Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 14: Bài tập chương I và chương II

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 14: Bài tập chương I và chương II

BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II

I. Mục tiêu

 Sau khi học xong bài này học sinh cần

- Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị

- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào

- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về quy luật di truyền.

II. Chuẩn bị: Một số công thức để giải BT

III. Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải

IV. Tiến trình tổ chức bài học

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình làm BT

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1684Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 14: Bài tập chương I và chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/08
Tiết 14 
BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
I. Mục tiêu
 Sau khi học xong bài này học sinh cần
- Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị
- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào
- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về quy luật di truyền.
II. Chuẩn bị: Một số công thức để giải BT
III. Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình làm BT
3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
38’
Hoạt động 1
 GV: khái quát nội dung kiến thức:
 - giáo viên cho học sinh xây dựng các công thức
mối tương quan giữa tự sao , sao mã ,dịch mã có thể biểu diễn qua sơ đồ nào
Hoạt động 2
- GV: cho hs trình bày các cách giải bài tập khác nhau, sau đó tự hs phân tích cách nào là dễ nhận biết và nhanh cho kết quả nhất 
- GV: lưu ý hs các vấn đề sau:
 + Đọc kĩ thông tin và yêu cầu của đề bài
* Đối với bài tập các phép lai đã cho biết tỉ lệ phân li KH -> tìm KG và sơ đồ lai thì ta phải tiến hành các bước sau:
+ Xác định tính trạng đã cho là do 1 hay nhiều gen quy định ?
+ Vị trí của gen có quan trọng hay không? ( gen quy định tính trạng nằm trong nhân hay trong tế bào chất? nếu trong nhân thì trên NST thường hay NST giới tính ?) 
+ Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng thì gen đó là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính? 
+ Nếu đề bài ra liên quan đến 2 hoặc nhiều gen thì xem các gen phân li độc lập hay liên kết với nhau ? nếu liên kết thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu? 
+ Nếu 2 gen cùng quy định 1 tính trạng thì dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó? Kiểu tương tác gen đó là gì? 
* Đôi khi đề bài chưa rõ, ta có thể đưa ra nhiều giả thiết rồi lọai bỏ từng giả thiết và kiểm tra lại giả thiết đúng 
* HS xây dựng công thức tính toán số nu của từng loại trong ADN
- công thức tính sô nu môi trường nội bào cung cấp khi gen stự sao n đợt
- công thức tính số ri nu môi trường cung cấp khi gen sao mã k đợt
- mối quan hệ giữa các đại lượng giữa ADN , ARN và Prôtêin
* Lần lượt 4 HS lên bảng giải BT bài 
HS khác nhận xét bổ sung, GV kết luận
1. Cấu trúc của gen, phiên mãdịch mã: 
 - Mỗi gen có 1 mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn
 - Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục 
 - Mã di truyền là mã bộ 3, tức là cứ 3 nuclêôtit trong AND mã hóa 1 axit amin trong phân tử prôtêin 
 - Bộ ba AUG là mã mở đầu, còn các bộ ba: UAA, UAG,UGA là mã kết thúc 
- công thức : N=M/300→ M=300 × N
N= L/3,4 × 2 → L=N/2× 3,4
L=M /2×300 × 3,4 → M= L/3,4 ×2×3,4
+ về số lượng và tỉ lệ phần trăm
A+G =T+X =N/2
A+G= T+X =50%
* Cơ chế tự sao :
số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt
A’=T’= (2n -1)A =(2n-1)T
G’=X’= (2n-1) G= (2n-1) X
- Tổng số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt
N’= (2n-1)N
* Cơ chế sao mã :
số ri nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen sao mã k đợt
A=kAm, U=kUm, G=kXm, X=kXm
* tương quan giữa ADN và ARN, prôtein
ADN mARN protein tính trạng
2. Đột biến gen: 
 - Thay thế nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác, dẫn đến bíên đổi codon này thành codon khác, nhưng:
 + Vẫn xác định axit amin cũ -> đột biến đồng nghĩa 
 + Xác định axit amin khác -> đồng biến khác nghĩa
 + Tạo ra codon kết thúc -> đột biến vô nghĩa
 - Thêm hay bớt 1 nulclêôtit -> đột biến dịch khung đọc 
3. Đột biến NST: 
 - Sự biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở 1 hoặc vài cặp NST tương đồng -> lệch bội, hay tất cả các cặp NST tương đồng -> đa bội 
 - Cơ chế: do sự không phân li của các cặp NST trong phân bào 
 - Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản bình thường; các thể tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có khả năng sống do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân 
* HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP TRONG SGK: 
Bài tập chương I
1. a) 
3’  TAT GGG XAT GTA ATG GGX 5’ (mạch khuôn có nghĩa của gen ) 
5’  ATA XXX GTA XAT TAX XXG 3’ (mạch bổ sung ) 
5’  AUA XXX GUA XAU UAX XXG3’ (mARN ) 
b) Có 18/3 = 6 codon trên mARN 
c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX 
2. Từ bảng mã di truyền: 
a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin 
b) Có 2 cođon mã hóa lizin: 
 - Các cođon trên mARN : AAA, AAG 
 - Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX 
c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit.
 3. Đoạn chuỗi polipeptit : Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg 
 	mARN 	 	5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
 ADN mạch khuôn 	3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
 mạch bổ sung 	5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’ 
4. Một đoạn pôlipeptit gồm các axit amin sau: Val-Trp-Lys-Pro	
a) Bốn côdon
b) trình tự nuclêôtit trên mARN là: GUU UUG AAG XXA
5. a) mARN	5’XAU AAG AAU XUU GX3’
 Mạch mã gốc	3’GTA TTX TTA GAA XG5’
 b) His-Lys-Asn-Leu
 c) 5’ XAG* AAG AAU XUU GX3’
Gln-Lys-Asn-Leu
 d) 5’XAU G*AA GAA UXU UGX3’
	His-Glu-Glu-Ser-Cys
 e) Tên cơ sở những thông tin ở c và d, loại đột biến thêm 1 nu trong AND có ảnh hưởng lớn hơn lên prôtêin do dịch mã, vì ở c là ĐB thay thế U bằng G* ở côdon thứ nhất XAU -> XA G*, nên chỉ ảnh hưởng tới 1 a.amin mà nó mã hóa (His -> Glu), còn ở d là ĐB thêm 1 nu vào đầu côdon thứ 2, nên từ vị trí này khung đọc bị dịch đi 1 nu làm thay đổi tất cả các côdon từ vị trí thêm và tất cả các a.amin từ đó cũng thay đổi
6. Theo đề ra, 2n=10 -> n=5. Số lượng thể 3 tối đa là 5 không tính đến trường hợp thể 3 kép
7. Cây thể 3 ở cặp NST số 2 là 2n+1, cây lưỡng bội bình thường là 2n.
P:	2n+1 x 2n
GP:	n, n+1	 n
F1: 2n, 2n+1
Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%,tức 50%số cây con là thể 3(2n+1) và 50% số cây con là lưỡng bội bình thường (2n)
8. Theo đề ra, 2n=24 -> n=12. vì vậy ta có:
a) Số lượng NST được dự đoán ở:
- Thể đơn bội n=1x12=12
- Thể tam bội 3n=3x12=36
-Thể tứ bội 4n=4x12=48
b) Trong các dạng đa bội trên tam bội đa bội lẻ, tứ bôi là đa bội chẵn
c) Cơ chế hình thành:
- Thể tam bội hình thành do sự kết hợp các gtử 2n với gtử n bình thường trong thụ tinh (2n+n -> 3n)
- Thể tứ bội có thể hình thành nhờ:
+ Nguyên phân: trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n các NST đã nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n 
+ Giảm phân và thụ tinh: trong quá trình phát sinh giao tử sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành gtử 2n.
Thụ tinh: 2n x 2n -> 4n.
9. a) (+) P: Aaaa x Aaaa
	GP: ( Aa, Aa); (Aa, Aa)
	F1:
Aa
aa
Aa
AAaa(cao)
Aaaa(cao)
aa
Aaaa(cao)
aaaa(thấp)
Tỉ lệ phân li KG: 1 Aaaa: 2Aaaa: 1 aaaa
Tỉ lệ phân li KH: 3 cao: 1 thấp
(+) P: AAaa x AAaa
	GP: ( AA, Aa, aa); ( AA, Aa, aa)	 
	F1:
AA
Aa
aa
AA
AAAA (cao)
AAAa (cao)
Aaaa (cao)
Aa
AAAa (cao)
Aaaa (cao)
Aaaa (cao)
aa
Aaaa (cao)
Aaaa (cao)
aaaa (thấp)
Tỉ lệ phân li KG: 1 AAAA: 8AAAa: 18Aaaa: 8Aaaa: 1 aaaa
Tỉ lệ phân li KH: 35 cao: 1 thấp
b) Một số đặc điểm khác nhau giữa chuối rừng và chuối nhà
Đặc điểm
Chuối rừng
Chuối nhà
Lượng ADN
Tổng hợp chất hữu cơ
Tế bào
Cơ quan sinh dưỡng
Phát triển
Khả năng sinh giao tử
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường -> có hạt
Cao
Mạnh
To
To
Khỏe
Không có khả năng sinh gtử bình thường nên không có hạt
c) Cho rằng chuối nhà bắt nguồn từ chuối rừng: Trong những trường hợp đặc biệt, khi chuối rừng phát sinh gtử, các cặp NST tương đồng không phân li tạo nên các gtử 2n.Trong thụ tinh, gtử 2n kết hợp với gtử bình thường n tạo nên hợp tử 3n. Những cây chuối tambội này có quả to, ngọt và không hạt đã được con người giữ lại trồng và nhân lên bằng SSSD để tạo chuối nhà như ngày nay.
 Bài tập chương II 
1. Đây là bệnh do gen lặn qui địnhn nên cả người vợ lẫn người chồng đều có xác suất mang gen bệnh (dị hợp tử). Xác suất để cả 2 vợ chồng đều là dị hợp và sinh con bị bệnh là: 
 2/3 x 2/3 x 1/4=1/9
2. Cần sử dụng qui luật nhân xác suất để giải thì sẽ nhanh
a) Tỉ lệ KH trội về gen A là1/2, về gen B là 3/4, về C là 1/2, về D là 3/4 và về gen E là 1/2. Do vậy tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng sẽ bằng 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2
b) Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ sẽ bằng 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2
c) Tỉ lệ đời con có KG giống bố sẽ bằng 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2
3. a) Xác suất để mẹ truyền NST X mang gen bệnh cho con là 1/2 . Xác suất sinh con trai là 1/2 nên xác suất để sinh con trai mang NST X có gen gây bệnh là 1/2 x 1/2 =1/4
 b) Vì bố không bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận NST X không mang gen bệnh. Do vậy xác suất để con gái bị bệnh sẽ bằng 0.
4. Gợi ý trả lời: Gen qui định chiều dài cánh nằm trên NST X còn gen qui định màu mắt nằm trên NST thường.
5. Dùng phép lai thuận và lai nghịch. Nếu kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau thì gen nằm trên NST thường. Nếu kết quả phép lai luôn cho KH giống mẹ thì gen nằm trong ti thể. Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ phân li KH ở 2 giới khác nhau thì gen trên NST X.
6. Đáp án C 7. Đáp án D 
Dặn dò: 2’ chuẩn bị tiết thực hành
- Chọn cây cà chua bố mẹ: chọn các giống cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể phân biệt dể dàng bằng mắt thường
- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày
- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt số hoa trong chùm và ngắt bỏ những quả non để tập trung lấy phấn được tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 14.doc