Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Chương IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG

DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. Mục tiêu

- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1.Kiến thức

- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần

- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai

- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp

- Kỹ năng làm việc độc lập với sgk

- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng để tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2195Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/10/08
Tiết 19
Chương IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. Mục tiêu
- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1.Kiến thức
- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai
- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp
- Kỹ năng làm việc độc lập với sgk
- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng để tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp
3. Thái dộ
- Hình thành niềm tin vào khoa học , vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai
II. Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
III. Phương tiện
Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở việt nam
IV. Tiến trình 
1. Ổn định
2. Bài cũ 5’
- Quần thể là gì ? thế nào là vốn gen , thành phần kiểu gen
- Các gen di truyền lien kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng hacđi vanbec hay không, nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau
3. Bài mới
Để tạo được giống mới trước tiên chúng ta phải có nguồn nguyên liệu chọn lọc. đó là gì ? ( biến dị tổ hợp )
Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu 1 số kỹ thuật tạo giống mới dựa trên cách thức tạo nguồn biến dị di truyền khác nhau
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1 
Gv dẫn dắt : từ xa xưa loài người đã biết cải tạo thiên nhiên, săn bắt các ĐV hoang dại về nuôi, sưu tầm các cây hoang dại về trồng
?Vậy các vật liệu tự nhiên thu thập về ban đầu có thể trở thành giống vật nuôi cây trồng dc ngay chưa 
? Tại sao lai tạo lại là phương pháp cơ bản tạo sự đa dạng các vật liệu di truỳên cho chọn giống
Nêu vấn đề: ? tại sao BDTH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo giống mới→ gv cho hs quan sát hình 18.1
-? từng thế hệ có những tổ hợp gen nào
 ? Mối quan hệ di truyền giữa các tổ hợp gen
? Để tạo ra các tổ hợp gen mong muốn người ta dùng pp nào
?* Vậy cơ chế phát sinh các biến dị tổ hợp trong quá trình tạo dòng thuần là gì
Gv: từ nguuồn biến dị di truyền bằng pp lai tạo chon ra các tổ hợp gen mong muốn→ đưa chúng về trạng thái đồng hợp tử nhằm tạo ra dòng thuần
*? ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp
* Gv chiếu sơ đồ hình 18.2 minh hoạ tạo giống mới dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
* Hoạt động 2 
Chiếu sơ đồ lai minh hoạ về lai kính tế giữa lợn móng cái và lợn landrat tạo con F1 và phân tích
? ưu thế lai là gì
 ? Giải thích cơ sở của ưu thế lai, hãy nhắc lại các giả thuyết đã học ở lớp 9
trong các giả thuyết trên thì giả thuyết siêu trội được nhiều người nhắc đến
Gv chiếu sơ đồ hình 18.3 yêu cầu hs phân tích
Lấy thêm ví dụ:
ở lợn sự có mạt của gen trội A,B,C,D đều cho tăng trọng 30 kg, gen lặn tương ứng cho 10 kg
P (t/c) AAbbCCDD aaBBccdd
F1 như thế nào? tính KL của P, F1
→ Sự có mặt của nhiều gen trội trong KG sẽ đem lại kết quả như thế nào ?
? Phân tích vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai thông qua phép lai thuận nghịch
?Dựa vào cơ sở di truyền học muốn tạo ưu thế lai chúng ta phải có nguyên liệu gì
? Trong các phép lai đã học ở lớp 9 thì pp nào cho ưu thế lai cao nhất
?Làm thế nào để tạo ra dòng thuần
? Ưu và nhược điểm của pp tạo giống bằng ưu thế lai
Nếu lai giông thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào ? 
Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở việt nam
HS trả lời
HS trả lời
Hs quan sát hình 18.1
Nghiên cứu SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi
HS nêu ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp
QS sơ đồ lai minh hoạ về lai kính tế giữa lợn móng cái và lợn landrat tạo con F1 và phân tích
- ưu thế lai
- Giải thích cơ sở của ưu thế lai, nhắc lại các giả thuyết đã học ở lớp 9
QS sơ đồ hình 18.3, phân tích
HS thảo luận trả lời
- tự thụ phấn, giao phối cận huyết 
- lai luân chuyển ở ĐV và sinh sản sinh dưỡng ở TV
HS kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở việt nam
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
1. Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên câc tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính
- Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
- Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn ( dòng thuần )
2. Ví dụ minh hoạ 
 SGK 
II.Tạo giống lai có ưu thế lai cao
Khái niệm
Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu ,khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ
 2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
- Giả thuyết siêu trội:
 kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC, AABBcc
Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut→ hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ
- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất
Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian
 biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
4. Một vài thành tựu
- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở việt nam như : IR5. IR8
4. Củng cố 8’
1. Ưu thế lai là hiện tượng con lai
a. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
b. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.
c. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
d. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
2. Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen
A. AaBb.	B. AABB.	C. AAAA.	 D. aaaa.
3. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích
a. phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
b. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
c. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
d. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.
4. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
A. tạo giống mới.	B. tạo ưu thế lai.	C. cải tiến giống.	D. tạo dòng thuần.
5. Ưu thế lai cao nhất ở
A. F1.	B. F2.	C. F3.	D. F4.
6. Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì
A. dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau.
B. có đặc điểm di truyền không ổn định.
C. tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 bị giảm dần qua các thế hệ.
D. đời sau dễ phân tính.
7. Loại biến dị xuất hiện khi dùng ưu thế lai trong lai giống là
A đột biến gen.	B. biến dị tổ hợp.	C. thường biến.	D. đột biến nhiễm sắc thể.
Đáp án 1A 2A 3C 4D 5A 6C 7B
5. Dặn dò : 2’
- Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Tìm hiểu và báo cáo về công nghệ tế bào động vật.
- Xem lại bài 31,33 SH 9

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 19.doc