Giáo án Sinh học 12 Nâng cao - Học kì I

Giáo án Sinh học 12 Nâng cao - Học kì I

Tuần: 1

Tiết: 1 Bài:

I. Mục tiêu bài dạy.

- Học sinh trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.

- Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền là mã bộ ba và nêu được đặc điểm của mã di truyền.

- HS mô tả quá trinh nhân đôi ADN ở E.coli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở E.coli so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.

- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, so sánh , khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về `gen và mã di truyền.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

 

doc 73 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1306Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Nâng cao - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I
Tuần: 1	Ngày soạn: 15/08/2009
Tiết: 1 	 Ngày dạy: 17/08/2009
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
- Học sinh trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.
- Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền là mã bộ ba và nêu được đặc điểm của mã di truyền.
- HS mô tả quá trinh nhân đôi ADN ở E.coli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở E.coli so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực. 
- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, so sánh , khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về `gen và mã di truyền. 
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh phóng to hình 1.2 SGK, hình 1 SGV, bảng mã di truyền ở mục “Em có biết”.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ.
GV giới thiệu chương trình 12
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. Khái niệm và cấu trúc của gen.
1. Khái niệm. 
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hay ARN).
2. Cấu trúc của gen. 
a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình tự nucleotit:
- Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3’ mang mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã.
- Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin.
- Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen. 
- Ở sinh vật nhân sơ: Các gen có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.
- Ở sinh vật nhân thực: Hầu hết các gen có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy, các gen này đựoc gọi là gen phân mảnh.
1. Các loại gen:
Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà ...
II. Mã di truyền 
Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin. Mã di truyền được đọc trên cả mARN và ADN. Mã di truyền là mã bộ ba. 
Có tất cả 43 = 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba mã hoá cho 20 loại axit amin.
 * Đặc điểm của mã di truyền 
- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá một axit amin.
- Có tính đặc hiệu, tính thoái hoá, tính phổ biến. 
- Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) và một bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá aa mêtiônin ở sv nhân thực (ở sv nhân sơ là foocmin mêtionin).
III. Quá trình nhân đôi của ADN. 
1. Nguyên tắc: 
ADN có khả năng nhân đôi để tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. 
2. Quá trình nhân đôi của ADN. 
a. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (VK E. coli).
- Nhờ các enzim tháo xoắn phân tử ADN được tách làm 2 mạch tạo ra chạc chữ Y (một mạch có đầu 3’- OH, một mạch có đầu 5’- P). Enzim ADN pôlimeraza bổ sung Nu vào nhóm 3’- OH.
- Trên mạch có đầu 3’- OH (mạch khuôn), sẽ tổng hợp mạch mới một cách liên tục bằng sự liên kết các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
- Trên mạch có đầu 5’- P (mạch bổ sung), việc liên kết các nuclêôtit được thực hiện gián đoạn theo từng đoạn Okazaki (ở tế bào vi khuẩn dài 1000 – 2000Nu). Sau đó enzim ligaza sẽ nối các đoạn Okazaki lại với nhau tạo thành mạch mới.
- Hai phân tử ADN được tạo thành. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu (bán bảo toàn).
b. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
- Cơ chế giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên có một số điểm khác:
+ Nhân đôi ở sv nhân thực có nhiều đơn vị nhân đôi, ở sv nhân sơ chỉ có một.
+ Nhân đôi ở sv nhân thực có nhiều enzim tham gia.
- Em hiểu thế nào là gen?
Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và nghiên cứu SGK. trả lời câu hỏi:
- Cấu trúc của gen?
- Vị trí nhiệm vụ từng vùng ?
- Sự giống và khác nhau về gen của SV nhân sơ và nhân chuẩn ?
- Có những loại gen nào ?
- Vai trò của từng loại ?
- Tại sao mã di truyền lại có 3 nucleotit mã hoá 1 aa? (cho h/s xây dựng về mã di truyền )
- Chia nhóm yêu cầu h/s tự đưa ra đặc điểm của mã di truyền vào phiếu học tập 
- Treo sơ đồ nhân đôi của ADN ở ecoli
hoặc máy tính đưa quá trình nhân đôi ADN chiếu cho h/s quan sát 
- Đưa ra nguyên tắc nhân đôi ADN
- Chia nhóm học tập y/c h/s tìm hiểu thảo luận và lên trình bày qt nhân đôi ADN ở SV nhân sơ
- Hai mạch của ADN có chiều ngược nhau mà ezim ADN polimeraza chỉ xúc tác theo chiều 5’ – 3’ , vậy quá trình liên kết các nuclêôtit diễn ra trên 2 mạch của ADN là giống nhau hay khác nhau ?
Nguyên tắc bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong quá trình tổng hợp ADN ?
- Hãy nghiên cúu hình vẽ và nội dung trong SGK để tìm ra sự giống và khác nhau trong cơ chế tự nhân đôi của ADN ở sv nhân sơ và sv nhân thực ?
4. Củng cố.
- Gen là gì ? Cấu trúc như thế nào ? Có những loại gen nào ?
- Trình bày đặc tính của mã di truyền ?
- Tóm tắt quá trình tự nhân đôi ở sv nhân sơ ? So sánh với quá trình đó ở sv nhân thực ?
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Học bài và trả lời các bài tập cuối bài.
- Xem bảng mã di truyền. 
- Soạn trước bài 2: Phiên mã và dịch mã.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 1 	Ngày soạn: 15/08/2009
Tiết: 2 	 	Ngày dạy: 17/08/2009
Bài: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được khái niệm phiên mã, dịch mã.
- Học sinh nêu cơ chế phiên mã.
- HS mô tả quá trình dịch mã. 
2. Kỹ năng.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ. 
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. 
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 
II. Phương tiện dạy học.
Tranh vẽ hoặc máy chiếu, phiếu học tập. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
a. Gen là gì ? Trình bày cấu trúc chung của gen mã hoá prôtêin ?
b. Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ ?
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. Cơ chế phiên mã
1. Khái niệm:
Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình phiên mã (còn gọi là sự tổng hợp ARN).
Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang giãn xoắn.
2. Diễn biến của cơ chế phiên mã
Gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
- Giai đoạn khởi đầu: Quá trình bắt đầu khi ARN – polimeraza bám vào promoter (vùng khởi đầu của gen) => gen tháo xoắn và tách hai mạch đơn làm lộ mạch khuôn 3’-5’.
- Giai đoạn kéo dài: ARN – polimeraza di chuyển dọc theo mạch có nghĩa giúp các ribônu tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trong mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’-3’.
- Giai đoạn kết thúc: Quá trình phiên mã được tiến hành đến điểm kết thúc của gen trên ADN thì phân tử mARN được giải phóng và ADN đóng xoắn trở lại 
* Phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực cơ bản giống nhau.
ở phần lớn gen ở sinh vật nhân chuẩn, sau khi toàn bộ gen đựoc phiên mã thì mARN sơ khai được sửa đổi để cắt bỏ intron và nối các exon lại với nhau hình thành mARN chức năng. Sau đó mARN chức năng được chuyển từ nhân ra chất tế bào để làm khuôn tổng hợp prôtêin .
II. Cơ chế dịch mã
1. Khái niệm:
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin .
2. Diễn biến
a. Hoạt hoá axít amin:
Trong tế bào chất nhờ các en đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa đựơc hoạt hoá và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa- tARN.
b. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit:
- Giai đoạn mở đầu: tARN mang aa mở đầu tiến vào vị trí codon mở đầu sao cho anticodon trên tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu trên mARN.
- Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit:
+ tARN mang aa thứ nhất đến codon thứ nhất sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit giữa aa1 và aa mở đầu
+ Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời tARN mang aa mở đầu rời khỏi riboxom. 
+ tARN mang aa thứ hai đến codon thứ hai sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ hai trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit giữa aa2 và aa1.
+ Sự dịch chuyển của riboxom lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.
- Giai đoạn kết thúc chuỗi pôlipeptit
+ Quá trình như vậy tiếp diễn cho đến khi riboxom gặp codon kết thức trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
+ Riboxom tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng và aa mở đầu cũng rời khỏi chuỗi. Chuỗi polipeptit sau đó sẽ hình thành prôtêin hoàn chỉnh.
3. Poliriboxom
- Trên mỗi phân tử m ARN thường có một số riboxom cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. Như vậy, mỗi một phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự huỷ.
- Riboxom có tuổi thọ lâu hơn và đa năng hơn.
4. Mối liên hệ ADN - mARN - tính trạng
Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử:
AND → mARN → Prôtêin → tính trạng.
GV: Quá trình phiên mã hay sao mã là quá trình truyền thông tin từ đâu đến đâu?
HS: Liên hệ kiến thức lớp 9 để trả lời.
GV: Quá trình đó xảy ra ở đâu và vào thời điểm nào? Kết quả tạo ra sản phẩm gì?
HS: Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang giãn xoắn, kết quả là tạo ra ARN.
GV: ở lớp 9 ta đã học có 3 loại ARN là ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribôxôm. Vậy quá trình tổng hợp các ARN diễn ra như thế nào? Ta cùng xem xét trường hợp tổng hợp ARN thông tin.
HS: Nghiên cứu SGK.
GV: Hướng dẫn HS quan hình 2.1 SGK rồi cho HS trả lời các ý trong lệnh. Enzim nào tham gia vào quá trình phiên mã?
HS: Enzim ARN polimeraza. Chiều của mạch làm khuôn tổng hợp mARN là 3’-5’.
GV: (Gợi ý) Điểm khởi đầu đứng trước gen phía đầu 3’ của mạch khuôn, đoạn ARN polimeraza hoạt động tương ứng với 1 gen.
HS: Chiều tổng hợp m ARN của enzim ARN – polimeraza là 5’-3’.
GV: Quá trình tổng hợp mARN diễn ra theo nguyên tắc nào?
HS: Nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X.
GV: Hiện tượng gì xảy ra khi kết thúc quá trình phiên mã?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
GV: Lưu ý ở sinh vật nhân sơ là gen không phân mảnh nên không có giai đoạn cắt nối sau cùng như sinh vật nhân thực.
GV: Thế nào là quá trình dịch mã?
HS: Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin.
GV: Trong quá trình dịch mã có những thành phần nào tham gia?
HS: mARN trưởng thành, tARN, một số dạng enzim, ATP, các aa tự do.
GV: Hãy nghiên cứu SGK và tóm tắt diễn biến quá trình dịch mã ?
HS: Nghiên cứu SGK, hình minh hoạ và tóm tắt rồi cả lớp bổ sung:
* Hoạt hoá aa: Trong tế bào chất nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa được hoạt hoá và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa-tARN.
* Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit: Quá trình dịch mã tiến hành 3 giai đoạn.
GV: Hoàn thiện kiến thức và giải thích thêm cho học sinh:
- Các bộ ba trên mARN cũng được gọi là các codon.
- Bộ ba trên tARN là các anticodon.
- Liên kết giữa các aa là liên kết peptit được hình thành do enzim xúc tác.
- Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’-3’ theo từng nấc, mỗi nấc ứng với 1 codon.
- Các  ... i con; do đó, việc xác minh đúng bệnh di truyền thì tư vấn mới có hiệu quả)
- Làm thế nào để xác minh đúng bệnh di truyền và đặc điểm di truyền của bệnh?
GV hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ và đề ra phương pháp tư vấn.
- Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định vậy thì quy ước gen như thế nào?
- Viết sơ đồ lai để phân tích hoạt động của gen gây bệnh.
- Đối với mỗi sơ đồ lai hãy xác định xác suất xuất hiện bệnh máu khó đông ở đời con.
- Từ đó hãy đề ra phương pháp tư vấn cho trường hợp này.
HS cùng nghiên cứu thảo luận và trình bày.
GV nêu vấn đề: Liệu pháp gen là gì? Có mấy cách thực hiện liệu pháp gen?
Trả lời câu hỏi trên sẽ đi đến khái niệm liệu pháp gen.
- Như vậy thực chất của kĩ thuật thực hiện liệu pháp gen là gì? (Kĩ thuật chuyển gen)
- Việc cấy ghép gen ở người có những thuận lợi, khó khăn gì? 
HS dựa vào nội dung trong sgk trả lời.
GV trình bày một số ứng dụng
GV đặt vấn đề:
- Chỉ số ADN là gì?
- Lấy ví dụ để làm rõ khái niệm.
- Đặc điểm của chỉ số ADN?
- Chỉ số ADN được dùng để làm gì?
HS dựa vào nội dung SGK làm rõ vấn đề GV đã nêu.
4. Củng cố.
- Tóm tắt nội dung chính của bài
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
	1/ Ở người, mẹ bình thường, bố và ông ngoại mắc bệnh máu khó đông. Kết luận nào dưới đây đúng
	a. 50 % con gái có khả năng mắc bệnh. 	b. con gái của họ không mắc bệnh. 
	c. 100 % con trai mắc bệnh. 	d. 100 % con trai hoàn toàn bình thường. 
	2/ Ở người, bệnh máu khó đông (Xh), máu đông bình thường (XH). Sinh được đứa con gái bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là
	a. XhY, XHXH.	b. XHY, XhXh.
	c. XhY, XHXh.	d. XHY, XHXh.
	3/ Ở người, bệnh máu khó đông (Xm), máu đông bình thường (XM). Bố mẹ đều có kiểu hình nhìn màu bình thường, sinh được con gái nhìn màu bình thường và con trai mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất để xuất hiện đứa trẻ bị mù màu ở thế hệ tiếp theo là
	a. 3,125%. 	b. 6,25%.	c. 12,5%. 	d. 25%. 
	4/ Phương pháp xác minh bệnh di truyền chính xác nhất là:
	a. Nghiên cứu phả hệ	b. Nghiên cứu tế bào.
	c. Xét nghiệm máu	c. Chụp X-quang
	5/ Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Đặc điểm của kiểu gen Aa XBXb
a. chỉ biểu hiện bệnh mù màu. 
b. tạo các loại giao tử có tỉ lệ không ngang nhau nếu xảy ra hoán vị gen. 
c. trong giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. 
d. chỉ biểu hiện bệnh bạch tạng. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 30.
- Ôn tập kiến thức về cấu tạo virút HIV, các con đường lây nhiễm HIV đã học ở lớp 10.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	15	Ngày soạn: 16/11/2009
Tiết: 30 	Ngày dạy: 17/11/2009
Bài: BẢO VỆ VỐN GEN DI TRUYỀN CỦA LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu bài dạy.
Qua bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được cơ sở di truyền học của bệnh ung thư, bệnh AIDS
- Nêu được cơ sở khoa học của sự di truyền trí năng của loài người
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ vốn gen di truyền của loài người.
- Nâng cao nhận thức về tài sản di truyền của loài người, từ đó tích cực đấu tranh vì hòa bình, chống thảm họa chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường sống.
II. Phương tiện dạy học.
- Một số tranh ảnh về: Virus HIV, nạn nhân chất độc màu da cam
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. GÁNH NẶNG DI TRUYỀN:
- Gánh nặng di truyền là sự tồn tại các đột biến gen gây chết hoặc nửa gây chết trong vốn gen của quần thể người. Nếu gen này ở trạng thái đồng hợp tử sẽ làm chết các cá thể hay làm giảm sức sống của họ.
II. DI TRUYỀN Y HỌC VỚI BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH AIDS:
	1. Di truyền Y học với bệnh ung thư:
- Bệnh ung thư là hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn. Nguyên nhân bệnh xét ở mặt phân tử là do các biến đổi cấu trúc ADN.
- Phòng ngừa ung thư bằng cách: Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư, duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể, không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp tử lặn về gen gây đột biến, gây bệnh ung thư ở thế hệ sau.
2. Di truyền Y học với bệnh AIDS:
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây ra.
- Ngày nay, bằng kĩ thuật hiện đại, người ta làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng liệu pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh AIDS.
III. SỰ DI TRUYỀN TRÍ NĂNG:
- Trí năng là khả năng trí tuệ của con người. Trí năng được xác định là có di truyền.
- Biểu hiện của trí năng phụ thuộc vào gen điều hòa nhiều hơn gen cấu trúc.
- Sự di truyền trí năng được đánh giá qua chỉ số IQ.
- Chỉ số IQ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường.
- Để bảo vệ tiềm năng di truyền và khả năng biểu hiện trí năng của con người cần tránh những tác nhân gây đột biến gen của loài người.
IV. BẢO VỆ DI TRUYỀN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.
- Di truyền học phóng xạ đã xác định tất cả các bức xạ ion hóa đều có khả năng gây đột biến --> Tránh gây nhiễm xạ môi trường sống từ vũ khí hạt nhân hay các vụ thử vũ khí hạt nhân.
- Di truyền học độc tố, Di truyền học Dược lí nghiên cứu tính nhạy cảm, sự phản ứng khác nhau của con người đối với từng loại hóa dược.
- Thế giới và VN đã và đang tích cực trong công tác bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên nhằm phát triển bền vững Trái Đất.
Gánh nặng di truyền là gì?
- GV phân tích thêm
- Ung thư là gì?
- Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư là gì? (Các biến đổi trong cấu trúc ADN)
GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh ung thư?
GV hướng dẫn HS trả lời lệnh SGK: 
- Khái niệm ô nhiễm môi trường là những thay đổi không mong muốn các tính chất lý, hóa, sinh của KK, Đ, N, gây tác động nguy hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các tác nhân gây đột biến.
- Liệt kê một số tác nhân và ảnh hưởng của nó đối với đời sống (chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, chất độc hóa học, thuốc diệt cỏ, chất phóng xạ, bom hạt nhân,...)
- Liên hệ tới hậu quả của việc nhiễm chất độc Da cam ở VN
- Bệnh AIDS là gì?
- Nguyên nhân gây ra bệnh?
- Các con đường lây bệnh?
GV trình bày: Hiện nay chúng ta đã biết VLDT của HIV là ARN với số lượng đơn phân rất ít. Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về cấu tạo và sinh học vi rút HIV giúp cho việc ngăn chặn và điều trị bệnhAIDS như thế nào? (Đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh AIDS)
- Trí năng có di truyền không? (Có)
- Vai trò của các gen trong sự di truyền trí năng này như thế nào? (Gen điều hòa đóng vai trò quan trọng hơn gen cấu trúc)
- Sự di truyền trí năng được đánh giá bằng chỉ số nào?
- Người ta phân nhóm chỉ số IQ trong quần thể người như thế nào để đánh giá sự di truyền trí năng của người?
- Nguyên nhân về mặt di truyền của các nhóm có chỉ số IQ thấp dưới 70 là gì?
- Liên hệ tác động của môi trường lên chỉ số IQ
- Có những nhân tố nào liên quan đến việc bảo vệ tiềm năng di truyền và khả năng biểu hiện trí tuệ của loài người?
- Ngày nay đã có những lĩnh vực khoa học nào chuyên nghiên cứu các tác nhân gây đột biến VCDT và hậu quả của nó đối với loài người?
- GV nhắc lại tác động của Dioxin mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh và hậu quả của nó đối với môi trường và sức khỏe.
4. Củng cố.
- Tóm tắt nội dung chính của bài
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
	1/ Vì sao pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời?
	a. Vì nếu họ kết hôn thì khả năng xuất hiện đồng hợp tử về các gen thấp, do đó, các gen lặn có hại được biểu hiện gây nên các bệnh, tật di truyền, làm suy thoái nòi giống
	b. Vì nếu họ kết hôn thì khả năng xuất hiện đồng hợp tử về các gen cao, do đó, các gen lặn có hại được biểu hiện gây nên các bệnh, tật di truyền, làm suy thoái nòi giống 
	c. Vì nếu họ kết hôn thì khả năng sinh con kém đi, gây suy thoái nòi giống.
	d. Vì nếu họ kết hôn thì con các dễ mắc các loại bệnh hơn.
	2/ Theo Di truyền Y học hiện đại thì bệnh ung thư là do:
	a. Các biến đổi trong cấu trúc ADN	b. Biến đổi trong phân tử prôtêin
	c. Biến đổi trong cấu trúc NST	d. Biến đổi cấu trúc ARN
	3/ Nhằm bảo vệ vốn gen di truyền của loài người. Di truyền học đã phát triển những lĩnh vực nghiên cứu:
	a. Di truyền học chẩn đoán, Khoa học hóa học
	b. Di truyền học phóng xạ, Di truyền độc tố, Di truyền học dược lí.
	b. Di truyền học phóng xạ, Di truyền hóa học
	c. Di truyền học dược lí, di truyền học hóa học, di truyền.
	4/ Sự tồn tại các đột biến gen gây chết hoặc nửa gây chết trong quần thể người gọi là:
	a. Bệnh di truyền	b. Tật di truyền
	c. Gánh nặng di truyền	d. Bệnh ung thư.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
- Ôn tập
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 16	Ngày soạn: 
Tiết: 31 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	16	Ngày soạn: 
Tiết: 32 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	17	Ngày soạn: 
Tiết: 33 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	17	Ngày soạn: 
Tiết: 34 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	18	Ngày soạn: 
Tiết: 35 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	18	Ngày soạn: 
Tiết: 36 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	19	Ngày soạn: 
Tiết: 37 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần: 	19	Ngày soạn: 
Tiết: 38 	Ngày dạy: 
Bài:
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12NC HỌC KÌ I.doc