Giáo án Sinh học 12CB - Học kì 1

Giáo án Sinh học 12CB - Học kì 1

ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức:

+ Học sinh nêu được cấu tạo và chức năng của AND, ARN.

+ Trình bày được chức năng của ADN, ARN.

+ Nêu được mối quan hệ giữa ADN, ARN trong di truyền.

- Kĩ năng: Tái hiện kiến thức, liên kết, so sánh, khái quát.

- Thái độ: Liên hệ thực tế, giải thích các hiện tựng trong đời sống.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, SGK. Các câu hỏi trức nghiệm về ADN và ARN

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cấu tạo và chức năng của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.

 

doc 43 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12CB - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THPT
SINH HỌC 12 CƠ BẢN
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
01
*
01
Ôn tập phần di truyền học
PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
02
02
03
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
03
04
05
Bài 4: Đột biến gen
Bài 5: NST và đột biến cấu trúc NST
04
06
07
Bài 6: Đột biến số lượng NST
Bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST
05
*
08
Luyện tập
Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền
Bài 8: Qui luật Menđen: Qui luật phân li
06
09
10
Bài 9: Qui luật Menđen: Qui luật phân li độc lập
Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
07
11
12
Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tình và di truyền ngoài nhân
08
13
14
Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14: Thực hành Lai giống
09
15
16
Bài 15: Ôn tập chương II
Kiểm tra 1 tiết
10
17
18
Chương III: Di truyền học quần thể
Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể.
Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể(tt)
11
19
20
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
12
21
22
Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
Chương V: Di truyền học người
Bài 21: Di truyền y học
13
23
24
Bài 22: Bảo vệ vốn gen loài người và một số vấn đề XH của di truyền y học.
Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
14
*
25
Luyện tập
PHẦN SÁU: TIẾN HÓA
Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
15
26
27
Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đăcuyn
Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
16
28
29
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Bài 28: Loài
17
*
30
Ôn tập học kì I
Kiểm tra học kì I
18
31
32
Bài 29: Quá trình hình thành loài
Bài 30: Quá trình hình thành loài ( tt )
19
33
34
Bài 31: Tiến hóa lớn
Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Bài 32: Nguồn gốc sự sống
20
35
Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
21
36
Bài 34: Sự phát sinh loài người
22
37
Kiểm tra 1 tiết
23
38
PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
24
39
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
25
40
Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
26
41
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật ( tt )
27
42
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
28
43
Chương II: Quần xã sinh vật
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã
29
44
Bài 41: Diễn thế sinh thái
30
45
Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
Bài 42: Hệ sinh thái
31
46
Bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái
32
47
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
33
48
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
34
49
Ôn tập phần sinh thái và tiến hóa
35
50
Kiểm tra học kì II
36
51
Bài 46: Thực hành Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
37
52
Bài 48: Ôn tập chương trình sinh học cấp THPT
TUẦN 01 – Tiết *
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //..
.
ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
+ Học sinh nêu được cấu tạo và chức năng của AND, ARN.
+ Trình bày được chức năng của ADN, ARN.
+ Nêu được mối quan hệ giữa ADN, ARN trong di truyền. 
- Kĩ năng: Tái hiện kiến thức, liên kết, so sánh, khái quát.
- Thái độ: Liên hệ thực tế, giải thích các hiện tựng trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK. Các câu hỏi trức nghiệm về ADN và ARN
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cấu tạo và chức năng của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ADN.
GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức sinh học lớp 10, trả lời các câu hỏi sau:
1. Đặc điểm nào sau đây chung cho cả ADN và ARN ?
A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
B. Đều được cấu tạo từ các chuỗi pôlynuclêôtit.
C. Đều chứa các liên kết hiđrô.
D. Đều là những chuỗi xoắn kép.
2. Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở thành phần nào ?
A. Axit phôtphoric
B. Đường, bazơ nitơ.
C. Bazơ nitơ, Axit phôtphoric.
D. Bazơ nitơ.
 3. Trong các đáp án trên đơn phân của ADN và ARN khác nhau điểm nào ?
4. Vì sao chỉ có 4 loại nuclêôtit mà tạo ra vô số các ADN khác nhau.
5. Trong phân tử ADN 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc:
A. Bán bảo toàn.
B. Khuôn mẫu.
C. Bảo toàn.
D. Bổ sung.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK Sinh học 10 và trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ARN.
GV: Hãy thảo luận cấu trúc và chức năng của từng loại ARN ?.
HS: Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả thảo luận của nhóm.
GV: Phân tử ARN nào không có liên kết hiđrô ?
A. tARN, rARN.
B. rARN, mARN.
C. mARN.
D. rARN
HS: Thảo luận và đưa ra đáp án đúng.
GV: Nhận xét và bổ sung cho các câu trả lời trên.
I. AND-AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC
1. Cấu tạo của ADN.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Cấu tạo của một nuclêôtit:
+ Đường pentôzơ(C5H10O4)
+ Nhóm phôtphat(H3PO4)
+ Một trong 4 loại bazơ nitơ(A, T, G, X)
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định( 3’ - 5’) tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.
- 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:
	+ A - T bằng 2 liên kết hiđrô.
	+ G - X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Trên mỗi mạch có các liên kết hoá trị giữa đường và axit phôphoric.
- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.
- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, 
- Đường kính vòng xoắn là 20A0.
2. Chức năng của ADN.
- Mang, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.
ADN 	ARN	Prôtêin Tính trạng.
II. ARN- AXIT RIBÔNUCLÊIC.
1. Cấu tạo của các loại ARN.
- mARN: Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôlyribônuclêôtit.
- tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ, 1 thuỳ mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết a.a -> giúp liên kết với mARN và ribôxôm.
- rARN: Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ.
2. Chức năng các loại ARN:
- mARN: Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.
- tARN: Vận chuyển a.a đến ribôxôm để tổng hợp prôtein.
- rARN: Cùng prôtein tạo nên ribôxôm. Là nơi tổng hợp prôtein.
4. Củng cố
- Học sinh so sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?
5. Dặn dò: 
- Ôn tập kiến thức về ADN và ARN.
- Đọc trước bài 1 sinh học 12cb.
TUẦN 01 – Tiết 1
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //..
PHẦN V- DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
 3. Thái độ: Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 1.1, 1.2 SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cấu trúc của gen, mã di truyền và quá trình tự nhân đôi của ADN.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu trúc và chức năng của AND, các loại ARN.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động I :hs nhắc lại kt lớp 10.
GV: Cấu trúc pt ADN ?
GV: ng.tắc BS đc thể hiện ntn ?
HS : ADN gồm 2 mạch ( khuôn 3 ‘ à 5’ )
 - NT BS : A-T ; G-X.
HS: đọc SGK.
 Phát biểu KN gen ? cho VD ?
HS .......................
VD : gen Hbα mã hóa sp là chuỗi plipeptit α của pt Hb
* Hoạt động 2: hs qsat H1.1.
GV :Cấu trúc chung của một gen cấu trúc?
HS: 3 vùng .......
3’ 5’
ĐH
MH
KT
.5’ 3’
GV Lưu ý : đ’ # trong cấu trúc gen phân mảnh ( sv nhân thực) và không phân mảnh ( sv nhân sơ ).
GV: tại sao mã DT lại là mã bộ 3( ko phải bộ 1 hoặc 2 ....?.
HS: - Nếu cứ 1 nu xđ cho 1 aa thì từ 4 loại nu sẽ có 4 loại aa à thiếu.
Nếu cứ 2 nu xđ cho 1 aa thì từ 4 loại nu sẽ có 4mux2 = 16 loại aa à thiếu.
Nếu cứ 3 nu xđ cho 1 aa thì từ 4 loại nu sẽ có 4mũ 3 = 64 loại aa à đủ mã hóa cho hơn 20 loại aa.
-> mã DT là mã bộ 3.
GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
HS nêu đặc điểm mã DT ?.
.............
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN.
HS Qsat sgk. Mô tả diễn biến qtrinh nhân đôi ADN ?
+ B1. tháo xoắn nhờ E.zim tháo xoắn Heelicaza.
+ B2 .tổng hợp mạch ADN mới nhờ E.zim ADN-poolimeraza.
+ B3. ...... 
HS giải thích :
- tại sao chỉ 1 mạch mới có chiều 3’-5’ đc t.hợp l.tục, còn mạch kia 3’-5’ thì ko l.tục ?.
- thế nào là ng.tắc bán bảo tồn ?.
HS: ..................
GV. Q.trình nhân đôi AD mang ý nghĩa ntn ?.
.................
I. GEN
1. Khái niệm :
- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN.
- Ví dụ: gen tARN, Hbα 
2. Cấu trúc của gen cấu trúc :
* Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng:
- Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’của mạch gốc mang tín hiệu khởi động và điều hòa quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: mang tt mã hóa các axit min ( sv nhân thực phân mảnh, nhân sơ k0 phân mảnh ).
- Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. MÃ DI TRUYỀN.
1. Khái niệm: 
- Mã di truyền là mã bộ ba.
- Mã DT đc lưu giữ trên ADN ( triplet) sẽ đc phiên mã sang mARN ( codon ).
- 64 bộ 3 mã hóa các aa đã đc g’mã bằng thực no. Đặc biệt :
+ 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
+ Bộ mở đầu: AUG qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ).
2. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba nuclêôtit.
- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sv thg có chung 1 bộ mã DT.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu : mỗi bộ 3 chỉ mã hóa cho 1 aa.
- Mã di truyền có tính thoái hóa : nhiều bộ 3 # nhau cùng mã hóa cho 1 loại aa ( trừ AUG,UGG).
III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI AND(tái bản AND).
1. Diễn biến.
Bước 1: Tháo xoắn ADN.
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.
Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành( theo ng.tắc bán bảo toàn ).
2. Ý nghĩa
Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định.
4. Củng cố:
- HS đọc kết luận SGK.
- Làm bài tập trắc nghiệm SGK trang 10.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 2
..................................... ... en ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ?
a. Do cấu trúc phức tạp của ADN trong NST.
b. Do phiên mã diễn ra trong nhân, còn dịch mã diễn ra ở tế bào chất. 
c. Do tế bào có nhiều hoạt động sống phức tạp.
d. Do cấu trúc nucleôxôm phức tạp.
 4. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là
a. gen có dịch mã hay không. 
b. gen có được phiên mã và dịch mã hay không.
c. gen có được biểu hiện kiểu hình hay không.
d. gen có được phiên mã hay không.
 5. Qui ước : I-mất đoạn, II-lặp đoạn, III-đảo đoạn, IV-chuyển đoạn tương hỗ, V-chuyển đoạn không tương hỗ.
Những loại đột biến cấu trúc nào xảy ra làm chuyển đổi vị trí của gen từ NST này sang NST khác?
a. I, II. b. II, III. c. III, IV. d. IV, V.
 6. Điều nào không đúng với sự khởi đầu của dịch mã?
a. En zim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa thứ nhất (met-aa1).
b. Tiếp theo tARN vận chuyển mang aa thứ nhất (aa1-tARN) tới vị trí anticodon của nó khớp bổ sung với codon của aa thứ nhất ngay sau aa mở đầu.
c. Đầu tiên, tARN vận chuyển mang aa mở đầu (met-tARN) tiến vào vị trí cođon mở đầu, anticodon tương ứng trên tARN của nó khớp bổ sung với côđon mở đầu trên mARN.
d. Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN, đồng thời tARN (đã mất aa mở đầu) rời khỏi ribôxôm.
 7. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
a. A-X, G-T. b. A-U, G-X. c. A-T, G-X. d. A-U, T-A, G-X, X-G.
8. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
a. có lợi cho cá thể. b. không có lợi và không có hại cho cá thể.
c. có hại cho cá thể. d. có ưu thế so với bố mẹ.
 9. Thể lệch bội (dị bội) là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở
a. một cặp NST. b. một số cặp NST.
c. một hay một số cặp NST. d. tất cả các cặp NST.
 10. Đột biến gen phát sinh không do nguyên nhân nào dưới đây?
a. Các rối loạn trao đổi chất trong cơ thể.
b. Các rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
c. ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa của môi trường ngoài.
d. ảnh hưởng của các tác nhân hóa học trong môi trường ngoài.
 11. Trong quá trình hình thành chuỗi polinucleotit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí 
a. cacbon thứ nhất của đường đê ôxiribôzơ.
b. cacbon thứ hai của đường đê ôxiribôzơ.
c. cacbon thứ ba của đường đê ôxiribôzơ.
d. cacbon thứ tư của đường đê ôxiribôzơ.
 12. Chọn trình tự thích hợp của các nucleotit của mARN được tổng hợp từ một đoạn gen có đoạn mạch khuôn là : AGXTTAGXA
a. AGXTTAGXA b. UXGAAUXGU
c. TXGAATXGT d. AGXUUAGXA
13. Dạng đột biến nào sẽ tạo thành những giao tử không bình thường ?
a. Mất đoạn. b. Thêm đoạn.
c. Đảo đoạn. d. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
 14. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
a. Vì số nucleotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số aa của chuỗi polipeptit.
b. Vì số nucleotit ở 2 mạch của gen dài gấp 6 lần số aa của chuỗi polipeptit.
c. Vì 3 nucleotit mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43=64 bộ ba dư thừa để mã hóa 20 loại aa.
d. Vì mã bộ ba và bộ 2 không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
 15. Khối protein tạo nên một nucleôxôm gồm mấy phân tử histon?
a. 4. b. 6. c. 8. d. 10.
 16. Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, trên một mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn ở mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
a. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
b. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’.
c. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
d. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
 17. Cơ chế điều hòa đối với ôprôn lac ở E.Coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào?
a. Prôtein ức chế với nhóm gen cấu trúc.
b. Protein ức chế với vùng P.
c. Protein ức chế với sự thay đổi điều kiện môi trường.
d. Protein ức chế với vùng O.
 18. Thể tự đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh ở thể lưỡng bội?
a. Giao tử n kết hợp vưói giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
b. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n.
c. Giao tử 2n kết hợp giao tử 3n tạo hợp tử 5n.
d. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n.
 19. Một cặp NST tương đồng được qui ước là A a . Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào ?
a. AA, Aa, A, a. b. Aa, O, A, a.
c. AA, O, a. d. Aa, aa.
 20. điều nào sau đây không đúng với di truyền ngoài NST?
a. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
b. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
c. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
d. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
 21. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với ruồi giấm?
a. Có chu kì sống ngắn. b. Có nhiều đột biến.
c. Không nuôi được trong ống nghiệm. d. Bộ NST có số lượng ít.
 22. Pt/c khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với nhau được F1. F1 giao phối với nhau cho F2. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi loại gen trội xác định một kiểu hình riêng biệt, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
a. 9: 3: 3: 1. b. 9:7. c. 9:3:4. d. 9:6:1.
 23. Loại tác động của gen thường được chú có tỉ lệ kiểu hình là:
a. 9: 3: 3: 1. b. 9:7. c. 9:3:4. d. 9:6:1.
 23. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là:
a. tác động cộng gộp. b. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội.
c. tác động đa hiệu. d. tác động át chế giữa các gen không alen.
 24. Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn :
a. Vì NST có đoạn mang gen còn Y thì không có gen tương ứng.
b. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
c. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
d. Vì NST X dài hơn NST Y.
 25. Sự phụ thuộc của TT vào kiểu gen như thế nào?
a. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
b. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.
c. Tính trạng số lượng chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
d. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
 26. Cho 2 dòng ruồi giấm t/c giao phối với nhau được F1 đều thu được ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai phân tích nếu thu được tỉ lệ: 0,4 thân xám, cánh cụt: 0,4 thân đen, cánh dài: 0,1 thân xám, cánh dài: 0,1 thân đen cánh cụt. Thì tần số hoán vị là bao nhiêu?
a. 0,1 b. 0,2 c. 0,3 d. 0,4
 27. Phép lai xác định vai trò của bố mẹ đối với sự di truyền tính trạng ở các thế hệ sau được gọi là:
a. lai thuận nghịch. b. Lai khác dòng
c. lai ngược. d. Lai phân tích.
 28. điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?
a. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu.
b. Các gen có xu hướng liên kết với nhau.
c. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp tương đồng.
d. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.
29. ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là:
a. điều khiển giới tính của cá thể. 
b. phát hiện các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng tới giới tính.
c. phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng tới giới tính.
d. điều khiển tỉ lệ đực cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.
 30. ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập là gì?
a. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến quan trọng của sinh giới.
b. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
c. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.
d. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của nhãng loài sinh sản theo lối giao phối.
TUẦN – Tiết 17
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 16. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ( tiết 1).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và những đặc trưng của quần thể về mặt di truyền.
- Nêu được khái niệm và cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
- Trình bày được những đặc điểm và sự di truyền trong quần thể tự phối.
2. Kĩ năng: Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết và kĩ năng giải bài tập về cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
3 Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGk, giáo án, bảng 16.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: K/quát xu hướng thay đổi t/phần KG của QT.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các đặc trưng di truyền của quần thể.
GV : KN QT ? cho VD ?.
HS ........
GV: đâu là 1 QT?.
1-Một chậu cá Chép.
2- Các con cá Chép ở Hồ Tây.
3- Bể cá cảnh trong gia đình em.
4- Đàn Gà trong gia đình em.
5- Một cánh đồng.
GV: g/thích KN: vốn gen, tần số alen, tần số KG ?
HS: ...........
VD bên 
fA= 0,6.
fa = 0,4
fAA = 0,5; faa = 0,3; fAa= 0,2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
GV: g/thích KN tự TP và giao phối gần.
Thế hệ
KG AA
KG Aa
KG aa
P
0
1
0
1
¼
1/2
1/4
2
3/8
1/4
3/8
3
7/16
1/8
7/16
n
(1-(1/2)n )/2
(1/2)n
(1-(1/2)n )/2
QT: xAA + yAa +zaa=1
Trong đó: x, y,z lần lượt là tần số của các kiểu gen: AA, Aa, aa.
- Tần số của KG AA: x + (y-y(1/2)n )/2
- Tần số của KG Aa: (½)n .y
- Tần số của KG aa: z + (y-y(1/2)n )/2
I. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢNCỦA QT.
1. KN.
- Là 1 tổ chức các ca thể sv cùng loài, sống trong 1 khoảng k/gian xđ, ở vào 1 thời điểm xđ và có k/năng sinh sản.
- Ví dụ : Tổ Mối ở góc vườn.
2. Đặc trưng cơ bản của QT.
- Vốn gen : tập hợp tất cả các alen của QT ở 1 thời điểm nhất định.
- Tần số alen :tỉ lệ giữa số lượng alen đó/ tổng số alen của QT.
- Tần số KG : tỉ lệ giữa số KG đó / tổng số cá thể.
- VD : QT 1000 cá thể( 500AA, 200Aa, 300aa).
Vốn gen( tổng số alen của QT) = 1000 x 2 = 2000.
Tần số alen A : fA = (500x2 + 200x1)/ 2000 = 0,6.
Tần số alen a : fa = 1-0,6 = 0,4
Tần số KG AA = 500/1000 = 0,5.
II. CẤU TRÚC DTCỦA QT TỰ T/PHẤN VÀ QT GIAO PHỐI GẦN.
1. Qt tự thụ phấn( QT thực vật).
- VD: QT ban đầu gồm 100% các cá thể có KG Aa. Sau nst thế hệ thì tỉ lệ các KG sẽ ntn ?.
HS: AA = aa = (1-(1/2)n )/2.
 Aa = (1/2)n 
- KL:TP KG của QT TTP qua nhiều thế hệ có sự thay đổi:số KG dị hợp giảm dần và số KG đồng hợp tăng dần .
2. QT giao phối gần( QT động vật):
( tương tự QT TTP: tăng dần tỉ lệ KG đồng hợp và giảm KG dị hợp).
BTVN: QT: xAA + yAa +zaa=1
Trong đó: x, y,z lần lượt là tần số của các kiểu gen: AA, Aa, aa. Xác định tần số các KG theo x,y,z ?.
4. Củng cố:
- Quần thể là gì? Nêu các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học?
- Tần số tương đối của alen và KG là gì? Được xác định như thế nào?
- Đặc điểm của quần thể tự phối?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 5 SGK trang 83.
+ P: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. F1: 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa -> F2: 0,54AA: 0,12 Aa: 0,34aa. -> F3: 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.
- Từ đó GV hướng dẫn HS xây dựng công thức tổng quát.
* Nếu quần thể ban đầu có tỉ lệ các loại KG là: xAA: yAa: zaa. thì ở thế hệ thứ n ta có:AA = { x + [ y-(1/2)n.y ] : 2 } ; aa = { z + [ y-(1/2)n.y ] :2 } ; Aa = y. (1/2)n
5. Dặn dò:
- Ôn tập kiến thức dựa vào câu 1, 2, 3 ở SGK trang 70.
- Làm bài tập 4 SGK trang 70. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 12 CB HK1.doc