Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 29: Bài tập về đồng và hợp chất của đồng - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 29: Bài tập về đồng và hợp chất của đồng - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử.

- Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của đồng.

b. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của đồng.

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm

- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.

c. Thái độ

- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.

- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng làm sao để có kết quả tốt nhất

2. Về phát triển năng lực

Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực hoạt động nhóm

- Năng lực đánh giá.

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 29: Bài tập về đồng và hợp chất của đồng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ký duyệt:
	TT Kiều Quốc Phương
TIẾT 29: BÀI TẬP VỀ ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử.
- Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của đồng.
b. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của đồng. 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm
- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.
c. Thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng làm sao để có kết quả tốt nhất
2. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực đánh giá. 
II. CHUẨN BỊ 
Hệ thống các câu hỏi và bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn ðịnh lớp
2. Bài cũ: (kết hợp bài giảng)
 3. Bài mới	
Phần 1. Tóm tắt lí thuyết .
A. ĐỒNG
I. Vị trí và cấu tạo: 
Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29, Kí hiệu Cu ® .
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: 3d104s1. Ion Cu+: 3d10	 Ion Cu2+: 3d9
 2. Cấu tạo của đơn chất:
- Kim loại đồng có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc ® liên kết trong đơn chất đồng bền vững hơn.
II. Tính chất vật lí: 
Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc = 10830C
III. Hóa tính: Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.
1. Pứ với phi kim:
- Khi đốt nóng 2Cu + O2 ® 2CuO (đồng II oxit)
- Cu td Với Cl2, Br2, S ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.
PT: Cu + Cl2 ® CuCl2 (đồng clorua)	 Cu + S ® CuS (đồng sunfua).
2. Tác dụng với axit: 
a. Với HCl, H2SO4(l): 
Không phản ứng nhưng nếu có mặt O2 của không khí thì Cu bị oh ® Cu2+ (H 7.11)
PT: 	2Cu + 4HCl + O2 ® 2CuCl2 + 2H2O.
2Cu + 2H2SO4 (l) + O2 ® 2CuSO4 + 2H2O
b. Với HNO3, H2SO4 đặc nóng:
3. Tác dụng với dung dịch muối:
- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa ở trong dd muối ® KL tự do
TD: Cu + 2AgN03 ® Cu(N03)2 + 2Ag¯ 	Cu + 2Ag+ ® Cu2+ + 2Ag¯
B. Một số hợp chất của đồng:
1. Đồng (II) Oxit: CuO là chất rắn, màu đen
Tính oxi hóa: TD: 
Tính oxit bazơ : CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
2. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh
Tính bazơ: Phản ứng với axit ® M + H2O	
TD: Cu(OH)2 + 2HCl ® CuCl2 + 2H20
- Phản ứng tạo phức: đồng(II) hidroxit tan được trong dung dịch NH3 đặc do tạo thành phức chất amoniacac bền:	Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2
Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 CuO + H20
3. Muối Đồng II : CuS04 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh ® dùng CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.
4- Quặng sắt: malachit (CuCO3.Cu(OH)2), cancopirit (CuFeS2), Cancosin (Cu2S), cuprit (Cu2O)
Bài tập : ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG
I. Câu hỏi hiện tượng, nhận biết
Câu 1: Nếu để 1 thanh đồng nằm chìm 1 phần trong dd H2SO4 loãng thì:
	A. Không xảy ra phản ứng hóa học	B. Đồng sẽ bị H2SO4 oxh
C. Sẽ có khí H2 thoát ra	D. Dung dịch sẽ có màu xanh lam
Câu 2: Chọn câu đúng
A. Cu bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội
B. Cu + HNO3 đặc, nóng tạo khí không màu hóa nâu trong không khí
C. Để thanh Cu lâu ngày ngoài không khí, thanh Cu bị hóa đen do hợp chất CuO tạo ra trên bề mặt
D. Cả A,B,C đều sai
Câu 3 Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ từ từ metyl amin vào dd CuSO4
A. không có hiện tượng gì B. xuất hiện kết tủa xanh lam
C. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa tan ra
D. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa hóa nâu đỏ trông không khí
Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi cho H2 qua bình đựng CuO là 
A. CuO chuyển từ màu đen sang màu đỏ	B. CuO chuyển từ màu đỏ sang màu đen
C. Có khí thoát ra làm đục nước vôi trong	D. Không có hiện tượng gì
Câu 5: Khi cho CO dư vào bình đựng CuO nung nóng thì có hiện tượng:
A. Chất rắn từ màu đỏ chuyển sang màu đen	B. Chất rắn từ màu đen chuyển sang màu đỏ
C. Chất rắn từ màu trắng chuyển sang màu đen	D. Chất rắn từ màu trắng chuyển sang màu đỏ
Câu 6: Chọn câu sai: Khi nung nóng hỗn hợp CuO, NH4Cl thì hỗn hợp sản phầm khí 
	A. Làm đổi màu giấy quỳ ẩm	B. Làm xanh CuSO4 khan
C. Tác dụng với NaOH chỉ tạo 1 muối duy nhất	D. Làm mất màu dung dịch nước Brôm
Câu 7: Có một cốc đựng dd HCl, nhúng một lá Cu vào,quan sát bằng mắt thường không có chuyện gì xảy ra.tuy nhiên,nếu để lâu ngày,dd trong cốc dần chuyển sang màu xanh.lá Cu có thể bị đứt ở chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit.nguyên nhân của hiện tượng này là:
A. Cu tác dụng chậm với axit HCl	B. Cu tác dụng với HCl có mặt của O2 trong không khí
C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa	D. Cu bị thụ động trong môi trường axit
Câu 8: X là chất có màu xanh lục nhạt,tan tốt trong nước có phản ứng axit yếu.Cho dd X phản ứng với dd NH3 dư thì mới đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch có màu xanh đậm.Cho H2S lội qua dung dịch Xđã được axit hóa bằng axit HCl thấy có kết tủa đen xuất hiện.Mặt khác cho BaCl2và o dd X được kết tủa trắng không tan trong axit dư.Xác định của muối X:
 A. NiSO4	 B. CuSO4	 C. CuSO4.5H2O	 D. CuCl2
Câu 9: Dung dịch X có màu da cam.Nếu cho thêm vài giọt KOH,màu da cam chuyển sang màu vàng chanh.Sau đó tiếp tục nhỏ vài giọt axit H2SO4 dd lại chuyển dần về màu cam.Vậy X là:
A. K2Cr2O7	B. K2CrO4	C. KMnO4	D. Br2
II. Câu hỏi điện ly, oxi hóa khử, phản ứng đặc trưng
Câu 10: Tìm câu đúng nhất
	A. Cu không bị oxh bới Br2	B. CuO tác dụng với Cu ở nhiệt độ cao tạo Cu2O
	C. S có thể oxh Cu lên Cu+1	D. Không tồn tại hợp chất CuCl
Câu 11: Tổng hệ số cân bằng ( tối giản ) của PTHH khi cho Cu + HNO3 đặc là:
A. 8 B. 10 C. 12 D. 9
Câu 12: Trong phản ứng : 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O, nhận định nào sau đây là đúng
A. HCl vừa là chất khử, vừa là môi trường	B. O2 bị HCl khử tạo thành O-2
	C. HCl chỉ là môi trường	D. O2 vừa đóng vai trò chất xúc tác, vừa là chất oxh
Câu 13: PTHH nào sai:
	A. Cu(OH)2 + 2NaOHđ → Na2CuO2 + 2H2O	B. Na2S + CuCl2 → 2NaCl + CuS
	C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag	D. CuS + HCl → CuCl2 + H2S
Câu 14: Cho caùc phaûn öùng sau:
1. Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu. 	3. Cu + Fe2+ Cu2+ + Fe.
2. Cu + Pt2+ Cu2+ + Pt.	4. Pt + 2H+ Pt2+ + H2.
Phaûn öùng naøo coù theå xaûy ra theo chieàu thuaän.	A. (1), (2).	B. (3), (4)	C. (1),(2),(3).	 D.(2), (3).
Câu 15: NH3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)
A. HCl, KOH, N2, O2, P2O5	B. HCL, CuCl2, Cl2, CuO, O2
C. H2S, Cl2, AgCl, H2, Ca(OH)2	D. CuSO4, K2CO3, FeO, HNO3, CaO
Câu 16: Ion OH- có thể phản ứng với ion nào sau đây:
A. H+, NH4+, HCO3-	B. Cu2+, Mg2+, Al3+	C. Fe3+,HSO4-, Zn2+	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17: ddh chứa ion H+ có thể phản ứng với dd chứa các ion hay phản ứng với các chất rắn nào sau đây:
A. CaCO3, Na2SO3, Cu(OH)2	B. NaCl, CuO, Fe(OH)2
C. KOH, KNO3, CaCl2	D. NaHCO3, KCl, FeO
Câu 18: Cho 4 ion: Al3+, Cu2+, Zn2+, Pt2+. Chọn ion có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2+
A. Al3+,Zn2+	B. Al3+	C. Cu2+,Pt2+	D. Pt2+
Câu 19: Cho 4 kim loại: Ni,Cu, Fe,Ag và 4dd muối : AgNO3, CuCl2, NiSO4, Fe2(SO4)3 kim loại nào có thể khử được cả 4 dd muối:	A. Fe	B. Cu	C. Ni	D. Ag
Câu 20:Trong quá trình điện phân dd CuCl2, nước có vai trò gì sau đây:
A. dẫn điện	B. phân li phân tử CuCl2 thành ion	C. xúc tác	D. ý kiến khác
Câu 21: Điều nào sau đây sai:
A. hỗn hợp Na2O và Al2O3 có thể tan trong nước
B. hỗn hợp KNO3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4
C. hỗn hợp Fe2O3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl
D. hỗn hợp FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl
Câu 22: Cho 4 kim loại Al,Fe,Cu,Mg vào 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối đó:	A. Fe	B. Al	C. Mg	D. Cu
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_29_bai_tap_ve_dong_va_ho.doc