Giáo án Sinh học 12 - Tiết 13: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 13: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

 - Các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NSTGT (X và Y).

 - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.

 - Nêu được 1 số ứng dụng của sự DT liên kết với giới tính

 - Nêu được đặc điểm DT của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.

 - Kỹ năng: + Quan sát tranh, hình SGK để phát hiện kiến thức.

II – Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.

3. Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.

III – Thiết bị dạy học:

- Tranh vẽ SGK phóng to hình 12.1 – 12.2 - SGK

- Hình ảnh về các thí nghiệm liên quan đến nội dung bài

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 13: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 13
Di truyền Liên kết với giới tính 
và di truyền ngoài nhân 
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
	- Các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NSTGT (X và Y).
	- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.
	- Nêu được 1 số ứng dụng của sự DT liên kết với giới tính
	- Nêu được đặc điểm DT của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.
	- Kỹ năng: + Quan sát tranh, hình SGK để phát hiện kiến thức.
II – Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.
III – Thiết bị dạy học: 
- Tranh vẽ SGK phóng to hình 12.1 – 12.2 - SGK
- Hình ảnh về các thí nghiệm liên quan đến nội dung bài
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu
IV – Trọng tâm bài học:
- Các đặc điểm của DT LK với giới tính và DT ngoài nhân
- Cách phát hiện hiện tượng DT LK với giới tính và DT ngoài nhân.
V – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Cơ sở TB học của hiện tượng hoán vị gen?
	- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
II – Vào bài mới : 
Nội dung
Phương pháp
I – DTLK GT
1. NSTGT và CC xác định GT
a) NST GT
- Là các NST chứa các gen quy định GT. Ngoài ra còn chứa các gen quy định các TT thường.
- Đối với cặp NSTGT X – Y có
+ Đoạn tương đồng: có thể tiếp hợp với nhau
+ Đoạn ko tương đồng: ko bắt cặp (do gen /X ko có alen tương ứng trên Y và ngược lại)
b) CC xác định giới tính
- ♂: XY, ♀: XX: Người, ĐV có vú, RG, chua me, cây gai
- ♂: XX, ♀: XY: chim, ếch nhái, bò sát, bướm.
- ♂: XO, ♀: XX: châu chấu
2. Sự DT LK GT
a) Gen trên X
- Xét VD – SGK – 51
- Đặc điểm của sự DTLK với NST X ( DT chéo):
+ Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau tức tỷ lệ phân ly KH ở 2 giới khác nhau.
+ DT chéo (TT của ♀ truyền cho con ♂ à cháu ♀)
+ Cơ sở TB học: sự phân ly của cặp NSTGT trong GF và sự tổ hợp qua TT à phân ly và tổ hợp của cặp gen quy định TT tương ứng.
VD: bệnh mù màu, khó đông ở người.
b) Gen trên Y
- NST Y hầu như ko có gen (chứa rất ít)
- Các gen ở vùng ko tương đồng chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử à DT thẳng
VD: bệnh (tật) dính ngón tay 2,3; túm lông trên tai ở người.
3. ý nghĩa DTLKGT
- Phân biệt ♂, ♀ để điều chỉnh tỷ lệ theo mục tiêu SX
VD: - Phân biệt tằm ♂, ♀
+ Trứng tằm màu sáng à ♂ (XAXa)
+ Trứng tằm màu sẫm à ♀ (XaY)
(XA quy định trứng màu trắng)
- Phân biệt gà ♂, ♀
+ Lông vằn đầu rõ à ♂ (XAXA)
+ Lông vằn đầu ít à ♀ (XAY)
(XA quy định lông vằn đầu)
II – DT ngoài nhân
- 1909 – Coren phát hiện ở cây hoa phấn có sự DT TBC
- ở cơ thể lưỡng bội (2n), gt’♂ và gt’♀ đều mang bộ NST đơn bội trong nhân (n) khối TBC ở gt’♀ lớn gấp nhiều lần khối TBC ở gt’♂ à ảnh hưởng sự DT của 1 số TT
- Trong TBC cũng chứa gen: gen ngoài nhân = gen TBC = gen ngoài NST. 
+ B/c: DNA ở plasmit, TT, LL
- Sự phân ly KH rất phức tạp
* Đặc điểm sự DT ngoài nhân
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, con lai mang TT của mẹ
- Các TT ko tuân theo QLDTNST, vì TBC ko phân phối đều cho các TB con như NST
- TT do gen TBC quy định sẽ $ khi thay thế nhân = nhân khác có CT DT ≠.
* HS nghiên cứu SGK + kiến thức SH 9
- NST GT là gì? có gì khác NST thường?
- Nhận xét về sự khác nhau của cặp NST XX và XY?
* HS tự nghiên cứu cơ chế xác định GT và lấy được các VD về cặp NST GT khác nhau giữa các loài?
* GV hướng dẫn HS nghiên cứu tại liệu, phân tích các VD à đặc điểm sự DT do gen trên X và gen trên Y quy định?
- Phân biệt DT thẳng, DT chéo?
- Cơ sở TB học (sự phân ly của cặp NST GT)
- Lấy được các VD minh hoạ?
- Phân biệt giới đồng giao tử, giới dị giao tử?
* GV bổ sung: Năm 2004 – NST Y của người có 24 gen.
- ý nghĩa của DT LK GT? Lấy VD?
* GV cung cấp thêm thông tin nâng cao cho HS các lớp A, B)
* GV nêu sơ lược về lịch sử phát hiện ra quy luật DT TBC
- Nhận xét về kết quả phép lai trong phép lai thuận và phép lai nghịch?
- Giải thích nguyên nhân của sự sai khác đó?
- Gen TBC có ở những bào quan nào? (nhân sơ, nhân thực)
* Sự DT do gen TBC quy định có những đặc điểm gì?
(HS dựa vào kiến thức sgk + suy luận)
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1: DT LK với GT được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở sự DT các TT do gen trên NST Y quy định:
Chỉ DT ở giới dị giao tử
Chỉ DT ở giới đồng giao tử
Chỉ DT ở giới đực
Chỉ DT ở giới cái.
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 49 – SGK.
- Đọc trước bài “ảnh hưởng của MT lên sự biểu hiện của gen”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
................

Tài liệu đính kèm:

  • doct13.doc