Giáo án Sinh học 12 tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giáo án Sinh học 12 tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Tiết 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi.

- Hiểu được những đặc điểm thích nghi của sinh vật trong tự nhiên.

- Hiểu được sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, có những hành động cụ thể để bảo vệ sự đa dạng của sinh giới.

II. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm nhỏ.

III. Tổ chức giờ học

 

doc 1 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2010
Ngày giảng: 06/01/2010
Tiết 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi.
- Hiểu được những đặc điểm thích nghi của sinh vật trong tự nhiên.
- Hiểu được sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, có những hành động cụ thể để bảo vệ sự đa dạng của sinh giới.
II. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm nhỏ.
III. Tổ chức giờ học
1. Khởi động mở bài
* Thời gian: 4 phút.
* Tiến hành: Giáo viên nêu vấn đề một số đặc điểm thích nghi của sinh vật trong tự nhiên: Màu xanh của sâu rau; màu sắc sặc sỡ của sâu bọ; sự đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn với thuốc bảo vệ thực vậtTừ đó dẫn dắt học sinh vào bài.
2. Hoạt động 1: Giải thích về sự hình thành quần thể thích nghi.
* Thời gian: 20 phút
* Tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề:
	+ Năm 1950 ở Nga sử dụng thuốc trừ sâu DDT tiêu diệt được hơn 90% ruồi.
	+ Tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu DDT với liều lượng tăng dần đến năm 1953 chỉ tiêu diệt được 9% ruồi.
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nêu những giả thuyết có thể xảy ra để giải thích hiện tượng trên. Lấy các ví dụ tương tự trong tự nhiên.
- Bước 3: Đại diện học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét và giải thích sâu về sự khả năng kháng DDT của quần thể ruồi.
* Kết luận:
	Mỗi đặc điểm thích nghi của quần thể chịu sự tác động của 3 nhân tố chủ yếu:
- Quá trình phát sinh và tích luỹ các đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc.
- Quá trình sinh sản làm phát tán các đột biến trong quần thể, làm cho các đột biến có cơ hội được biểu hiện khi gặp các điều kiện thuận lợi.
- CLTN sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. 
* Giáo viên giải thích về sự hoá đen của bướm sâu đo Bạch dương ở Anh.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
* Thời gian: 16 phút
* Tiến hành: 
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh lấy những ví dụ trong tự nhiên chứng minh mỗi đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý tương đối.
- Bước 2: Học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét và giải thích về sự hợp lý tương đối của mỗi đặc điểm thích nghi.
* Kết luận:
Mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính tương đối bởi:
- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong một điều kiện nhất định, khi môi trường thay đổi giá trị thích nghi có thể bị thay đổi.
- Trong những điều kiện nhất định quá trình đột biến không ngừng diễn ra, CLTN không ngừng tác động làm thay đổi tần số tương đối cuả các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
5. Tổng kết và hướng dẫn học sinh về nhà (5 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhấn mạnh trọng tâm bài học.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 3, 4, 5.
- Hướng dẫn: Dựa vào sự hình thành các quần thể thích nghi.
- Công việc về nhà: Sưu tầm và giải những đặc điểm thích nghi trong tự nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • doc6776767.doc