Giáo án Toán 3 - Tuần 10

Giáo án Toán 3 - Tuần 10

Toán ( tiết 46 )

 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

A. MT

Giúp HS :

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác).

B. ĐDD - H

Thước thẳng HS và thước mét

 

doc 7 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán ( tiết 46 )
 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
A. MT
Giúp HS : 
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác).
B. ĐDD - H
Thước thẳng HS và thước mét
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : HS nêu các đơn vị đo độ dài
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Tiết toán hôm nay, các em sẽ thực hành đo độ dài.
- GV ghi tựa
2. Thực hành
a. Bài 1 : Giúp HS tự vẽ các độ dài như trong bài YC. Chẳng hạn, khi vẽ đoạn thẳng AB dài 7cm :
Tự bút trên đường thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số O đến vạch có ghi số 7, ghi chữ A và B ở hai đầu đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 7cm
b. Bài 2 : Giúp HS tự đo được các độ dài và đọc kết quả đo, sau đó ghi vào SGK
a/ Có thể giúp HS đo chiều dài cái bút của em như sau :
+ Dùng thước áp sát vào cái bút, xê dịch sao cho vạch ghi số O trùng với đầu bên trái của bút, nhìn xem đầu kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đọc lên, chẳng hạn : đó là vạch ghi 13 thì độ dài của bút là 13cm, ghi 13cm vào SGK
b/ Tương tự phần b, c.
c. Bài 3 : (BỎ CÂU C)
 Hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng các độ dài
- Dựng thước mét thẳng đứng áp sát bức tường hoặc nằm dọc theo chân tường để HS biết được độ cao (hoặc chiều dài ) của 1m khoảng ngần nào. Sau đó GV hướng dẫn HS dùng mắt định ra bức tường những độ dài 1m và đếm nhẩm theo : Một mét, hai mét Sau đó gọi một số HS nêu kết quả ước lượng của mình.
3. Củng cố - dặn dò
YC VN thực hành 
Nhận xét
CB: Mỗi nhóm chuẩn bị thước 1m, một ê ke cỡ to
- HSLL
- HS thực hành cùng giáo viên
- HS thực hành cùng giáo viên
+ Cả lớp thực hành đo
- HS thực hành cùng giáo viên
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Toán ( tiết 47 )
 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tt)
A. MT
Giúp HS :
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài.
- Củng cố cách đo chiều dài (đo chiều cao của người)
B. ĐDD - H
Thước mét và ê ke cỡ to
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Thực hành đo độ dài
 YC HS lên bảng vẽ các đoạn thẳng AB, CD có độ dài là : 8cm, 10cm
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Tiết toán hôm nay, chúng ta thực hành đo độ dài ( tt )
- GV ghi tựa
2. Thực hành
a. Bài 1 : Hướng dẫn HS thực hành
a/ Đọc bảng (theo mẫu)
b/ Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam
- Số đo của các bạn ntn?
- Vậy ta chỉ cần so sánh số đo nào để biết được ai cao nhất, ai thấp nhất?
b. Bài 2 : Hướng dẫn HS thực hành
a/ Đo chiều cao của các bạn
+ Tổ chức làm bài theo nhóm 5 HS
+ Tiến hành đo chiều cao từng bạn. Thay nhau đo và viết kết quả đo vào bảng trong SGK
b/ Bạn nào cao nhất ? Bạn nào thấp nhất ?
+ Sau khi đo xong mỗi nhóm chụm lại thảo luận xem bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
3. Củng cố - Dặn dò
YC VN thực hành đo
Nhận xét
- HS lặp lại
- Cả lớp cùng thực hành
- Một HS đọc
- Minh cao 1m 25cm; Nam cao 1m 15 cm
- đều giống nhau là có 1 m và khác nhau là số đo cm. 
- So sánh các số đo theo cm với nhau ta biết Hương cao nhất, Nam thấp nhất
- Cả lớp cùng thực hành
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Toán ( tiết 48 )
LUYỆN TẬP CHUNG
A. MT
Giúp HS củng cố về :
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dìa có 1 tên đơn vị đo.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Thực hành đo độ dài
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Tiết toán hôm nay các em củng cố nhân chia trong bảng, quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng và giải toán dạng “Gấp một số lên nhiều lần” & “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” qua tiết luyện tập
- GV ghi tựa
2. Thực hành
a. Bài 1 : Tính nhẩm + ghi bảng
b. Bài 2 : LÀM VỞ 
 Tính ( giảm cột 3 a, b )
c. Bài 3 : Điền số vào chỗ chấm( BỎ DÒNG 2)
d. Bài 4 : Bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì
- Bài toán này dạng gì?
- Muốn giải bài toán này ta làm sao?
đ. Bài 5: Gọi HS đọc YC
3. Củng cố - Dặn dò
BTVN : bài 5/49
Nhận xét
- HSLL
- Nhẩm rồi nêu kết quả
- Tính kết quả của phép nhân, chia vào bảng con
- Điền số vào chỗ chấm vào sách đổi cùng đơn vị
- Tổ 1 trồng được 25 cây, tổ 2 trồng được gấp 3 lần số cây của tổ 1.
- Tổ hai trồng được bao nhiêu cây?
- Gấp một số lên nhiều lần.
- Lấy số cây của tổ 1 nhân với 3.
* HS làm vở
 Bài giải 
 Số cây tổ Hai trồng được là :
 25 x 3 = 75 (cây)
 Đáp số : 75 cây
- HS đọc YC thực hành đo vào sách giáo khoa
a. 12 cm
b. 12 : 4 = 3 ( cm ). Vẽ vào sách đoạn thẳng CD có độ dài 3 cm
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Toán ( tiết 49 )
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( GIỮA HỌC KÌ I )
Toán (tiết 50)
 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
A. MT
Giúp HS :
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng 2 phép tính.
B. ĐDD - H
Các tranh vẽ tương tự SGk
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn giải bài toán
a. Bài toán 1 :
- Giới thiệu bài toán
- Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng : Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
 3 kèn
Hàng trên :
 2 kèn
Hàng dưới :
* Câu a/ hỏi gì ?
Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn (số kèn ở hàng dưới)
Chọn phép tính thích hợp : 
* Câu b/ hỏi gì ? 
Đây là bài toán tìm tổng hai số (số kèn ở cả hai Chọn phép tính thích hợp 
Bài tập này là ghép của hai bài toán, bài 
toán về nhiều hơn khi ta tìm số kèn ở hàng dưới và bài toán tính tổng của hai số khi ta tính cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn. Khi giải bài toán này ( có một câu hỏi ) vẫn phải tiến hành theo hai bước khi có hai câu hỏi.
* Trình bày bài giải như SGK
b. Bài toán 2 :
- Giới thiệu bài toán
- Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng.
 4 con cá
Bể thứ nhất: 
 3 con cá
Bể thứ hai :
* Phân tích :
- Muốn tìm số cá ở hai bể ta phải biết gì ? 
- Đã biết số cá ở bể thứ nhất. Phải tìm số cá ở bể thứ hai.
- Chonï phép tính thích hợp
- Tìm số cá ở cả hai bể :
* Trình bày bài giải như SGK
* Giới thiêu : Đây là bài toán giải bằng hai phép tính
3. Thực hành
- Bài 1 : Bài toán
- Bài 2 : (BTVN) Bài toán
 -Bài 3: Bài toán
4. Củng cố - Dặn dò
Các em vừa học toán dạng gì ?
YC VN xem lại cách giải các bài tập.
- 2 HS đọc lại bài toán
Hàng dưới có mấy cái kèn ?
Phép cộng (3 + 2 = 5 )
- Cả hai hàng có mấy cái kèn ?
3 + 5 = 8
- 2 HS đọc BT
- Phải biết số cá ở mỗi bể.
- 4 + 3 = 7 ( con )
Số cá ở cả hai bể là : 4 + 7 = 11 (con)
- Đáp số : 23 tấm
- Đáp số : 42 lít
- Đáp số : 59 kg
- Bài toán giải bằng 2 phép tính
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 10.doc