Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 20 đến 23

Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 20 đến 23

Tiết 21: Bài 20: BẰNG CHỨNG & NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI NGƯỜI

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- giải thích và chứng minh được các đặc điểm giống nhau giữa người và thú. Từ đó kết luận người thuộc lớp thú , giới động vật.

- Lập bảng về sự giống và khác nhau giữa người vàvượn người

- Giải thích được người và vượn người ngày nay tuy có quan hệ gần gũi nhưng tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.

2. Kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp

3. Thái độ: xây dựng quan niệm khoa học về nguồn gốc loài người

B. Trọng tâm: phần I & II

C. Chuẩn bị:

Chuẩn bị của giáo viên:

Tài liệu tham khảo:

Đồ dùng dạy học: tranh vẽ hình 20 SGK

Chuẩn bị của học sinh: bài cũ và SGK

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2825Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 20 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Từ tiết 21 đến tiết 23
Tiết 21: Bài 20: BẰNG CHỨNG & NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI NGƯỜI
A. Mục tiêu:
Kiến thức:
- giải thích và chứng minh được các đặc điểm giống nhau giữa người và thú. Từ đó kết luận người thuộc lớp thú , giới động vật.
- Lập bảng về sự giống và khác nhau giữa người vàvượn người
- Giải thích được người và vượn người ngày nay tuy có quan hệ gần gũi nhưng tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.
Kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp
Thái độ: xây dựng quan niệm khoa học về nguồn gốc loài người
B. Trọng tâm: phần I & II
C. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
Tài liệu tham khảo:
Đồ dùng dạy học: tranh vẽ hình 20 SGK
Chuẩn bị của học sinh: bài cũ và SGK
D. Phương pháp và hình thức tổ chức
Lập bảng so sánh, đặt vấn đề
E. Hoạt động dạy và học:
Ổn định
Kiểm tra: kiểm tra 15'
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Qua phần tiến hoá đã học người đứng ở vị trí nào trong tiến hoá?
Cung cấp: người thuộc giới động vật, ngành dây sống, lớp thú, bộ linh trưởng
Về giải phẫu người có những đặc điểm nào của thú?
Về phôi thai có những đặc điểm nào giống thú?
Gv giới thiệu bộ linh trưởng trong đó có họ vượn người và họ người.
Vượn người có 4 chi: khỉ đột, tinh tinh giống người về hình dạng và lích thước có những điểm giống nhau nào?
Đặc tính sinh sản người và vượn người có những điểm giống nhau ntn?
Nêu một số tập tính ở vượn giống người?
Cho học sinh lập bảng so sánh dựa theo hình 20 và nội dung SGK
 a. Bộ xương hình dạng 
 b. Não
 c. xương hàm
 d. NST
Từ những so sánh trên có thể rút ra kết luận gì?
Sự giống nhau giữa người và thú
Bằng chứng về giải phẫu học
Có lông mao, tuyến sữa, răng phân hoá thành răng cửa, nanh, hàm
Có các cơ quan di tích và lại tổgiống thú: ruột thừa, vành tai nhọn, có đuôi, có nhiều đôi vú, có lông rậm bao khắp đầu và mặt.
Bằng chứng về phôi thai học
Đẻ con, có nhau thai, nuôi con bằng sữa. Giai đoạn phôi còn có nhiểu điểm giống phôi thú, có lông mao, có đuôi, cóvài ba đôi vú 
Sự giống và khác nhau giữa người và vượn người này nay
Sự giống nhau giữa người và vượn người
- Có hình dạng, kích thước gần giống người, không đuôi, đứng bằng 2 chân, bộ xương có 12 - 13 đốt, 5 - 6 đốt xương sườn, răng có 32 chiếc
- Có 4 nhóm máu, Hb rất giống người, có hệ gen giống hệ gen người đến 98%.
- Đặc tính sinh sản: kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau, chu kỳ kinh nguyệt, thời gian mang thai, cho con bú 1 năm.
- Tập tính: biết biểu hiện tình cảm, dùng cành cây lấy thức ăn.
Sự khác nhau giữa người và vượn người
 Vượn người Người
- cột sống hình cung - cột sống hình S
- lồng ngực hẹp ngang - lồng ngực rộng ngang
- xương chậu hẹp - xương chậu rộng
- tay dài hơn chân, ngón - tay ngắn hơn chân, 
cái kém phát triển, chân có ngón cái phát triển linh 
gót chân kéo dài, ngón hoạt, chân không có
cái đối lên ngón khác gót kéo dài, ngón chân 
 ngắn, ngón cái không 
 đối diện với các ngón #
- bé( ít nếp nhăn) klượng - lớn, klượng lớn
nhỏ, thuỳ trán chưa phát - thuỳ trán phát triển
triển. Mặt dài và lớn hơn - phần sọ > mặt
hộp sọ
- ít nếp nhăn - nhiều nếp nhăn
- không - có cùng cử động nói
 và hiểu tiếng nói.
- xương hàm to, gốc quai - hàm, răng kém phát 
hàm lớn, răng thô khoẻ, triển, gốc quai hàm bé,
răng nanh phát triển xương hàm dưới có lồi
 cằm.
- 2n = 48 - 2n = 46
Kết luận: người và vượn ngườ có họ hàng thân thuộc và là 2 nhánh phát sinh từ gốc chung nhưng tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.
4. Củng cố: sử dụng phần tóm tắt đóng khung để củng cố & ôn tập
 Dùng các câu hỏi cuối bài
5. Hướng dẫn: học theo câu hỏi trong SGK
Rút kinh nghiệm soạn giảng
_______________________________________________________________________________________
Tiết 22: CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
A. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Liệt kê 4 giai đoạn phát sinh và tiến hoá của loài người
- Liệt kê các nhân tố sinh hoá và nhân tố xãhội tác động đến quá trình phát sinh và phát triển của loài người. Giải thích vì sao nhân tố xã hội đóng vai trò quyết định
Thái độ: nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hoá của loài người
Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, suy luận
B. Trọng tâm: từng phần trong bài
C. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Tài liệu tham khảo: 
b. Đồ dùng dạy học: tranh phóng to hình 21.1 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ và SGK
D. Phương pháp và hình thức tổ chức
Dùng sơ đồ và bảng vẽ để trình bày các dạng vượn, lập bảng so sánh, các đặc điểm sai khác.
E. Hoạt động dạy và học
Ổn định
Kiểm tra: câu hỏi 1, 2, 3/SGK
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Vượn người hiện nay có thể biến thành người được không?
Dùng sơ đồ cây tiến hoá để giới thiệu qua tranh vẽ
Vượn người Ng khôn ngoan
Khỉ Vượn _____ Gorila tinh tinh Ng hiện đại 
 Người cổ
 Người tối cổ
 Australopitec 
 Dryopitec -------------------
 Proliopitec
 Parapitec
 Khỉ hoá thạch
Sau khi giới thiệu sơ đồ cho học sinh đọc sách giáo khoa và lập bảng so sánh cho học sinh điền vào với các tiêu chí sau:
Năm phát hiện, nơi phát hiện, cách đây
Cao, cân nặng, V hộp sọ
Dáng đi, phương thức sống, công cụ
Sau khi học sinh đã lập bảng, giáo viên hướng dẫn:
Hướng tiến hoá về: V hộp sọ, mặt ( lồi cằm)
Phương thức sống
Cách chế tạo và sử dụng công cụ
Nhân tố SH đóng vai trò quyết định trong giai đoạn nào của quá trình hình thành người? 
Những nhân tố nào là nhân tố sinh hoá?
Nhân tố XH đóng vai trò trong giai đoạn nào của quá trình phát sinh loài người?
Dạng vượn người hoá thạch
- Driopitec: sống cách đây 18 triệu năm. Từ Driopitec tiến hoá thành người qua trung gian là dạng người vượn đã tuyệt diệt Oxtralopitec
Dạng người vượn hoá thạch ( người tối cổ)
- Phát hiện 1924 ở Nam Phi có tên Australopitec
- Cách đây 2 - 8 triệu năm
- Chuyển từ sống trên cây ® đất đi bằng 2 chân hơi khom.
- Cao 120 - 140 cm, nặng 20 - 40 kg. V: 450 - 750cm3
- Công cụ: cành cây, hòn đá, mảnh xương để tự vệ và tấn công.
Người cổ Homo: cách đây 35000 - 2 triệu năm
- Người khéo léo ( Homo habilis)
. phát hiện năm 1964 ở Onđuvai
. Cách đây 1,6 - 2 triệu năm
. Cao: 1 - 1,5m, nặng: 20 - 30kg. V: 600 - 800cm3
. Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác
. Công cụ bằng đá
- Người đứng thẳng ( Homo. Erectus)
a. Người cổ Java ( Pitecantrop)
. Phát hiện năm 1891 tại Java Indonesia
. Cách đây 80 vạn - 1 triệu năm
. Cao 1,7. V: 900 - 950cm3
. Đi thẳng đứng, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá.
b. Người cổ Bắc Kinh ( Xinantrop)
. Phát hiện năm 1927 ở bắc Kinh( Trung Quốc)
. Cách đây 50 - 70 vạn năm
. V = 1000cm3
. Đi thẳng đứng, biết chế tác công cụ bằng xương, đá, biết dùng lửa
c. Người Heidenbec
Phát hiện 1907 tại Đức, cách đây 500000 năm
Người cận đại Neanđectan
Phát hiện năm 1856 tại Đức
. Cao 1,56 - 1,66cm, V= 1400cm3. Xương hàm gần giống người hiện đại, có lồi cằm
. Sống thành đàn 50 - 100 trong hang
. Dùng lửa thành thạo, sống bằng săn bắt và hái lượm
. Công cụ phong phú được chế tác từ đá thành dao sắt, rìu nhọn. Có đời sống văn hoá.
Người hiện đại ( Homo sapiens)
Phát hiện 1868 ở Cromanson Pháp
. Sống cách đây35000 - 50000 năm
. Cao 1,8m, nặng 70kg. V= 1700cm3
. Hàm dưới có lồi cằm, răng to khoẻ
. Biết chế tạo và sử dụng công cụ tinh xảo bằng đá, xương sừng như rìu co lỗ tra cán, lao nhọn có nganh, kim khâu, móc câu bằng xương
. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá, có mầm móng mỹ thuật và tôn giáo.
Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người.
Các nhân tố sinh hoá: đóng vai tro chủ đạo. 
- Đi thẳng đứng bằng 2 chân, sống trên mặt đất, bộ não phát triển, biết chế tạo công cụ - là kết quả của quá trình tích luỹ các đột biến di truyền kết hợp với chọn lọc tự nhiên.
Các nhân tố xã hội
Từ cuộc sống bầy đàn ® cuộc sống xã hội. Giai đoạn con người sh ® giai đoạn con người xã hội, sống thành xã hội, có ngôn ngữ giao tiếp, có đời sống văn hoá, các nhân tố xã hội như cải tiến, sáng tạo công cụ lao động phát triển L2 sx, ctạo quan hệ sản xuất là nhân tố quyết định sự phát triển của con người và XHLN
4. Củng cố: sửdụng phần tóm tắt đóng khung & các câu hỏi cuối bài để củng cố
5. Hướng dẫn: học theo câu hỏi cuối bài 1, 2, 3/84 SGK
F. Rút kinh nghiệm soạn giảng
_______________________________________________________________________________________
Tiết 23: ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
A. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Giải thích tính thực tiễn và tính xã hội của sinh học & CNSH
- Trình bày được nội dung của đạo đức sinh học và những vấn đề chủ yếu của CNSH có liên quan đến đạo đức.
Kỹ năng: phân tích, suy luận, tổng hợp
Thái độ: nâng cao nhận thức & trách nhiệm đối với vấn đề đạo đức sinh học
B. Trọng tâm: phần I & II
C. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:
a. Đồ dùng dạy học: một số tranh ảnh về nghiên cứu Dolly và thực vật chuyển gen
b. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ & SGK
D. Phương pháp
 Đặt vấn đề, thảo luận nhóm
E. Hoạt động dạy và học
Ổn định
Kiểm tra
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khi nhân bản cừu Dolly, vì sao người ta nhân bản người, có dám ăn cà chua chuyển gen vừa ngon vừa chống cảm
Hãy cho vd CM tính vô đạo đức của nhửng người lợi dụng sinh học
Công nghệ sinh học là gì?
Giáo viên giới thiệu sơ về công nghệ chuyển gen và ứng dụng công nghệ nhân bản vô tính ở động vật.
Công nghệ gen có những mặt tích cực nào?
Khi sử dụng sản phẩm của công nghệ gen có ảnh hưởng đến sứ khoẻ không? Vì sao?
Thế nào là nhân bản vô tính động vật?
Nhân bản người có những triển vọng gì?
Nếu nhân bản người dùng vào việc xấu thì nhân bản có những tai hại gì?
Mối quan hệ giữa sinh học và đạo đức học
Tính XH của SH
Sinh học có liên quan đến sự tồn tại và phát tri6n3 của xã hội như lối sống, tâm lý, đạo đức, giáo dục, luật pháp. Việc nghiên cứu sinh học đặc biệt là CNSH phục vụ cho thực tiễn sản xuất và đời sống
Tính đạo đức của sinh học
CNSH đem lại nhiều lợi ích cho xã hội:đó là đạo đức nhưng có thể gây hại: đó là vô đạo đức.
Công nghệ sinh học và đạo đức học
1. Công nghệ sinh học liên quan đến đạo đức
- Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, các vật liệu. Quy trình, mô hình phục vụ cho các ngành sản xuất và đời sống trên cơ sở khoa học về sự sống.
- Công nghệ sinh học liên quan đến đạo đức, pháp luật như:
. Sinh vật chuyển gen do con người tạo ra có làm mất cân bằng sinh thái không?
. Thành phần chuyển gen có hại cho sức khoẻ không?
. Nhân bản vô tính có vi phạm đạo đức không?
. Liệu pháp gen vả giải mô hệ gen?
2. Công nghệ gen và thực phẩm chuyển gen
Tích cực
Những thành tựu của công nghệ gen:
- Sản xuất dược phẩm, thực phẩm, nguyên liệu các ngành công nghiệp
- Tạo chủng vsv mới trong công nghệ lên men
- Làm sạch môi trường, tạo giống cây trồng và vật nuôi.
Hạn chế
- Có hại đến sức khoẻ không?
- Có gây mất cân bằng sinh thái không?
Nhân bản vô tính và đạo đức sinh học
SGK
- Mặt tích cực của nhân bản vô tính động vật:
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp
- Sản xuất dược phẩm có dược tính quý
- Tạo các mô, cơ quan để cấy ghép mô, cơ quan
Nhân bản vô tính người và đạo đức
Triển vọng nhân bản vô tính người đối với y học
- Lưu trữ tế bào gốc® tạo mô, cơ quan dùng cho liệu pháp thay thế tế bào, cấy ghép mô, cơ quan, sản xuất dược phẩm
Mặt nguy hại
- Tạo quái thai
- Làm thoái hoá vốn gen của loài người
- Vì lợi ích kinh tế, hoặc ý đồ chống nhân loại sẽ lợi dụng nhân bản để làm điều ác
Củng cố: sử dụng các câu hỏi cuối bài và phần tóm tắt đóng khung để củng cố
Hướng dẫn: học theo câu hỏi 1, 2, 3/90 cuối bài
Rút kinh nghiệm soạn giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 40, tiet 40.doc