Giáo án Sinh lớp 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá

Giáo án Sinh lớp 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá

I. Mục tiêu

- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ ho hàng giữa các loài sinh vật.

- Giải thich được bằng chứng phôi sinh học.

- Giải thích được bằng chứng địa lí sinh vật học.

- Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

II. Trọng tâm:

 - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

II. Chuẩn bị

 - Tranh phóng to hình 24 sgk.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh lớp 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN SÁU: 
Tuần:13 CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Tiết: 24
Ngày soạn: 02.11.09 BÀI 24
Ngày soạn: 03.11.09 
I. Mục tiêu
Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ ho hàng giữa các loài sinh vật.
Giải thich được bằng chứng phôi sinh học.
Giải thích được bằng chứng địa lí sinh vật học.
Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
II. Trọng tâm:
 - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
II. Chuẩn bị
 - Tranh phóng to hình 24 sgk.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp:
- Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ:
CH1: Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?
Nội dung bài mới
 Đặt Vấn Đề: Trước thế kỷ XVIII, khoa học chưa phát triển, con người giải thích sự tồn tại của muôn loài do thượng đế, chúa trời tạo ra Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh: Các loài sinh vật hiện nay có chung nguồn gốc và được phát sinh từ giới vô cơ (các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên).
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
- Bằng chứng tiến hoá là gì?
- Có những loại bằng chứng nào?
* GV giải thích thế nào là bằng chứng trực tiếp, gián tiếp.
- Yêu cầu học sinh quan sát H24.1 SGK và trả lời câu lệnh SGK:
+ Nêu những điểm giống và khác nhau về cấu tạo xương tay của người và chi trước của mèo, cá voi, dơi?
- Những biến đổi xương bàn tay giúp có ý nghĩa gì với mỗi loài?
àThế nào là cơ quan tương đồng ?
- Hãy nhận xét chức năng của cơ các cơ quan sau ở người: Ruột thừa, xương cùng, răng khôn? 
- Thế nào là cơ quan thoái hóa? 
- Ruột thừa giống cơ quan nào ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?
 - Từ đó em hãy rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa các loài sinh vật?
? Tại sao các cơ quan thoái hóa không giữ chức năng gì vẫn di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ?
- Có phải tất cả những điểm giống nhau ở các loài đều do chúng được tiến hoá từ một cơ quan ở loài tổ tiên?
- Gv yêu cầu HS: quan sát hình 24.2 SGK trang 105 à so sánh và nhận xét về sự phát triển phôi ở một số loài động vật? à Nghiên cứu phôi ở các giai đọn có ý nghĩa gì?
- Tại sao các loài khác nhau lại có những đặc điểm phát triển phôi giống nhau?
 - Đọc SGK nêu khái niệm địa lí sinh học.
- Menđen dã giải thích sự giống nhau đặc điểm cấu tạo ở các loài trên đảo và ở vủng đất liền kề như thế nào so với cá loài ở các vùng địa lí khác nhau?
- Hiện tượng các loài giống nhau do điều kiện sống tương tự hay do có chung nguồn gốc là phổ biến hơn.
- Tại sao các loài không có họ hàng gần gũi nhưng có những đặc điểm giống nhau? (cá voi – thú; cá mập- cá)
- Hãy trình bày những điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào, vật chất di truyền, mã di truyền của các loài sinh vật
- Phân tích thông tin bảng 24 người có quan hệ gần gũi nhất với loài nào trong bộ linh trưởng? Tại sao? 
- Phân tích trình tự aa trong cùng 1 loại protein hay trình tự các nucleotit trong cùng 1 gen của các loài cho phép ta kết luận gì về quan hệ họ hàng giữa các loài?
- Trao đổi vận dụng kiến thức để trả lời.
à Bằng chứng trực tiếp và gián tiếp
- HS quan sát trao đổi nhóm:
- Giống nhau: Đều có các xương cánh, cẳng, cổ, bàn, ngón.
- Khác nhau: Chi tiết các xương biến đổi, hình dạng bên ngoài rất khác nhau (rất rõ ở xương bàn, xương ngón).
àgiúp sinh vật thích nghi với môi trường và chức năng.
- Trao đổi nhanh thống nhất được đó là những cơ quan thoái hoá và gần như không còn chức năng.
- HS nêu được khái niệm cơ quan thoái hoá.
- Giống manh tràng ở động vật à cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.
- Đây là bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Do các loài thừa hưởng vốn liếng di truyền từ tổ tiên chung, hoặc gen vô hại, hoặc thời gian chưa đủ để loại bỏ.
- Không phải à đó là cơ quan tương tự do sống cùng môi trường giống nhau, tập tính kiếm ăn..
- Những sai khác trong phôi ở giai đoạn muộn hơn có ý nghĩa về mặt xác định quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Do thừa huởng những gen chung quy định sự phát triển phôi.
- Địa lí sinh vật học phân chia ra các vùng địa lí có đặc điểm hệ sinh vật tương tự nhau, không chia theo các nước các châu lục.
- HS đọc sgk trao đổi thống nhất ý kiến.
-Điều kiện tự nhiên tương tự nhau không phải là yếu tố quyết định đến sự giống nhau giữa các loài. Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
à hiện tượng đồng quy tính trạng.
- Bộ ba UUA của mọi loài từ virut đến người đều mã hóa cho aa Lơxin 
* Khái niệm bằng chứng tiến hoá: Là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
* Các loại bằng chứng tiến hoá:
 - Bằng chứng trực tiếp:là bằng chứng hoá thạch.
 - Bằng chứng gián tiếp: bằng chứng giải phẫu phôi sinh học, đĩa lì sinh vật học, sinh học phân tử và tế bào học.
I. Bằng chứng giải phẩu so sánh.
1. Cơ quan tương đồng:
- Là các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau nhưng được bắt nguồn từ một cơ ở loài tổ tiên, hiện tại chúng thực hiện các chức năng khác nhau.
VD: Chi trước của mèo, vây trước cá voi, cánh dơi, tay người đều bắt nguồn từ chi trước của động vật tổ tiên.
2. Cơ quan thoái hóa:
Cũng là cơ quan tương đồng, nhưng nay không còn chức năng hay nên bị tiêu giảm.
VD: Ruột thừa, xương cùng ở người.
* Cơ quan tương tự: Là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau ở các loài khác nhau nhưng không được tiến hoá trực tiếp từ tổ tiên chung.
* Sự tương đồng về đặc điểm giải phẩu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
II. Bằng chứng phôi sinh học
- Các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau:
+ 18 - 20 ngày còn dấu vết khe mang ở phần cổ.
+ Phôi 1 tháng não chia năm phần giống não cá.
+ Được 2 tháng phôi vẫn còn cái đuôi dài.
+ Phôi 3 tháng các ngón chân đối diện các ngón khác.
+ 5 - 6 tháng có 1 lớp lông mịn bao phủ.
- Kết luận: Sự giống nhau trong phôi là bằng chứng gián tiếp chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc. Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau và ngược lại.
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học.
1. Khái niệm: 
Địa lí sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố của các loài trên trái đất. 
2. Bằng chứng địa lí sinh vật học
- Hiện tượng: Các loài trên đảo có nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề với đảo hơn là giống với các loài ở các nơi khác trên trái đất có cùng điều kiện khí hậu.
Giải thích: Do sự gần gũi về mặt địa lí mà giúp các loài dễ phát tán con cháu của mình
 - Kết luận: Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung một nguồn gốc hơn là là do chúng sống trong những môi trường giống nhau.
- Hiện tượng đồng quy tính trạng; hiện tượng các loài không có họ hàng thân thuộc sống cách xa nhau do điều kiện sống giống nhau nên CLTN hình thành những đặc điểm thích nghi giống nhau 
VD: VD: Sóc bay ở Bắc Mỹ và thú có túi bay ở Châu Úc.
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
- Các loài có họ hàng càng gần thì trình tự các a.a hay trình tự nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
- Tế bào các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng chung 20 loại a.a
- Mọi cơ thể SV đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều có thành phần hóa học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau. 
=> Chứng tỏ sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
4. Củng cố:
 a. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa?
 b. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc?
 c. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời nay sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
 Đáp án:
a. Cơ quan thoái hóa thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
b. Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ: Mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất như quá trình đường phân
c. Vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. Những gen này chỉ có thể loại bỏ khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài xem trước bài 25 “Học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn”.
- Trả lời câu hỏi: Nguyên nhân tiến hóa (làm chuyển loài này thành loài mới).
- Nội dung chính của học thuyết Đacuyn gồm những ý tưởng nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 24- cac bang chung tien hoa.doc