Giáo án Sinh học 12 - Tiết 9, Bài 9: Quy luật Mendel, quy luật phân ly độc lập - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 9, Bài 9: Quy luật Mendel, quy luật phân ly độc lập - Trần Thị Phương Anh

- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử

- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai

- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 9, Bài 9: Quy luật Mendel, quy luật phân ly độc lập - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17/10/2009
Tiết thứ: 9
Bài 9: QUY LUẬT MENDEL QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
(Mendel’s laws: The Principle of Independent Assortment)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai
- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
- Hình 9, bảng 9 phóng to.
- Một số hình khác
III.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày cơ sở tế bào học của hiện tượng phân ly ? Nếu 2 allele của cùng một gene không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà là đồng trội thì quy luật Mendel có còn đúng không ?
 3.Tổ chức học bài mới:
 GV (Đặt vấn đề): Bài trước chúng ta đã biết quy luật phân ly với một cặp tính trạng do một cặp gene quy định. Vậy với 2 cặp gene quy định 2 tính trạng thì nó di truyền như thế nào ? Tại sao gọi quy luật thứ này là quy luật phân ly độc lập ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu các bước thí nghiệm của Mendel
GV: Mendel đã thí nghiệm các bước như thế nào ? Kết quả ?
HOẠT ĐỘNG 2
Nhận xét kết quả và rút ra quy luật
GV: Em có nhận xét gì về KH ở đời con F2 so với đời P, F1 ?
GV: Nếu xét gì về tỉ lệ KH của trong từng tính trạng ?
GV: (Khắc sâu) Vì sao gọi là định luật phân ly độc lập ?
GV: F2 có bao nhiêu tổ hợp KG, nó là kết quả của việc tổ hợp bao nhiêu loại giao tử với nhau ?
(16 = 4x4 , 16 = 8x2 , 16 = 16x1 )
GV: Để cho 4 loại giao tử ] F1 có đặc điểm di truyền như thế nào ? 
GV:Vậy Mendel đã rút ra quy luật di truyên có nội dung như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu cơ sở tế bào học của Quy luật phân ly độc lập
GV: Nghiên cứu SGK, hoàn thành PHT sau:
GV: Các Quy luật Mendel có ý nghĩa gì ?
GV: Còn với thực tiễn ?
I.THÍ NGHIỆM
1.Đối tượng: Đậu Hà Lan
2.Các bước và kết quả:
PT/C: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F1: 100% Vàng, trơn
F2: 315 Vàng, trơn: 108 Vàng, nhăn: 101 Xanh, trơn: 32 Hạt xanh, nhăn
3.Nhận xét: Xuất hiện hai loại KH mới Vàng, nhăn và Xanh, trơn, là tổ hợp các tính trạng của bố mẹ → Biến dị tổ hợp.
-Nhận xét định lượng:
F2 : 
Vàng/Xanh = (315+108)/(101+32) » 3/1
Trơn/Nhăn = (315+101)/(108+32) » 3/1
]Vẫn theo định luật phân ly.
-Nhân xét định tính: Sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào cặp tính trạng khác.
4.SĐL:
*Quy ước: 
A: Hạt vàng; a: Hạt xanh
B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn
PT/C: AABB (Vàng, trơn) x aabb (Xanh, nhăn)
F1: AaBb (100% Vàng, trơn)
GF1: AB, Ab, aB, ab
F2: 
KG: 9/16A-B- : 3/16A-bb : 3/16 aaB- : 1/16aabb
KH: 9/16 Vàng, trơn: 3/16 Vàng, nhăn: 3/16 Xanh, trơn: 1/16 Xanh, nhăn
5.Rút ra quy luật:
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập trong quá trình hình thành giao tử. 
III.CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC
Quá trình
Nguyên nhân (NST)
Hệ quả
(Gene)
Kết quả
Giảm phân
Do sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng. 
dẫn tới sự phân ly của các cặp gene trên NST. 
Tạo nên 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
Thụ tinh
Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong thụ tinh. 
Sự tổ hợp tự do của các cặp gene trên
Tạo nên 16 tổ hợp 
IV.Ý NGHĨA
1.Ý nghĩa lý luận:
-Từ tỉ lệ KH, suy ra được tỉ lệ KG và ngược lại.
-Giải thích được sự đa dạng và phong phú của sinh vật là do sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
2.Ý nghĩa thực tiễn:
-Do sự đa dạng của sinh vật → con người dễ tìm ra những tính trạng có lợi cho mình.
-Tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
 4.Củng cố:
-Có phải Định luật phân ly độc lập chỉ đề cập tới 2 tính trạng ? Hoàn thành những mục còn trống (?) trong Bảng 9 trang 40 SGK ?
 5.BTVN:
-Học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-9-Lesson 9-Mendel’s laws-The Principle of Independent Assortment.doc