Giáo án Sinh học 12 tiết 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Giáo án Sinh học 12 tiết 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

 - Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).

- Nêu được dịnh nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN.

2 - Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:

 - Quan sát, phân tích tranh hình phát hiện kiến thức.

- Tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.

 - Đọc và nghiên cứu SGK.

3 - Thái độ:

- HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN V: 	DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Ngày soạn: ......./......./......... 
Ngày dạy: ......./......./......... 	Tiết 1
Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
	- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).
- Nêu được dịnh nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN.
2 - Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:
	- Quan sát, phân tích tranh hình phát hiện kiến thức.
- Tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
	- Đọc và nghiên cứu SGK.
3 - Thái độ:
- HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.
II. Chuẩn bị cảu GV và HS:
	1. Chuẩn bị của GV:
- Hình 1.1, 1.2 - SGK và bảng 1 - bảng mã di truyền SGK.
- Sơ đồ động cơ chế tự nhân đôi của ADN. Máy chiếu.
	- Mô hình cấu trúc không gian của ADN. Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit (Trong PTN)
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. Bài mới:
	1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị đồ dùng phục vụ học tập của HS.
	2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
	3. Giảng bài mới: 
ĐVĐ: GV giới thiệu qua nội dung chương trình SH 12 gồm 3 phần 5, 6,7 trong chương trình SHPT. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài đầu tiên trong CT SH 12 .
Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 SGK, hình ảnh 1 đoạn ADN ® Thảo luận và cho biết:
 + Gen là gì ? Kể tên một vài loại gen?
GV N.xét, bổ sung: Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà, ...
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 – SGK:
 + Mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc?
HS: Trả lời:
GV: Nhận xét, bổ sung:
 Vẽ hình giảng giải về:
 + Vị trí của mỗi vùng.
 + Mạch mã gốc và mạch bổ sung
3’
3’
5’
Vùng điều hoà
Vùng mã hoá
Vùng kết thúc
5’
 + Chức năng của mỗi vùng ?
* Lưu ý: Với HS khá giỏi: GV có thể giới thiệu cho HS biết sự khác nhau giữa gen của SVNS và gen của SVNT.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK , thảo luận và cho biết:
 + Mã di truyền là gì?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGk và cho biết:
+ Cách đọc mã di truyền trên 1 gen?
+ Mã di truyền có đặc trưng riêng cho loài nào không?
+ Một bộ ba mã hoá được mấy axit amin?
+ Có bộ ba nào không mã hoá axit amin?
 ® HS: Trả lời
GV: Vẽ một đoạn gen và cách sắp xếp của các Nu trên gen:
VD: AUG AXG AGX ATX ATG
® giải thích cho HS các đặc điểm của MDT.
GV khẳng định: MDT là mã bộ ba: Tức là cứ 3 Nu kế tiếp nhau trên mạch mã gốc của gen mã hoá cho 1 aa hoặc làm nhiệm vụ kết thúc sự tổng chuỗi Polipeptit.
* GV lưu ý HS:
GV: Yêu cầu HS quan sát H 1.2 - Sơ đồ minh họa quá trình nhân đôi ADN
® Thảo luận
 + Sự nhân đôi ADN xảy ra ở đâu trong TB và vào thời điểm nào của chu kì tế bào?
 + Quá trình nhân đôi ADN diễn ra qua mấy giai đoạn?
GV: + Tóm tắt diễn biến cơ bản của quá trình tự sao?
+ Enzim nào tham gia vào quá trình tự sao?
+ Mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới?
+ Quá trình tổng hợp mạch ADN mới có đặc điểm là gì?
GV: Quá trình nhân đôi của phân tử ADN được diễn ra theo những nguyên tắc nào?
GV: Vẽ lại hình quá trình tự sao ADN và giảng giải về các nguyên tắc.
GV: 2 phân tử ADN con có giống nhau không và có giống ADN mẹ không?
Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với SV?
- Kết quả và ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN?
I. Gen
 1. Khái niệm: 
- Gen là 1 đoạn của phân tử axit nucleic (ADN, ARN) mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hay ARN)
- VD: Gen Hbα, gen tARN.
 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự Nucleotid:
 + Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và điều hoà phiên mã.
 + Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin
 + Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền (MDT):
 1. Định nghĩa:
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp của các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
 2. Đặc điểm của MDT:
- MDT được đọc liên tục từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba ( không chồng gối lên nhau) 
- Mã di truyền có tính phổ biến: Các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: một bộ ba chỉ mã hoá cho một axit amin.
- Mã di truyền có tính thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG chỉ mã hoá 1 axit amin và 3 bộ ba kết thúc không mã hoá axit amin nào) 
VD: Leu có 6 bộ ba cùng mã hoá.
 * Lưu ý: 
+ Trong 64 bộ ba có 3 bộ 3 không mã hoá cho 1 axit amin nào mà có vai trò kết thúc là: UAA, UAG và UGA ® 3 bộ ba kết thúc.
+ Tất cả các gen đều có 1 bộ 3 mở đầu là AUG đồng thời mã hoá cho a.a mở đầu. 
III. Qúa trình nhân đôi của ADN (Tự sao)
- Thời điểm: ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào và trong nhân TB.
- Nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo toàn.
- Diễn biến: 3 bước:
+ Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN.
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc nhân đôi (hình chũ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
+ Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
Enzim ADN polimeraza xúc tác hình thành 2 mạch đơn mới theo chiều 5’ ® 3’( ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit trên mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung ( A - T; 
G -X).
Trên mạch mã gốc, mạch mới được tổng hợp liên tục. 
Trên mạch bổ sung, mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
*Lưu ý: Cả 2 mạch ADN đều làm mạch gốc.
+ Bước 3: 2 phân tử ADN con được tạo thành. Trong đó có một mạch của ADN mẹ còn mạch kia mới được tổng hợp (Nguyên tắc bán bảo tồn)
- Nguyên tắc: 
 + Nguyên tắc bổ sung; A – T; G – X
 + Nguyên tắc bán bảo tồn.
- Kết quả: 1 ADN mẹ → 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ.
- Ý nghĩa: 
 + Truyền đạt TTDT qua các thế hệ TB.
 + Là cơ sở cho NST tự nhân đôi, giúp bộ NST của loài giữ được tính đặc trưng và ổn định.
	4. Củng cố:	
 	 - Cấu trúc chung của các gen mã hóa Protein.
 	 - Đặc điểm của mã di truyền? Tại sao khi ADN tự nhân đôi, hai mạch ADN mới lại được tổng hợp liên tục và gián đoạn.
	5. Dặn dò:
 	- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới.
 	- Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ARN.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1.doc