- Tôm càng búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ .
- Rất dũng cảm ./ Lo lắng cho bạn ./ Rất thông minh ./ rất khiêm tốn .
- HS lắng nghe .
- Tự nhận vai , kể chuyện theo vai ( người dẫn chuyện , Tôm Càng , Cá Con .
- HS thi đua , nhận xét , bình chọn .
- Dũng cảm , dám liều mình cứu bạn .
- HS chú ý lắng nghe .
ĐẠO ĐỨC 
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC ( Tiết 2)
I. Mục tiêu 
 - HS biết đượcmột số quy tắc ứng dụng khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó .
 - Biết nêu ý kiến của mình trước những tình huớng đưa ra , và biết cách ứng xử trong mỗi tình huống .
 - Đồng tình ủng hộ những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác và ngược lại .
II. Chuẩn bị:
 - Thầy : Giáo án, bảng phụ , bài tập , phiếu bài tập .
 - Trò : Vở , bài học .
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1 : ( 8 – 10 ‘) Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
H. Tìm các công việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác?
Ỉ Nên nhớ những việc nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự: Gõ cửa trứơc khi vào./ Xin phép...
** Hoạt động 2: (16-17’) Xử lý tình huống:
 * HS biết xử lý tình huống cho phù hợp và giải thích vì sao?
+ Nêu lại cách cư xử của em trong các tình huống sau:
a. Em đến chơi nhà bạn nhưng trong nhà đang có người ốm.
b. Em được mẹ bạn mời ăn bánh khi chơi ở nhà bạn.
c. Em đng ở chơi nhà bạn thì có khách của bố, mẹ bạn đến chơi.
- Yêu cầu học sinh
+ Bài 4:
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu học sinh
- Giáo viên nhận xét- Đánh giá.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
 * Nhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. Vừa học bài gì?
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Rèn thói quen : Lịch sự khi đến nhà người khác. Chuẩn bị vở, SGK, ôn các bài đã học.
- Học sinh thảo luận – Trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét- Bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- HS nhận bài- Đọc bài tập để làm bài.
- Em cùng bạn chăm sóc người ốm.
- Em xin và mời mẹ bạn ăn bánh
- Em giúp bạn mời khách.
- Đọc bài làm – nhận xét, bổ sung.
- Em ứng xử thế nào trong mỗi tình huống và giải thích vì sao?
- Hoạt động nhóm 2
- Các nhóm trình bày, nhận xét
a. Em xin phép lấy đồ chơi để chơi.
b. Em không xem nữa vì nhà bạn đang cần yên tĩnh.
c. Em chăm sóc bà của bạn./ ...
- Lịch sự khi đến nhà người khác.
- Học sinh lắng nghe.
TOÁN 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng xem đồng hồ đúng giờ và giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6 .
- Củng cố biểu tượng về thời điểm , khoảng thời gian , đơn vị đo thời gian trong cuộc sống hằng ngày .
- HS biết xem đồng hồ , biết xác định thời gian , thời điểm .
- HS ham thích xem đồng hồ , biết quý trọng thời gian .
II. Chuẩn bị:
 - Thầy : Giáo án mô hình đồng hồ , bảng phụ ghi bài tập .
 - Trò: Bài cũ , vở , SGK . 
III. Các hoạt động chủ yếu: 
** Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá: ( 4 – 5 phút ) 
- Yêu cầu HS xem đồng hồ do GV quay kim trên mô hình .
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS .
** Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: (22-23’)
 * HS biết vận dụng kiến thức dã học để làm bài tập.
+ Bài 1: (8’)
- Gọi HS .
- Yêu cầu HS .
- GV theo dõi , nhận xét đánh giá .
+ Bài 2 : (9’)
- Gọi HS .
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm đọc kết quả thảo luận 
+ Bài 3 : (5’)
Nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 .Làm bài vào vở BT , đọc bài làm của mình .
- GV chấm 4 – 5 em .
** Hoạt động 3:Tiếp nối: (2-3’)
 * Nhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. Các em vừa học bài gì ?
- Hệ thống bài – Nhận xét giờ học .
- Về nhà thực hiện thường xuyên xem đồng hồ . Chuẩn bị SGK, vở, Bộ ĐD học toán.
* Như, Trinh, Tuấn.
- HS lên thực hiện
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc bài .
- Hoạt động nhóm 2 .
- Sau thời gian các nhóm thảo luận GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận .
a) Nam cùng các bạn đến vườn thú lúc 8h 30’.
b) Nam vào cùng các bạn vào chuờng voi lúc 9h.
c) Nam cùng các bãn vào chuồng hổ lúc 9h15’.
d) Nam và các bạnï ngồi nghỉ lúc 10h15’.
e) Nam và các bạn ra về lúc 11h.
- Đọc đề bài .
a) Hà đến trường sớm hơn .
b) Quyên đi ngủ muộn hơn .
- Điền giờ hoặc phút vào chỗ trống thích hợp .
a) Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8h.
b) Nam đi từ nhà đến trường hết 15’ .
c) Em làm bài kiểm tra trong thời gian 35’
- Luyện tập 
- HS chú ý lắng nghe .
THỂ DỤC
ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN.
TRÒ CHƠI: KẾT BẠN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hoàn thiện một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Biết chơi trò chơi: Kết bạn.
- HS thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác. Nắm vững cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn.
- HS có ý thức tập luyện thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, Sân bãi, còi,...
- Trò: Trang phục, bài tập RLTTCB.
III. Các hoạt động chủ yếu:
PHẦN
1. Phần mở đầu: (5-6’)
2. Phần cơ bản: (18-19’)
3. Phần kết thúc: (4-5’)
 HOẠT ĐỘNG DẠY
- Yêu cầu học sinh
- GV nhận lới, phổ biến nội dung, yêu cầu buổi tập.
- Yêu cầu học sinh làm các động tác khởi động.
* Ôn: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông: 1-2 lần. 15m
- Yêu cầu học sinh thực hiện 
. Lần 1: GV điều khiển.
. Lần 2: Lớp trưởng điều khiển theo lớp- tổ.
- Yêu cầu học sinh
* Tiến hành tương tự với:
. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 1-2 lần. 15 m.
- Đi nhanh chuyển sang chạy 1 lần. 20 m.
* Trò chơi: Kết bạn.
- Giáo viên nêu tên trò chơi- Nhắc lại cách chơi.
- Yêu cầu HS chơi kết hợp đọc vần điệu:
“ Kết bạn, kết bạn
 Kết bạn là đoàn kết
 Kết bạn là sức mạnh
 Chúng ta cùng nhau kết bạn.”
- Giáo viên theo dõi- Nhận xét, khen ngợi.
- Yêu cầu học sinh làm các động tác hồi tĩnh.
- Hệ thống bài- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài tập RLTTCB. Chuẩn bị trang phục, bài tập,...
HOẠT ĐỘNG HỌC
- HS tập hợp, điểm số, báo cáo.
- Học sinh lắng nghe
- Hát + vỗ tay 
- Xoay khớp
 X
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
- Các tổ trình diễn- Lớp nhận xét.
- Học sinh thực hiện
 x
 x x 
 x x
 x X x 
 x x
 x x
 x 
- Cúi thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- Học sinh lắng nghe.
Ngày soạ ... toán – tìm hiểu bài .
- Hoạt động nhóm 2 – nêu cách làm .
- GV chấm 4 – 5 bài – nhận xét .
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’) 
 * Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. Các em vừa học bài gì ?
H. Nêu cách tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác ?
- Nhận xét giờ học – tuyên dương .
- Về nhà luyện tính chu vi . Chuẩn bị SGK, vở, nháp.
- Học sinh quan sát .
- Đọc tam giác ABC .
- Đọc tên đoạn thẳng AB, BC , CD.
- HS lắng nghe .
- ( 3 cạnh )
- HS lắng nghe .
- AB = 3 cm ,BC = 5 cm , CD = 4 cm.
. 3cm+ 5cm + 4cm = 12cm.
- 12 cm
- Hình tứ giác DEGH
 DE = 3cm GH = 4 cm
 EG = 2cm DH = 6 cm .- Chu vi hình tứ giác DEGH :
 3cm + 4 cm + 2 cm + 6 cm = 15 cm 
- Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là .
- Đọc mẫu bài – nhận xét .
 b) Chu vi hình tam giác là :
 20 = 30 = 40 = 90 (dm)
 Đáp số :90 dm.
 c) Chu vi hình tam giác là :
 8 = 12 = 7 = 27 (cm) 
 Đáp số : 27 cm. 
- Tính chu vi hình tứ giác ?
- Cộng độ dài các cạnh với nhau .
 a) Chu vi hình tứ giác là :
 3 + 4 + 5 + 6 = 18 ( dm )
 Đáp số : 18 dm .
 b) Chu vi hình tứ giác là :
 10 + 20 + 10 + 20 = 60 (cm).
- Đo rồi tính chu vi hình tam giác ABC .
 Bài giải 
 Chu vi hình tam giác ABC là :
 3 + 3 + 3 = 9 (cm)
 Đáp số : 9 cm.
- Học sinh lắng nghe.
- Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác .
- Cộng độ dài các cạnh với nhau .
- HS chú ý lắng nghe .
Ngày soạn : 15 – 3 – 2006 
Ngày giảng : Thứ 6 – 17 – 3 – 2006 
CHÍNH TẢ (nghe viết) 
SÔNG HƯƠNG 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Học sinh nghe – viết lại chính xác một đoạn của bài sông Hương từ : “ Mỗi mùa hè dát vàng .
- Củng cố quy tắc chính tả gi ; d ; r ; ( ưt / ưc ) 
- HS nắn nót , cẩn thận khi viết chính tả – viết đẹp .
- Học sinh có ý thức luyện viết thường xuyên .
II. Chuẩn bị: 
 Thầy : Giáo án , bảng phụ , bài tập .
 Trò : Vở bảng con , SGK. 
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1 : (18-19’ ) HD viết chính tả .
 * Học sinh viết bài đúng, trình bày sạch, đẹp.
- GV đọc mẫu bài.
- Gọi học sinh .
H. Mùa hè sông Hương đẹp như thế nào ? 
H. Những đêm trăng sông Hương đẹp như thế nào ?
H. Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào ?
H. Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào ? 
H. Đoạn văn có mấy câu ?
H. Đoạn văn có những từ nào được viết hoa ?
- GV đọc – học sinh viết bảng .
- GV đọc từng câu .
- Kiểm tra số lỗi HS mắc .
- GV chấm 5 – 6 bài – nhận xét .
** Hoạt động 2: (8-9’) HD làm bài tập chính tả .
 * HS biết chọn chữ để điền vào chỗ trống, tìm tiếng bắt đầu bằng gi/d theo gợi ý.
- GV treo bài tập 2 .
H. Nêu yêu cầu bài ? 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 :- làm bài vào vở – đọc bài làm của mình .
Bài 3 :
H. Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 – các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
 * Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. Các em vừa học bài gì ? 
- Nhận xét giờ học- tuyên dương .
- Về nhà luyện viết nhiều cho đẹp hơn . Chuẩn bị SGK, vở, bảng con.
- HS lắng nghe .
- 2 – 3 em đọc bài .
TL.Hoa phượng đỏ thay áo xanh lụa
TL. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng .
TL. Sông Hương .
TL. Mùa hè , đêm trăng .
TL. 3 câu .
TL. Mỗi, Những, Hương Giang , đầu câu, tên riêng .
- Phượng vĩ , đỏ rực , Hương Giang , lung linh .
- HS viết bài vào vở .
- Đổi vở soát lỗi .
- Học sinh lắng nghe.
- Chọn những từ nào điền vào chỗ trống .:
+ Giảithưởng , rải rác, dải núi , rành mạch , để dành,tranh giành , 
+ Sức khoẻ , sứt mẻ , cắt đứt , đạo đức .
 + Nức nở , nứt nẻ .
- Tìm các tiếng bắt đầu bằng gi / d có nghĩa sau .
+ Trái nghĩa với hay : dở .
+Tờ mỏng dùng để viết chữ lên : giấy .
- Chính tả sông Hương .
- HS lắng nghe .
THỦ CÔNG
Làm dây xúc xích trang trí ( Tiết 2)
I ) Mục tiêu :
- Học sinh biết cách làm day xúc xích bằng giấy Tc
- Học sinh làm được day xúc xích để trang trí 
- Học sinh ham thích làm đồ chơi . Biết yêu quý sanû phẩm lao động
II ) Chuẩn bị :
Thầy : Giáo án , dây xúc xích , quy trình làm dây xúc xích 
Trò : Giấy thủ công , kéo , hồ dán
III ) Các hoạt động chủ yếu :
** Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá: (2-3’)
- Yêu cầu học sinh kiểm tra chéo đồ dùng học tập , báo cáo , giáo viên nhận xét 
** Hoạt động 2 : (21-22’) HDHS thực hành làm dây xúc xích.
 * HS biết làm dây xúc xích trang trí đúng quy trình, đẹp.
H. Nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ công ?
- Yêu cầu học sinh ( nhắc học sinh cắt các nan giấy thẳng , có độ dài bằng nhau , dán phẳng , đều )
- Giáo viên đi sát – giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Yêu cầu học sinh 
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh 
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
 * Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. vừa học bài gì ?
- Nhận xét giờ học – tuyên dương
- Về nhà làm dây xúc xích cho đẹp hơn 
- Chuẩn bị giấy làm cho đồng hồ đeo tay: giấy màu, kéo, hồ dán,...
- Học sinh kiểm tra chéo nhóm 2.
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy 
Bước 2 : Dán các nan giấy thành dây xúc xích 
- Học sinh lắng nghe, thực hiện:
Làm dây xúc xích 
- Trưng bày sản phẩm sản phẩm theo nhóm 4 
- Bình chọn sản phẩm , đánh giá 
 - Học sinh lắng nghe
- Làm dây xúc xích trang trí.
- Học sinh lắng nghe
 TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TẢ NGẮN VỀ BIỂN 
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết đáp lại lời nói của mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý .
- Trả lời và viết được một đoạn văn ngắn về biển .
- Biết vận dụng kiến thức đã học để nói và viết văn .
- Mong muốn và có ý thức ham học TLV , viết văn hay .
II. Chuẩn bị: 
Thầy : Giáo án , bảng phụ , bài tập .
Trò : Bài cũ , vở , SGK. 
III. Các hoạt động chủ yếu .
** Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá: (4-5’) 
- Yêu cầu HS nói lời đáp đồng ý và quan sát tranh TL câu hỏi về biển.
- HS nhận xét – GV nhận xét – ghi điểm .
** Hoạt động 2: (8-9 phút ) Đáp lời đồng ý .
 * HS biết đáp lời đồng ý đúng, phù hợp.
Bài 1 : 
H. Nêu yêu cầu bài ? 
- Yêu cầu HS .
- GV nhận xét - ghi điểm
** Hoạt động 2: (14-16’) Tả ngắn về biển .
 * HS biết quan sát tranh ¦ Tả ngắn về biển.
Bài 2: 
H. Nêu yêu cầu bài ? 
H. Tranh vẽ cảnh gì ?
H. Sóng biển như thế nào ? 
H. Trên biển có những gì ? 
H. trên bầu trời có những gì ?
- Yêu cầu HS .
- GV đi sát giúp đỡ HS yếu .
- Chấm bài 5 – 6 em – nhận xét .
- Yêu cầu HS .
** Hoạt động 4: Tiếp nối: (2-3’) 
 * Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. các em vừa học bài gì ?
- Nhận xét giờ học- tuyên dương .
- Về nhà luyện nói – viết về biển . Chuẩn bị SGK, vở, ôn các bài đã học.
* Liễu, Giang, Thanh.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nói lời đáp của em trong trường hợp sau .
- Hoạt động nhóm 2 
- Các nhóm trình bày .
a) Cháu cảm ơn bác ạ !
 May quá bác còn ở đây .
b) Cháu cảm ơn cô ! Mời cô sang giúp mẹ cháu ạ .
c) Nếu mẹ cho phép bạn đến nhé .
- Viết lại những câu trả lời của em ở BT 3 của tiết trước .
TL. Cảnh biển buổi sáng .
TL. Sóng biển xanh như dềnh lên / Sóng nhấp nhô trên biển xanh .
TL. Những cánh buồm đang lướt trên sóng và những chú hải âu đang chao lượn .
TL. Mặt trời đang dần dần nhô lên những đám mây đang trôi nhẹ nhàng .
- Viết vào vở thành 1 bài văn theo câu trả lời của mình .
- HS lắng nghe .
- Đọc bài làm của mình.
* Ví dụ:“ Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp . Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh . Những cánh buờm đỏ thắm đang lướt sóng . Đàn hải âu chao lượn . Mặt trời lên những đám mây trắng bồng bềnh trôi ..”
TL. Đáp lời đồng ý , tả ngắn về biển .
- HS lắng nghe .
 TOÁN 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : Giúp HS .
- Củng cố biểu tượng chu vi của hình tam giác , hình tứ giác .
 Rèn luyện kĩ năng tính chu vi của hình tam giác , hình tứ giác .
 Củng cố kĩ năng về hình qua các điểm cho trước .
- HS biết vận dụng kiến thức để làm tính và giải toán .
- HS ham thích học toán .
II. Chuẩn bị:
Thầy : Giáo án , hình tam giác , hình tứ giác , bảng phụ .
Trò : Vở , bài cũ , SGK. 
III. Các hoạt động chủ yếu .
** Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá: (4-5’) 
- Yêu cầu HS vẽ hình tam giác hình tứ giác , tính chu vi hình. Bài 1 trang 130 SGK. 
- HS nhận xét – GV nhận xét ghi điểm .
**Hoạt động 2: (22-23’) Thực hành luyện tập:
 * HS biết vẽ, tính chu vi các hình, tính độ dài đoạn thẳng.
Bài 1: (4’)
H. Nêu yêu cầu bài ? 
- Yêu cầu HS làm SGK.
a) Đường gấp khúc ABCD có 3 đường thẳng là : AB,BC ,CD .
b) Hình tam giác có các cạnh AB, BC, CA
c) Hình tứ giác có các cạnh : AB, BC , CD, DA. 
- GV cùng HS nhận xét .
+ Bài 2 : (5’)
- Yêu cầu HS .
H. Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm nháp – bảng con .
- GV nhận xét .
Bài 3 : (5’)
- GV tiến hành tương tự bài 2 .
Bài 4 : (8’)
Tiến hành tương tự .
- GV chấm 5 – 6 bài làm của HS
H. Hãy so sánh dộ dài đường gấp khúc và hình tứ giác ? vì sao ?
H. Có bạn nói hình tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD , theo em bạn đó nói đúng hay sai ?
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
 * Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau.
H. Các em vừa học bài gì ?
- Hệ thống bài nhận xét giờ học .
- Về nhà luyện vẽ hình tính chu vi hình. Chuẩn bị SGK, vở, bộ ĐD học toán.
* Thu Uyên, Trường, Long.
- Học sinh theo dõi, nhận xét.
- Nối các điểm để được hình tam giác , hình tứ giác , đường gấp khúc .
 A A B
 B C D C
 C
 A 
 D
 B 
- Đọc , tìm hiểu bài .
H. Bài toán cho biết gì ?( AB= 2 cm, BC = 5 cm, AC = 4 cm.)
H. Bài toán hỏi gì ? ( Tính chu vi hình tam giác )
- Tính độ dài các đoạn thẳng đó .
Bài giải 
Chu vi hình tam giác ABC là :
2 + 5 + 4 = 11 (cm)
Đáp sồ :11 cm .
Bài giải 
Chu vi hình tứ giác DEGH là : 
3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm)
Đáp số : 18 cm .
Bài giải 
a) Độ dài đường gấp khúc ABCDE là :
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) 
Đáp số : 12 cm .
b) Chu vi hình tứ giác ABCD là :
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm )
Đáp số: 12cm. 
- Học sinh lắng nghe.
- Bằng nhau : vì các độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc bằng độ dài các đoạn thẳng của hình tứ giác .
- Bạn đó nói đúng .
- Luyện tập 
- HS lắng nghe .

Tài liệu đính kèm:

  • doc26.doc