Giáo án Sinh học 9 tiết 63: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Giáo án Sinh học 9 tiết 63: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Tiết 63 BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· HS đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.

· HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.

2. Kĩ năng

· Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

· Kĩ năng khái quát kiến thức.

3. Thái độ

 Giáo dục ý thức bảo vê môi trường.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tiết 63: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 63 	BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
HS đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
2. Kĩ năng 
Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
Kĩ năng khái quát kiến thức.
3. Thái độ 
	Giáo dục ý thức bảo vê môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
	- Tranh ảnh về hệ sinh thái.
	- Tư liệu về môi trường và hệ sinh thái.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1:
TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nộâi dung
- GV nêu câu hỏi :
+ Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt?
+ Cho ví dụ về hệ sinh thái.
- GV đánh giá phần trình bày của HS và bổ sung thêm.
+ Mỗi hệ sinh thái đều đặc trưng bởi các đặc điểm : khí hậu, động vật, độ phân tầng chiếu sáng  
- HS nghiên cứu bảng 60.1 ghi nhớ kiến thức.
- Quan sát tranh hình về các hệ sinh thái đã sưu tầm.
- Tìm ví dụ minh họa cho hệ sinh thái.
à Một vài HS trình bày.
à HS khác nhận xét bổ sung.
KẾT LUẬN:
Có 3 hệ tầng sinh thái chủ yếu :
- Hệ sinh thái trên cạn : rừng, savan  
- Hệ sinh thái nước mặn : rừng ngập mặn.
- Hệ sinh thái nước ngọt : Ao, hồ 
HOẠT ĐỘNG 2: 
BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nộâi dung
- GV thay câu hỏi SGK bằng câu hỏi khác.
+ Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ?
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
+ Liên hệ thực tế.
- GV nhận xét ý kiến thảo luận của nhóm, đưa đáp án đúng để HS có thể bổ sung (nếu cần).
* GV cần lưu ý : Với HS ở thành phố, việc bảo vệ hổ trong vườn hoa, công viên là góp phần bảo vệ hệ sinh thái. 
- GV nêu câu hỏi :
+ Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
+ Có biện pháp nào bảo vệ hệ sinh thái biển?
+ Liên hệ thực tế?
- GV chữa bằng cách cho các nhóm ghi kết quả lên bảng để cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét đánh giá kết quả.
- GV hỏi lại HS :Tại sao lại chọn biện pháp trên ?
- GV công bố những ý kiến đúng.
- GV : Nhắc nhở các em theo dõi trên tivi về các công việc bảo vệ hệ sinh thái biển.
- GV đưa câu hỏi :
+ Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
+ Liên hệ thực tế?
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
+ Cá nhân nghiên cứu nội dung SGK tr. 180 và bảng 60.2, ghi nhớ kiến thức.
+ Thảo luận hiệu quả từ các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS khái quát nội dung. 
- HS liên hệ :
+ Nhà nước đầu tư xây dựng khu tái định cư cho người dân tộc.
- Nhiều địa phương tham gia trồng rừng.
- Phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng.
* Kết luận : 
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng , phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.
- Vận động định cư , bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí , giảm áp lực về tài nguyên.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng , toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
2. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- HS nghiên cứu SGK và nội dung bảng 60.3.
- Thảo luận tìm ra biện pháp cho phù hợp với tình huống.
- 1 đến 4 nhóm ghi kết quả lên bảng.
- Các nhóm khác theo dõi và có thể bổ sung vào bên cạnh bảng.
- HS khái quát kiến thức.
* Kết luận : 
- Bảo vệ bãi cát (nơi ở hay đẻ trứng) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do.
- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt.
- Xử lý các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển.
3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp.
- HS nghiên cứu SGK tr. 182 và bảng 60.4
- Thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS khái quát kiến thức.
- HS nêu ví dụ :
+ Miền núi làm ruộng bậc thang.
+ Vùng đồi trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, sơn, 
- HS trao đổi và trả lời, yêu cầu :
+ Các hệ sinh thái hiện có phải đáp ứng nhu cầu của con người.
+ Không làm kiệt quệ sinh thái.
+ Luôn có chính sách khai thác kết hợp phục hồi và bảo vệ.
* Kết luận :
- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp :
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như : lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp.
+ Cải tạo hệ sinh thái để có năng suất cao. 
* Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
	Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái?
V. DẶN DÒ 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “Em có biết”.
Tìm đọc cuốn “Luật bảo vệ môi trường”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 63.doc