Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ về quần thể.

- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, khái quát, tổng hợp

3. Thái độ

Có ý thức bảo vệ sinh vật trong tự nhiên

II. Chuẩn bị

Tranh về 1 số quần thể

III. Phương pháp:

Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/02/09 
Tiết 39 
QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA 
CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ về quần thể.
- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, khái quát, tổng hợp
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ sinh vật trong tự nhiên
II. Chuẩn bị
Tranh về 1 số quần thể
III. Phương pháp:
Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
III. Tiến trình 
1. Ổn định 
2. Bài cũ: 5’
Giới hạn sinh thái là gì? Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
15’
17’
Hoạt động 1: (cá nhân)
GV: Cho HS quan sát H51.1,2 cho biết
- Quần thể là gì?
- Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật?
GV: KL, bổ sung;
Qthể là một tổ chức svật ở mức cao hơn cá thể được đặc trưng bởi những t/chất mà cá thể không có; (mật độ, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ các nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các ntst của MT.
? Hãy phân tích sự xuất hiện quần thể rừng thông
GV: bổ sung; khi cá thể hoặc QT không thể thích nghi được với sự thay đổi của MT, chúng sẽ đi tìm chỗ thích hợp hơn hoặc bị tiêu diệt và nhường chỗ cho QT khác thích nghi hơn, trên cơ sở đó hình thành QT mới
Hoạt động 2: (theo nhóm)
4 nhóm/ lớp (t = 7 phút)
Nhóm 1: Phiếu số 1
Quan sát H51.3,4 cho biết;
- Thế nào là quan hệ hỗ trợ? Lấy ví dụ minh hoạ.
Nhóm 2: Phiếu số 2
- Tại sao nói quan hệ hỗ trợ trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển.
Nhóm 3: Phiếu số 3
- Khi nào thì trong quần thể xảy ra quan hệ cạnh tranh? Lấy ví dụ minh hoạ.
(mật độ cá thể tăng quá cao, nguồn sống ko đủ,..)
- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? 
- Nguyên nhân và hiệu quả của hình thức cạnh tranh đó.
Nhóm 4: Phiếu số 4
- Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật?
- Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn? Nêu ví dụ. 
Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh. Nhờ cạnh tranh mà SL và sự phân bố của các cá thể trong QT duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá tình CLTN.
HS quan sát H51.1,2 trả lời và cho VD:
- Tập hợp cá thể; rắn, cs mèo, lợn rừng,.. sống trong 1 rừng mưa nhiệt đới.
- Tập hợp cá chép, mè, rô phi,.. trong 1 ao.
- Tập hợp cá trắm cỏ trong ao hoặc trâu rừng
HS: trả lời
- Giai đoạn đầu 1 số cá thể phát tán tới MT sống mới
- Những cá thể tồn tại được thích nghi với đknc " ổn định. (Sinh cảnh)
- Thảo luận, hoàn thiện bảng 51.
- Đại diện nhóm 1 trả lời
HS nhóm khác bổ sung
 (Đàn chim sẻ kiếm ăn trên đống rơm trước nhà, đàn dơi bắt muỗi lúc chiều tà, đàn cò bợ chiều chiều về trú ngụ ở luỹ tre bờ ao,.. Nhờ cách sống đàn chúng khai thác được TA có hiệu quả, báo hiệu cho nhau để tránh kẻ thù.
- Đại diện nhóm 2 trả lời
HS khác bổ sung
Đại diện nhóm 3 trả lời
HS khác bổ sung
Đại diện nhóm 4 trả lời
HS khác bổ sung
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể sinh vật
1. Khái niệm
Là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Những cá thể trong 1 quần thể có khả năng giao phối với nhau (trừ những loài sinh sản vô tính hay trinh sản) tạo thành những thế hệ mới.
* Ví dụ:
- Tập hợp cá thể; rắn, cs mèo, lợn rừng,.. sống trong 1 rừng mưa nhiệt đới.
- Tập hợp cá chép, mè, rô phi,.. trong 1 ao.
- Tập hợp cá trắm cỏ trong ao hoặc trâu rừng
- Tập hợp rừng thông hoặc chim cánh cụt,..
2. Quá trình hình thành quần thể
- Giai đoạn đầu 1 số cá thể phát tán tới MT sống mới
- Những cá thể tồn tại được thích nghi với đknc " ổn định. (Sinh cảnh)
* Những cthể trong QT có khả năng giao phối với nhau (trừ s2 vô tính hay trinh sản)
* QT là 1 tổ chức sinh vật ở mức cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể ko có
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ
Là mối quan hệ giữa các cá thể trong cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như; lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho qt thích nghi tốt hơn về đk MT và khai thác được nguồn sống.
*Ví dụ: Đàn ong, kiến 
 Chó rừng hỗ trợ nhau săn mồi và tự vệ tốt hơn.
- Cá cây thông nhựa liền rễ nhau; để ST nhanh và chịu hạn tốt hơn
- Cá thể bồ nông hỗ trợ nhau bắt mồi và tự vệ 
Đàn chim sẻ kiếm ăn trên đống rơm trước nhà, đàn dơi bắt muỗi lúc chiều tà, đàn cò bợ chiều chiều về trú ngụ ở luỹ tre bờ ao,.. Nhờ cách sống đàn chúng khai thác được TA có hiệu quả, báo hiệu cho nhau để tránh kẻ thù
*Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của MT, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chịu được với ĐK bất lợi của tự nhiên vừ tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,.. nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
2. Quan hệ cạnh tranh
* Hình thức cạnh tranh phổ biến:
- Cạnh tranh giành nguồn sống; như ở, AS, chất dinh dưỡng,..(cá mập thiếu TA" ăn cá bé. Cá con nở ra trước ăn phôi hay trứng còn chưa nở,..)
- Cạnh tranh giữa con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược lại) trong đàn
Nguyên nhân: nơi sống của các cá thể trong QT chật và thiếu TA,.. Kết quả dẫn tới những cá thể khoẻ mạnh có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, còn cá thể yếu bị đào thải "mật độ cá thể trong qthể duy trì ở mức phù hợp.
*Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: do các cây mọc gần nhau nên thiếu AS, chất dinh dưỡng,.. khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau AS chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng,..
Ví dụ: Tự tỉa loại bỏ những cành yếu hơn.
 Hiện tượng tỉa cành tự nhiên
* Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: do sự cạnh tranh về nơi ở, TA, con đực tranh giành nhau con cái hoăc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với 1 số lượng cá thể vừa phải trong đàn.
*Hiệu quả của việc phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn TA, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm 
4. Củng cố: 5’
1. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong QT là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
(- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác đwocj tối ưu nguồn sống của môi trường, các con được chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,.. Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn đến sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đấy quá trình CLTN)
2. Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ich gì?
(sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh san thuận lợi.
Trong bầy đàn có sự phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên "con đầu đàn" luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tổ chức và vì vậy thêm phần sực mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn)
5. Dặn dò: 1’ Đọc phần tóm tắt cuối bài và phần em có biết
Làm bài tập 1"3.
 Chuẩn bị bài 37

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 39.doc