Giáo án Sinh học 12 - Tiết 41: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 41: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể

- Thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh hoạ 2 kiểu tăng trưởng quần thể

2) Kỹ năng:

 - Phân tích, đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

 - Nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 41: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 41 
Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể
- Thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh hoạ 2 kiểu tăng trưởng quần thể
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, đề xuất các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
	- Nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái niệm về kích thước quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa
	- ảnh hưởng của 4 yếu tố: mức độ sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư.
	- Phân biệt 2 kiểu đường cong sinh trưởng của quần thể
	- Mức độ tăng dân số của quần thể người hiện nay.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa.
- ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
(GV giới thiệu về các đặc trưng cơ bản của quần thể)
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Kích thước của quần thể sinh vật
1) KN: 
- Là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Trong giới hạn, kích thước quần thể dao động: giá trị tối thiểu à giá trị tối đa.
+ Kích thước tối thiểu: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển có thể đạt được
+ Kích thước tối đa: Giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
2) Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể
Phụ thuộc vào 4 nhân tố:
a/ Mức độ sinh sản của quần thể
- Là số cá thể mới do quần thể sinh ra trong 1 khoảng thời gian nhất định
- Phụ thuộc: sức sinh sản của cá thể cái (SL trứng, con non trong 1 lứa, số lứa của 1 cá thể, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể), tỷ lệ ♂/♀, tác động của các nhâ tố sinh thái
b/ Mức độ tử vong
- SL cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian (vì già hoặc các nguyên nhân ST khác)
- Phụ thuộc vào trạng thái quần thể & các điều kiện môi trường.
c/ Phát tán cá thể 
- Thể hiện qua sự xuất cư và nhập cư của các cá thể trong quần thể.
- Sự nhập cư: 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể
+ Khi điều kiện sống thuận lợi, sự nhập cư ít gây ảnh hưởng tới quần thể.
- Sự xuất cư: 1 số cá thể rời bỏ quần thể hiện tại chuyển sang sống ở quần thể ạ
ố Kích thước quần thể bởi CTTQ :
Nt = No + B – D + I – E
Trong đó: Nt & No là số cá thể ở thời điểm hiện tại và ban đầu
- B: Mức sinh sản; D: Mức tử vong; I: Mức nhập cư; E – Mức xuất cư.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về kích thước của quần thể sinh vật
* GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk
- Kích thước quần thể là gì? Kích thước quần thể thay đổi như thế nào?
+ HS:
- Thế nào là kích thước tối thiểu? Kích thước tối đa?
+ HS:
* GV tích hợp nội dung BVMT: Giới hạn số lượng cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
- Kích thước quần thể chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
+ HS: Có 4 nhân tố
- Thế nào là mức độ sinh sản của quần thể? Mức độ sinh sản phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ HS:
- Mức độ tử vong của quần thể là gì? Mức độ tử vong phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ HS:
- Sự phát tán của các cá thể của quần thể được thể hiện qua điều gì?
+ HS: Sự nhập cư, xuất cư.
- Sự nhập cư là gì ? Khi nào thì sự nhập cư ít gây ảnh hưởng đến quần thể
+ HS :
- Sự xuất cư là gì ?
+ HS :
- Vậy, CTTQ về kích thước của quần thể là gì ?
* GV đưa ra CTTQ và yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các ký hiệu viết tắt dựa trên kiến thức đã học
II – Tăng trưởng của quần thể sinh vật
1) Khi điều kiện môi trường không bị giới hạn (theo lý thuyết)
- Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
- Đường cong tăng trưởng có hình chữ J
2) Khi điều kiện môi trường bị giới hạn (thực tế)
- Đường cong sinh trưởng có hình chữ S
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tăng trưởng của quần thể sinh vật
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và rút ra sự sinh trưởng của QT theo lý thuyết và theo thực tế.
+ HS: thực hiện yêu cầu của 
*) Thực hiện câu lệnh – SGK- 168
- GV đưa ra các VD chứng minh
- Cung cấp thông tin nâng cao cho HS khá - giỏi (sgv)
III – Tăng trưởng của quần thể Người
- Bùng nổ dân số là: sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong một thời gian tương đối ngắn lịch sử phát triển loài người
+ Loài người đã trải qua nhiều lần bùng nổ dân số
+ Là kết quả của sự tiến bộ về khả năng lao động SX, chế ngự thiên nhiên và phát triển văn hoá.
- Hậu quả của bùng nổ DS: ảnh hưởng nhiều mặt đến chất lượng cuộc sống
- Các biện pháp chủ yếu thực hiện kiểm soát kinh tế
+ Thực hiện KHHGĐ
+ Phân bố dân cư hợp lý
+ Tuyên truyền GD DS
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về tăng trưởng của quần thể Người
* GV cho HS nghiên cứu SGK và thực hiện câu lệnh – 169
* GV phát vấn:
- Bùng nổ dân số là gì? Tại sao xã hội loài người lại xảy ra các thời kỳ bùng nổ dân số?
+ HS
- Hậu quả của bùng nổ dân số? Các biện pháp hạn chế bùng nổ dân số hiện nay?
+ HS:
* GV đưa ra các dẫn chứng về bùng nổ dân số (sgv)
* GV tích hợp nội dung GD BVMT
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
* Câu lệnh – sgk – 168
- Do SL cá thể của quần thể tăng nhanh, khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu TĂ, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày 1 nhiều,dẫn đến dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể tranh giành nhau TĂ, nơi ở ngày càng trở nên gay gắt. Trong điều kiện sống ngày càng khó khăn đó, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên, từ đó quần thể tiến tới giai đoạn ổn định trên đường cong tăng trưởng thực tế.
* Câu lệnh – sgk – 169	
- Quan sát đồ thị tăng trưởng dân số trên thế giới cho thấy :
+ Trong lịch sử phát triển, dâ0n số thế giới tăng dần từ hàng ngàn năm trước công nguyên
+ Sau CN, mặc dù gặp nhiều thiên tai, chiến tranh nhưng dân số thế giới tăng nhanh chóng. Bùng nổ dân số thế giới xuất hiện mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XVIII à CTTG II (1945) (Dân số thế giới đạt 1 tỷ nguời vào 1830, tăng gấp đôi lên 2 tỷ vào năm 1930 và khoảng 2,5 tỷ vào 1945). Đây là thời kỳ phát triển xã hội công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp và các thành phố lớn
+ Dân số tăng nhanh nhất là thời kỳ sau CTTG II (đạt 5 tỷ người vào 1987 và 6 tỷ vào năm 2000). Vào thời kỳ này, loài người đạt được nhiều thành tựu khoa học lớn, các ngành khoa học cơ khí hoá, tự động hoáphát triển mạnh mẽ làm giảm sức lao động của con người.
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 165 - SGK.
- Đọc trước bài “Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docT41.doc