Giáo án Sinh học 12 tiết 2: Phiên mã và dịch mã

Giáo án Sinh học 12 tiết 2: Phiên mã và dịch mã

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp được mARN trên mạch khuôn ADN).

- Mô tả được quá trình sinh tổng hợp prôtein.

 2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.

- Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh.

 3. Thái độ: HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh hình SGK. Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã. Sơ đồ động cơ chế sao mã, dịch mã.

 - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 2: Phiên mã và dịch mã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......../......../........	 	Tiết 2
Ngày dạy: ....../......./.........
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp được mARN trên mạch khuôn ADN).
- Mô tả được quá trình sinh tổng hợp prôtein.
	2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
- Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh.
	3. Thái độ: HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh hình SGK. Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã. Sơ đồ động cơ chế sao mã, dịch mã.
 - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
Đặc điểm
mARN
tARN
rARN
Cấu trúc
Chức năng
	2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới. 
III. Tiến trình tổ chức bài học
	1. Ổn định tổ chức lớp:
 	- Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị bài vở của HS
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
	- Mã di truyền là gì ? Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
	- Chỉ ra mạch mã gốc và mạch bổ sung trên phân tử ADN (vẽ hình lên bảng).
	- Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN?
	3. Bài mới: ADN - gen mang thông tin di truyền dưới dạng các mã bộ 3. Thông tin di truyền là thông tin về cấu trúc phân tử Protein tương ứng. Vậy làm thế nào mà phân tử Protein được tổng hợp và thể hiện chức năng của mình? 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: 
 + Nêu khái niệm phiên mã?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Mục I.1, hình 2.1 SGK:
 ® về nhà hoàn thành phiếu học tập.
 + ARN có những loại nào? Chức năng mỗi loại?
Đặc điểm
mARN
tARN
rARN
Cấu trúc
Chức năng
GV: Cho HS quan sát sơ đồ động cơ chế sao mã (máy chiếu).
 Hình 2.2 - Sơ đồ khái quát phiên mã
GV: Quá trình phiên mã trải qua các giai đoạn như thế nào?
 + Enzim nào tham gia vào phiên mã?
 + Trình bày diễn biến mỗi giai đoạn?
 + Chiều của mạch khuôn tổng hợp ARN
GV: Enzim ARN – Pol hoạt động phiên mã như thế nào?
GV: Nguyên tắc bổ sung là gì?
GV:+Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì?
 + Nó có chiều như thế nào so với mạch mã gốc?
GV: Có thể vừa vẽ hình 2.2 vừa mô tả diễn biến quá trình phiên mã. Yêu cầu HS theo dõi.
* Củng cố: Cho trình tự Nu/mạch mã gốc:
- Mạch mã gốc: 3' - TAXTAGXXGTTT - 5'
→ Y/c: Xác định trình tự Nu trên mARN?
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và TLCH:
 + Nêu khái niệm dịch mã? 
GV yêu cầu HS quan sát : Sơ đồ động quá trình dịch mã hoặc hình 2.3 Sơ đồ cơ chế dịch mã:
 + Quá trình dịch mã diễn ra qua mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào?
 + Giai đoạn hoạt hoá a.a diễn ra như thế nào? A.a được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào?
GV: yêu cầu HS quan sát h2.3 SGK:
 + Giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit có thể chia thành mấy bước?
GV: 1 mARN có thể gắn đồng thời với nhiều Riboxom ® poliriboxom (polixom) ® làm tăng hiệu suát tổng hợp protein (H2.4)
I. Phiên mã (sao mã):
 1. Khái niệm: Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. 
- Chỉ mạch mã gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử ARN.
 2. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
- mARN: Làm khuôn cho dịch mã tổng hợp Pr.
- tARN: Mang a.a tới Ribosom thực hiện dịch mã
- rARN: Tham gia cấu tạo Riboxom
 3. Cơ chế phiên mã: 
- Đầu tiên, ARN polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3’ - 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Sau đó, ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ - 5’ để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - T; G - X) theo chiều 5’ - 3’ tạo nên chuỗi polinuclêôtit.
- Cuối cùng, Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử mARN được giải phóng khỏi mạch mã gốc.
Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
- Kết quả: Phân tử ARN có chiều 5’ - 3’ ngược chiều với mạch mã gốc.
II. Dịch mã:
 1. Khái niệm: Dịch mã là quá trình tổng hợp phân tử prôtein dựa trên khuôn mẫu là mARN.
 2. Cơ chế dịch mã: qua 2 giai đoạn:
 a) Hoạt hoá a.a:
- a.a tự do gắn với ATP ® a.a hoạt hóa.
- a.a hoạt hóa liên kết với tARN tương ứng → phức hợp aa - tARN.
Enzim
Sơ đồ:
Axit amin + ATP + tARN aa - tARN
 b) Tổng hợp chuỗi polipeptit: Gồm 3 bước:
- Mở đầu: Tiểu đơn vị bé của Ribôxôm gắn với mARN tại vị trí mã mở đầu (AUG). tARN mang a.a mở đầu tiến vào Ribôxôm và diễn ra sự khớp mã giữa anticôđôn và côđôn mã mở đầu theo nguyên tắc bổ sung. 
- Kéo dài chuỗi polipeptit: 
 + aa1 - tARN tiến vào riiboxom và đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Một liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu với aa thứ nhất. 
 + Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ hai/mARN và tARN vận chuyển aa mở đầu được giải phóng.
 + Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo NTBS), hình thành liên kết peptit giữa a.a thứ hai và a.a thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển a.a thứ nhất được giải phóng.
® Quá trình cỨ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.
- Kết thúc: Khi riboxom chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã bị dừng lại, 2 tiểu phần của Riboxom tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ a.a mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit để tạo ra phân tử protein hoàn chỉnh.
* Lưu ý: Riboxom chỉ dịch chuyển từ đầu 5’ - 3’ trên mARN mà không dịch chuyển ngược lại.
	4. Củng cố
	- Mối liên hệ giữa ADN, ARN và Protein thể hiện qua các cơ chế nào?
 	- Hình 2.4 - Sơ đồ hoạt động của Poliribosom. ® Thảo luận: Nếu có 10 Ribosom cùng trượt trên 1 phân tử mARN thì có bao nhiêu prôtêin được hình thành? Các loại Protein được tổng hợp?
→ Vai trò của Poliribosom trong quá trình dịch mã tổng hợp Protein?
	- Trình tự các Codon/mARN: AUG UAX XXG XGA UUU → Xác định các bộ 3 mã gốc/ADN, các bộ 3 đối mã/tARN và các aa tương ứng (sử dụng bảng 1 - bảng mã di truyền).
	5. Dặn dò:
 	- Đọc mục kết luận SGK.
 	- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới.
 	- Tìm hiểu mô hình cấu trúc và sự điều hòa hoạt động của Operon - Lac.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2.doc